X

Xem bóng đá miễn phí? Bao giờ cho đến ngày xưa?

Với những fan bóng đá thuộc lứa 9x, trở ngược về thế hệ 8x và thậm chí còn già hơn nữa, thì năm 2007 là một dấu mốc đáng nhớ, thay đổi hoàn toàn thói quen xem bongda của rất nhiều người, đặc biệt là các fan của Ngoại hạng Anh. Bởi lẽ đó là mùa giải đầu tiên mà giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh này không còn được xem “miễn phi” tại Việt Nam. Người đọc có thể xem trực tiếp bóng đá hôm nay tại https://socolive.org/

Từ VTC cho tới K+, hơn một thập kỷ thương trường của bản quyền bóng đá.

Trước đó, người hâm mộ Việt Nam của Manchester United, Arsenal hay Chelsea muốn xem đội nhà thi đấu thì cứ yên tâm đợi đến cuối tuần, bật VTV3 lên và xem trực tiếp bóng đá hôm nay, thế là xong. Sóng truyền hình quốc gia dĩ nhiên là miễn phí, và chuyện xem Ngoại hạng Anh với dân ta cứ êm đềm trôi qua như thế.

Tuy nhiên, vào năm 2007, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC chi ra gần 4 triệu USD để mua bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh từ công ty ESPN Star Sports, trong ba mùa giải từ 2007 đến 2010. Điều này đồng nghĩa với việc, người hâm mộ nước ta nếu muốn xem bóng đá Anh sẽ phải bỏ tiền mua đầu kỹ thuật số chuyên dụng do VTC cung cấp và trả cước thuê bao hàng tháng.

Mùa giải 2007-2008 cũng là năm là Fernando Torres tỏa sáng rực rỡ cùng The Kop

Thời điểm bấy giờ, có nhiều tranh cãi dấy lên về việc nên không nên độc quyền phát sóng Premier League, và liệu có nên bỏ vài chục ngàn mỗi tháng ra chỉ để xem vài trận bóng đá cuối tuần hay không? Tuy vậy, phản ứng của khán giả Việt Nam lúc ấy nhìn chung là tương đối sẵn sàng, khi vào những năm 2000 thì truyền hình VTC đang chiếm ưu thế so với các kênh VTV truyền thống, nhờ vào nội dung đa dạng, hấp dẫn và chất lượng hình ảnh sắc nét. Chưa kể mức đầu tư vào hệ thống máy móc chuyên dụng của nhà đài này vẫn tương đối phải chăng.

Tuy nhiên sang đến năm 2010, khi hợp đồng của VTC với ESPN Star Sports kết thúc, chuyện độc quyền Ngoại hạng Anh lại một lần nữa nóng lên khi mà vượt qua những ông lớn như VTC hay VTV, công ty VSTV – còn được biết tới với thương hiệu K+, đã giành được quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam trong 3 mùa liên tiếp, với cái giá phải trả cho chủ thầu nước ngoài lên đến gần 10 triệu USD.

Giờ đây tại Việt Nam, nhắc tới Ngoại hạng Anh là nhắc tới K+

Người hâm mộ bongda Việt lần này đứng trước sự phân vân lớn, khi mà khác với VTC vốn đã có nền tảng tương đối vững và lượng khách hàng không nhỏ trong thời điểm mà họ giành được quyền phát sóng, thì K+ lại là một cái tên còn quá mới mẻ và chưa được kiểm chứng nhiều. Động thái giành bản quyền Ngoại hạng Anh không gì khác là một phương thức lôi kéo khách hàng trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu của họ. Ngoài ra, nhiều người chỉ vài năm trước đầu tư bộ tín hiệu VTC để xem Ngoại hạng, nay đứng trước việc “đập đi làm lại” hoàn toàn. Câu chuyện này đã gây nên sự chia rẽ rất lớn trong lòng các fan Premier League lúc bấy giờ.

Nhưng kịch hay vẫn chưa dừng lại. Lợi dụng sự thiếu liên kết của các nhà đài Việt Nam, mà các công ty nước ngoài như ESPN Star Sports, hay sau này là MP&Silva rồi Trans World International… đã đấu thầu trực tiếp với The Premier League. Họ mua lại và đàm phán bán gói riêng lẻ cho các đài truyền hình Việt theo cách chẳng khác nào ép giá. Từ 4 triệu USD năm 2007 lên đến 10 triệu USD năm 2010, và cho đến năm 2013, K+ tiếp tục phải chi ra đến 33,5 triệu USD chỉ để độc quyền các trận đấu ngày chủ nhật và một trận đấu nữa ngày thứ Bảy.

Những con số khủng khiếp này vô hình chung tạo lên sức ép lớn cho các đài truyền hình trong nước, để rồi sức ép đó lại được chuyển đến với người tiêu dùng. Trên thực tế, trước cơn bão đầy nhiễu nhương của bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh, nhiều fan của giải đấu này tại Việt Nam đã dần dần bỏ đi một niềm đam mê lớn của mình, hoặc nếu không thì họ cũng tìm đến những phương án khác dù không chính thống.

Cái khó ló cái khôn, trăm cách để xem Ngoại hạng Anh vừa vui vừa dễ

Đầu tiên là văn hóa xem chung được đẩy mạnh trở lại. Thời bao cấp, nhà nào mà có chiếc TV thì nghiễm nhiên trở thành điểm hẹn của cả làng cả xóm mỗi giờ bóng lăn. Ngày nay, những quán cafe bóng đá cũng ngày càng trở nên đông khách. Chỉ với một chiếc máy chiếu và dĩ nhiên là một gói thuê bao K+, yên tâm là sẽ không bao giờ lo thiếu khách dịp cuối tuần. Cách làm này yên tâm là đúng luật, đổi lại là cũng tốn kém không ít, bởi lẽ chẳng lẽ ra quán cafe mà lại không gọi đồ uống, mà tính ra tiền trà nước cộng vào cũng bằng tiền cước K+ hàng tháng rồi.

Nhưng không sao, được cái là xem cùng nhau thì chắc chắn sẽ vui hơn rất nhiều rồi. Bóng đá dù sao cũng là bộ môn tập thể và người xem cùng cần có nhau để chia sẻ cảm xúc. Người đọc cũng có thể xem trực tiếp bóng đá hôm nay tại https://socolive.org/

Những quán cafe bóng đá như thế này luôn đông khách

Mạng internet phát triển cũng là một cơ hội lớn dành cho người hâm mộ bóng đá, đặc biệt là các anh em sinh viên. Đi học xa nhà thì mấy ai có TV, nhưng chỉ cần một chiếc laptop và mạng internet, là sẽ có hằng hà sa số cách thức để xem trực tiếp bóng đá hôm nay rồi. Dĩ nhiên trải nghiệm sẽ không thể chất lượng bằng với một chiếc TV lớn cùng sóng truyền hình trực tiếp, nhưng cũng đủ để thỏa mãn đam mê rồi.

Nhìn chung, dù muốn hay không, chuyện trả tiền để xem bóng đá cũng là điều sớm muộn. Premier League là một sản phẩm của nền tư bản phương Tây, nơi tất cả đều rất sòng phẳng, tiền trao thì cháo múc. Vậy nên khán giả Việt Nam chẳng còn cách nào khác là hãy làm quen với điều đó mà thôi. Chỉ mong sao các đài truyền hình nước nhà sẽ cộng tác với nhau bài bản hơn, để mỗi mùa giải mới không còn là áp lực với chính họ, sau đó là với người tiêu dùng nữa.

Bình chọn bài viết
Hải Nguyễn: