X

Dư mua dư bán là gì? Những thông tin trader cần biết

Dư mua dư bán là gì? Những thông tin trader cần biết

Nhà đầu tư muốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được hiệu quả thì yếu tố đầu tiên là phải hiểu rõ được khái niệm về dư mua dư bán là gì? Cách đọc thông tin trên bảng chứng khoán như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về dư mua dư bán và chỉ dẫn cách đọc ký hiệu trong bảng chứng khoán cho trader.

Dư mua dư bán là gì?

Tìm hiểu dư mua dư bán là gì?

Dư mua dư bán là gì trong chứng khoán ? Dư mua dư bán trong thị trường chứng khoán còn có nghĩa là hoạt động chào mua và chào bán của những người mua và người bán, trong đó gồm có các khối lượng giao dịch khác nhau với các mức giá từ 1, 2, 3. Cụ thể hơn mức giá 1 nghĩa là có giá tốt nhất, mức giá 2 nghĩa là có giá tốt kế tiếp và mức giá 3 sẽ là mức giá tốt sau cùng, nhưng các mức giá 1, 2, 3 này đều sẽ được tương ứng với khối lượng giao dịch trên thị trường.

Nhưng trên thực tế thì trên thị trường có rất nhiều tỷ giá và khối lượng giao dịch khác nhau, nhưng một phần là do diện tích trên máy tính không lớn nên nhà nước quyết định sẽ lấy ba mức giá tốt nhất để thể hiện và những mức giá này đều sẽ bị che đi cho đến khí trần hoặc sàn.

Đồng thời, những người bán này cần phải tìm người mua và người mua cũng đang tìm kiếm mức giá tốt cho mình và tất nhiên mức giá này sẽ là giá mua cao nhất khi bán để thu được nhiều lợi nhuận. Đối với người mua thì ngược lại họ sẽ luôn tìm kiếm những người bán có mức giá rẻ nhất nhưng cũng có lợi nhất cho họ.

Kiến thức dư bán dư mua là gì?

Tuy nhiên, việc sắp xếp thứ tự của các mức giá dư mua dư bán từ 1, 2, 3 đều bắt nguồn từ những nguyên lý cạnh tranh thị trường hoàn hảo. Vì vậy, để khớp lệnh được hiệu quả thì nhà đầu tư có thể tham khảo hai cách như sau:

  • Dư mua có nghĩa là trường hợp người bán chấp nhận bán dưới mức giá của người mua đang muốn chào mua.
  • Dư bán có nghĩa là người mua sẽ mua trên mức giá của người bán đang chào bán.

Tuy nhiên, phần số dư được thể hiện trên dư mua dư bán ngay tại bảng điện tử có vai trò bị động, điều này có thể giải thích là người bán sẽ bán xuống và người mua sẽ mua lên. Nếu nhà giao dịch vẫn cứ suy nghĩ và đợi mức giá giảm xuống một chút nữa thì sẽ đặt lệnh dư mua vào, rồi chờ đến khi người bán sẽ bán xuống, ngược lại nếu trader cho rằng giá sẽ tăng lên thì bắt đầu đặt lệnh vào người bán tại dư bán cũng được.

Mặc khác, ngay phần khớp lệnh giao dịch giữa dư mua dư bán sẽ là lần khớp lệnh thành công nhất và đối với bảng giá khi đóng cửa thì đây cũng sẽ là phiên giao dịch cuối cùng được diễn ra trong ngày hôm nay.

Xem thêm: https://sanuytin.com/diem-pivot-la-gi/

Ví dụ về dư mua dư bán

Du mua va du ban trong chung khoan la gi?

Phía trên là hình ảnh của mã cổ phiếu BDB với mức giá hiện tại là 13.80. Tuy nhiên, hiện nhà đầu tư lại muốn mua với mức giá 11.4 và tất nhiên không có giao dịch nào được thực hiện. Với những cổ phiếu không được khớp lệnh thì được xếp vào cột dư (Dư mua là 10 và dư bán là 10).

Dư mua, dư bán cho bạn biết điều gì?

Dư mua dư bán thể hiện mức độ thanh khoản của một cổ phiếu. Khi một cổ phiếu nào đó dư quá nhiều tức là mức độ cung cầu của nó không cân bằng.

Trường hợp dư bán nhiều hơn dư mua tức là cổ phiếu có cung lớn hơn cầu. Đôi khi trường hợp này lại có dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu giảm. Ngược lại nếu dư mua nhiều hơn dư bán nghĩa là lượng cầu lớn, dự đoán sẽ có nhiều cổ phiếu sẽ tăng giá tương lai gần.

Những thông tin mà trader cần biết trong bảng chứng khoán

Dư mua dư bán chứng khoán là gì?

Mã chứng khoán (Mã CK): Nơi chứa danh sách các mã chứng khoán giao dịch được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến Z và mỗi công ty niêm yết đều được Uỷ Ban Chứng Khoán cấp cho một mã riêng và đa số sẽ thường viết tắt tên của doanh nghiệp đó.

Giá tham chiếu (TC): Một mức giá đóng cửa tại các phiên giao dịch gần nhất trước đó và giá tham chiếu được sử dụng để tính toán cho giá trần hay giá sàn.

Giá trần (Trần): Thể hiện mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh để thực hiện dư mua dư bán chứng khoán trong một phiên giao dịch.

Giá sàn (Sàn): Thể hiện mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh để tiến hành dư mua dư bán chứng khoán trong một phiên giao dịch.

Tổng khối lượng khớp: Nghĩa là tổng tất cả các khối lượng giao dịch cổ phiếu đang diễn ra trong một ngày và điều này cũng nói lên được tính thanh khoản của cổ phiếu trong thị trường.

Bên mua: Phần bên mua có 3 cột giá mua tương ứng với 3 cột khối lượng mua tương ứng. 3 cột này được xếp theo thứ tự ưu tiên về mức giá tốt nhất, mức giá đặt mua cao nhất so với đơn giản khác và khối lượng đặt lệnh tương ứng.
Ví dụ: Cổ phiếu ACB với mức giá khớp lệnh 32.9, nhưng người mua giá 1 với mức 32.85 phải chờ đến khi có người bán với mức 32.85 tương đương.

Bên bán: Giống như thuật ngữ bên mua, bạn cũng thấy được 3 cột giá bán tương đương với 3 khối lượng bán theo thứ tự ưu tiên. Giá đặt mua cao so với đơn hàng và khối lượng tương ứng.

Ví dụ: Cổ phiếu ACC có mức giá khớp lệnh là 26.1, những người bán giá 1 là 26.3 phải chờ để những người có lệnh mua 26.2 mới khớp lệnh được.

Khớp lệnh: Là việc người mua sẽ đồng ý mua với mức giá mà người bán đã chào bán hoặc có thể là bên người bán sẽ đồng ý bán trực tiếp với mức giá mà bên người mua đang muốn mua.

KL mua, KL bán: Nghĩa là tổng toàn bộ lệnh giao dịch của hai bên dư mua dư bán đã thực hiện được và tiến hành đưa vào thị trường với các lệnh đã được khớp cũng như các lệnh đang chờ.

Lệnh ATO, ATC: Đây đều là những lệnh giao dịch được sử dụng trong các phiên khớp lệnh định kỳ với ý nghĩa là sẽ thực hiện khớp lệnh theo giá khớp của các phiên giao dịch và thứ tự ưu tiên của các lệnh ATO hay ATC đều được sắp xếp trên cả lệnh đặt giá chi tiết.

GD NĐT NN: Khối lượng mà những nhà đầu tư nước ngoài mua bán trên sàn thời điểm hiện tại.

Về phiên định kỳ: Sàn HNX chia ra làm hai phiên với phiên 1 sẽ bắt đầu từ 9h đến 11h30 và từ 13h đến 14h30 và phiên 2 được xác định với giá đóng cửa bắt đầu từ 14h30 đến 14h45. Sàn HOSE chia ra làm ba phiên, với phiên giao dịch 2 sẽ bắt đầu từ 9h đến 11h30 và từ 13h đến 14h30, còn phiên giao dịch 1 được định kỳ xác định mức giá mở cửa từ 9h đến 9h15 và phiên giao dịch 3 được định kỳ xác định mức giá đóng cửa từ 14h30 đến 14h45.

Hy vọng bài viết của Sanuytin.com về dư mua dư bán là gì sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ được phần nào về thị trường, cũng như những ký hiệu quan trọng được thể hiện trong bảng chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm vững trước khi bắt đầu gia nhập vào sân chơi này. Chúc trader sẽ thành công nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.