X

SWIFT là gì? Những điều cần biết về SWIFT

SWIFT là gì? Những điều cần biết về SWIFT

Sự kiện giữa Nga và Ukraine và việc Nga bị loại ra khỏi thành viên của SWIFT đang là tâm điểm của dư luận thế giới, làm cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy tò mò về SWIFT là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, trader sẽ biết được câu trả lời nhé!

SWIFT là gì?

SWIFT có tên đầy đủ là Hiệp hội Viễn thông liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế

SWIFT có tên đầy đủ là Hiệp hội Viễn thông liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế và tên tiếng Anh là “Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication”.

Đây là một hiệp hội được ra mắt công chúng vào ngày 3 tháng 5 năm 1973 tại Bruxelles, Bỉ với người đại diện là ông Eddie Astanin – Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia Nga, cùng sự góp mặt của hơn 15 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Nói cách khác thì SWIFT còn được xem là một cơ quan trung lập và được thành lập dựa trên luật pháp của Bỉ, nên phải tuân thủ theo các quy định của Liên Minh Châu Âu.

Chính vì điều đó mà SWIFT được thành lập, nhằm để cung cấp một mạng lưới. Trong đó, các cơ quan tài chính được phép gửi, nhận thông tin có liên quan đến hoạt động tài chính trên toàn cầu và toàn bộ quá trình này đều được diễn ra trong môi trường có tính an toàn, hiệu quả.

Thông qua đó, đảm bảo hệ thống này được diễn ra trên toàn thế giới và là một tổ chức đáng tin cậy để cho các cá nhân, cơ quan tham gia đều có thể tìm kiếm các thông tin giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính một cách chính xác.

Bản chất hoạt động của SWIFT là gì?

SWIFT sẽ thực hiện chuyển tiền hay trao đổi thông tin với nhau thông qua 1 mã giao dịch gọi là SWIFT Code.

Như đã nói đến ở trên thì SWIFT là một hiệp hội mà các thành viên đa số đều đến từ ngân hàng, tổ chức tài chính và mỗi ngân hàng tham gia đều là một cổ đông của hệ thống SWIFT. Qua đó, SWIFT sẽ giúp cho các thành viên của họ thực hiện chuyển tiền hay trao đổi thông tin với nhau thông qua 1 mã giao dịch gọi là SWIFT Code.

Theo đó, những thành viên muốn trao đổi thông tin hay chuyển tiền đều phải thực hiện dưới dạng các SWIFT Message – Những bức điện đã được chuẩn hóa dưới dạng các thông số dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận dạng và tự động xử lý quá trình. Đặc biệt, hệ thống này còn cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh cùng phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Phương châm hoạt động của SWIFT

Từ những gì phân tích được, có thể thấy được hệ thống SWIFT được thành lập không phải vì mục đích tạo ra lợi nhuận, đầu tư hay kinh doanh gì cả. Mà mục đích thực sự của nó chính là phục vụ, hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc tìm kiếm những thông tin có liên quan đến hoạt động tài chính.

Mặc dù vậy nhưng trên thực tế thì lợi nhuận tạo ra trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của SWIFT lại vô cùng to lớn. Doanh thu một ngày có thể lên con số hàng trăm triệu Đô la Mỹ, nếu lấy con số đó nhân theo từng tháng thì chắc chắn lợi nhuận kiếm được sẽ cực khổng lồ.

Tính bảo mật của SWIFT

Do bản chất của SWIFT không chỉ thuộc một quốc gia mà nó là một hiệp hội của toàn thế giới với nhiều ngân hàng, tổ chức khác nhau tham gia vào, còn là trung tâm điều khiển của dòng tiền cả thế giới. Cho nên,để tấn công vào hệ thống là điều vô cùng khó khăn.

Bởi lẽ, chưa từng có vụ tấn công nào của Hacker có thể được tiến hành hay xảy ra trong hiệp hội này cả. Tất cả điều đó đều nhờ vào tính năng bảo mật tuyệt đối của SWIFT.

Ưu điểm của SWIFT là gì?

Phần lớn các ngân hàng trên toàn cầu đều tin tưởng và sử dụng hệ thống SWIFT, cũng bởi vì một số đặc điểm nổi bật như sau:

Ưu điểm nổi bật của SWIFT là gì?
  • SWIFT là một mạng lưới truyền thống chỉ được áp dụng trong các hệ thống ngân hàng hay tổ chức tài chính nên tính bảo mật của nó vô cùng cao và an toàn nữa. Nên rất khó xảy ra tình trạng đánh cắp thông tin.
  • Tốc độ truyền thông tin cực nhanh chóng và cho phép xử lý số lượng lớn giao dịch.
  • Chi phí cho một điện giao dịch tương đối thấp so với các thư tín và Telex một phương tiện liên lạc truyền thống. Chi phí rơi vào khoảng 0,25 USD/điện, nghĩa là chưa đến 6.000 VND.
  • Khi sử dụng hệ thống SWIFT, sẽ phải tuân theo tiêu chuẩn thống nhất của toàn thế giới và đây cũng chính là điểm chung mà bất cứ ngân hàng nào khi tham gia vào hiệp hội đều có thể hòa mình vào trong cộng đồng ngân hàng thế giới.

Điều kiện để trở thành thành viên của SWIFT là gì?

Như vậy, để trở thành thành viên của hiệp hội thì các ngân hàng thế giới hay cơ quan tài chính đều phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghiêm ngặt do SWIFT đặt ra. Trong đó, hệ thống được phân thành 3 nhóm đó là: Các tổ chức tài chính có sự kiểm soát, các tổ chức tài chính không có sự kiểm soát và doanh nghiệp cùng tổ chức khác. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn để trở thành thành viên của SWIFT là gì?

Nhóm 1: Các tổ chức tài chính có sự kiểm soát (SFI)

Với nhóm đầu tiên thì sẽ được phân thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Loại 1 bao gồm các tổ chức luôn cam kết hoạt động và các dịch vụ có liên quan đến thị trường chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đầu tư.
  • Loại 2 trong SWIFT sẽ gồm có các tổ chức quốc tế, siêu quốc gia, liên kết giữa các chính phủ hoặc thuộc chính phủ có mối liên quan đến dịch vụ, kinh doanh tài chính trong các lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và đầu tư (Bao gồm cả các Ngân Hàng Trung Ương).

Nhóm 2: Các tổ chức tài chính không có sự kiểm soát

Không giống với nhóm 1 thì nhóm 2 lại đến từ các tổ chức hoạt động trong ngành tài chính không có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường tài chính. Nhóm này cũng được phân thành 2 loại như sau:

  • Tổ chức thường xuyên hoạt động trong dịch vụ, ngành tài chính, thanh toán, chứng khoán, ngân hàng, tài chính,…. dành cho các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, những tổ chức này lại dưới quyền quản lý và kiểm soát bởi các đơn vị có thẩm quyền.
  • Tổ chức được ra đời với mục đích cung cấp dịch vụ cho các tổ chức tài chính dưới sự quản lý của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường tài chính. Hoạt động này sẽ gồm có: Dịch vụ yêu cầu gửi điện giao dịch đứng dưới tên của cơ quan tài chính không kiểm soát (NSE), dịch vụ hỗ trợ giao dịch tài chính thông qua các phương tiện thông tin và xử lý thông tin.

Cả 2 loại hình tổ chức trên, mặc dù không bị quản lý nhưng vẫn là một tổ chức hợp pháp, sở hữu đầy đủ các giấy tờ hợp lý, kinh doanh một cách rõ ràng và có tổ chức nhất định. Không vi phạm pháp luật, tuân thủ đầy đủ các chính sách, công bằng theo hệ thống luật pháp tại quốc gia hiện hành.

Nhóm 3: Doanh nghiệp và các tổ chức khác

Nhóm 3 sẽ gồm có các đối tượng như: Doanh nghiệp, cơ quan quản lý thị trường tài chính, tổ chức tham gia hệ thống thanh toán, công ty chuyên cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán, công ty tham gia hệ thống giao dịch chứng khoán,…

Như vậy, qua bài viết trên thì nhà đầu tư chắc đã hiểu rõ được SWIFT là gì? Vai trò của hiệp hội như thế nào? Qua đó, thấy được tầm quan trọng của nó với nền kinh tế thế giới, cũng như đảm bảo sự công bằng dành cho các tổ chức tài chính thế giới. Hy vọng, Sanuytin.com đã đem lại kiến thức bổ ích cho trader.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.