X

Số thẻ ATM là gì? Cách phân biệt giữa số thẻ ATM và tài khoản ngân hàng

Số thẻ ATM là gì? Cách phân biệt giữa số thẻ ATM và tài khoản ngân hàng

Chắc có lẽ, đôi khi bạn cũng thắc mắc số thẻ ATM là gì? Số tài khoản và số thẻ giống nhau hay khác nhau? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, nên hãy cùng theo dõi để biết thông tin chi tiết hơn nhé!

Số thẻ ngân hàng là gì?

Số thẻ là gì?

Số thẻ ATM là gì? Đây là một mã khách hàng để cho ngân hàng có thể kiểm soát dễ dàng các hoạt động giao dịch của người sử dụng thẻ ATM.

Theo đó, ngân hàng sẽ in trực tiếp số thẻ ATM đó lên trên mặt thẻ và người dùng cần chú ý khi thực hiện giao dịch phải dùng đến số tài khoản ngân hàng chứ không được sử dụng số thẻ. Đây là một sự nhầm lẫn mà hầu hết khách hàng đều gặp phải.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có quy định về cấu trúc số khác nhau dành cho mã số thẻ và số tài khoản khách hàng của mình. Trong đó, các loại thẻ ATM được phát hành hiện nay sẽ được phân thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Loại 1: Số thẻ gồm có 16 số
  • Loại 2: Số thẻ gồm có 19 số

Cấu trúc số trên thẻ ATM là gì?

Khi đã nắm bắt được khái niệm về số thẻ ATM là gì, thì chắc hẳn bạn cũng sẽ tò mò về dãy số được in trực tiếp trên mặt thẻ ngân hàng và đó là một chuỗi số rất dài có thể gồm 16 hoặc 19 chữ số. Tuy nhiên, các chữ số này được tạo thành dựa theo cấu trúc 4 phần và mỗi phần đều mang một đặc trưng riêng biệt khác nhau như sau:

Cấu trúc số thẻ gồm 4 phần
  • 4 chữ số đầu trên thẻ ATM: Mã ấn định của nhà nước hay được gọi là mã BIN
  • 2 chữ số tiếp theo trên thẻ ATM: Đây là mã số ngân hàng
  • 4 chữ số sau trên thẻ ATM: Mã số CIF dành cho khách hàng đó
  • Các chữ số cuối còn lại trên thẻ ATM: Được sử dụng để phân biệt với tài khoản của khách hàng

Khi nào thì dùng đến số thẻ ATM?

Thông thường, các ngân hàng đều sử dụng số thẻ ATM với mục đích để quản lý hoạt động giao dịch thông qua thẻ của người sử dụng. Nhưng với khách hàng thì số thẻ ATM lại có thể được sử dụng trong các trường hợp như sau:

Các ngân hàng đều sử dụng số thẻ ATM với mục đích để quản lý hoạt động giao dịch thông qua thẻ của người sử dụng.
  • Thanh toán các hóa đơn Online: Khi khách hàng mua hàng và cần thanh toán trên các trang thương mại điện tử, App bán hàng Online, website, thì có thể lựa chọn loại thẻ ATM thích hợp để thanh toán. Lúc này, người mua cần điền thông tin số thẻ cùng với mã Pin hoặc dãy số CVV được ghi trên thẻ để hoàn thành bước thanh toán đó.
  • Liên kết và nạp tiền nhanh chóng với các ví điện tử: Phần lớn các ví điện tử như MoMo, Moca, VinID đều yêu cầu khách hàng phải liên kết ví với thẻ ngân hàng để nạp và rút tiền vào ví chi tiêu. Ở khâu liên kết với thẻ ATM thì khách hàng cần điền số thẻ tương ứng với mã Pin của thẻ đó.
  • Chuyển khoản: Số thẻ ngân hàng cũng được dùng trong trường hợp chuyển tiền vào thẻ khi có nhu cầu. Chuyển tiền theo số thẻ ATM có thể thực hiện trực tiếp tại các trụ ATM, ngân hàng điện tử hoặc các quầy giao dịch tại ngân hàng.

Phân biệt số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM là gì?

Thực tế, có rất nhiều người sử dụng nhầm lẫn giữa số thẻ ATM với số tài khoản ngân hàng. Để làm rõ vấn đề này, cùng tìm hiểu sự khác biệt cơ bản dưới đây nhé.

Điểm khác biệt giữa số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM là gì?

Số thẻ ATM

Đây là một dãy số được in nổi ngay trên bề mặt thẻ ngân hàng của bạn

  • Cấu trúc: Thẻ ATM được phân thành 2 loại và gồm có 16 hoặc 19 chữ số trên mặt thẻ. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một dãy số riêng trên thẻ ngân hàng.
  • Chức năng: Ngân hàng quản lý dễ dàng các hoạt động giao dịch của người dùng thẻ ATM và có thể thực hiện chuyển tiền qua số thẻ.

Lưu ý: Chỉ những người nào sử dụng thẻ ngân hàng NAPAS thì mới có thể chuyển tiền được qua số thẻ.

Số tài khoản ngân hàng

Dãy số được ngân hàng cung cấp cho khách hàng sử dụng qua một tờ giấy hay Email. Thường khi yêu cầu mở thẻ ngân hàng thì bạn cũng sẽ mở đồng thời luôn tài khoản ngân hàng tại đó và số tài khoản sẽ được cấp ngay khi bạn vừa đăng ký mở tài khoản.

  • Cấu trúc: Mỗi ngân hàng sẽ đặt ra quy định khác nhau về số tài khoản. Trong đó, có ngân hàng quy định số tài khoản chỉ có 8 chữ số hoặc có ngân hàng khác lại quy định đến 9, 12, 13, 14, 15 chữ số.
  • Chức năng: Khách hàng sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực như chuyển tiền, thanh toán các hóa đơn, rút tiền,…

Một số lưu ý quan trọng khi giao dịch qua số tài khoản và số thẻ ATM là gì?

Để tránh gặp sai sót, nhầm lẫn khi giao dịch qua số thẻ ATM hay số tài khoản ngân hàng thì bạn cần chú ý đến các điểm như sau:

Lưu ý khi giao dịch qua số tài khoản và số thẻ ATM là gì?
  • Nhận dạng được giữa số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng. Nếu như đang giao dịch mà nhận được thông báo là “Thông tin không đúng” nhớ kiểm tra lại xem có nhầm lẫn giữa số thẻ với số tài khoản hay không và ngược lại. Bởi số thẻ sẽ gồm 2 loại, với 16, 19 chữ số còn số tài khoản thì từ 9 đến 15 chữ số.
  • Khách hàng cần bảo mật tuyệt đối số thẻ ATM. Bởi kẻ xấu chỉ cần biết được số thẻ của bạn thì sẽ đánh cắp thông tin rất dễ dàng và thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
  • Muốn chuyển tiền qua số thẻ ngân hàng thì cần biết được không phải ngân hàng nào cũng cho phép chuyển tiền, mà phải có sự liên kết với nhau trong hệ thống NAPAS mới có thể thực hiện được. Hiện nay đang có 27 ngân hàng liên kết với nhau như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB, VPBank,…

Với những chia sẻ trên về số thẻ ATM là gì? Chắc chắn, bạn đã phân biệt được số thẻ với số tài khoản ngân hàng, cũng như biết được thẻ ATM gồm mấy chữ số,… Hy vọng, bài viết của Sanuytin.com đã đem lại kiến thức bổ ích cho bạn.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.