X

Tìm hiểu về chỉ báo ROA là gì trong giao dịch chứng khoán?

Tìm hiểu về chỉ báo ROA là gì trong giao dịch chứng khoán?

ROA là gì? Một công cụ được sử dụng để đo tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp và trader sẽ có đánh giá khách quan hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng để hiểu rõ hơn về chỉ số này hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

ROA là gì trong chứng khoán?

ROA là từ viết tắt của Return On Assets và có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

ROA là từ viết tắt của Return On Assets và có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Nói cách khác, chỉ số ROA dùng để đo lường sự hiệu quả từ việc sử dụng tài sản của một công ty hay mức độ sinh lời trên mỗi loại tài sản của một công ty.

Với nhà đầu tư thì ROA được xem là một chỉ số quan trọng để lựa chọn được một cổ phiếu tiềm năng đầu tư. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng đánh giá khách quan được việc luân chuyển dòng vốn thành lợi nhuận của một công ty như thế nào. Nếu như tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn của công ty đó vào các hoạt động kinh doanh.

Tính chỉ số ROA như thế nào?

Chỉ số ROA được tính theo công thức như sau:

Công thức tính ROA là gì?

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN (Lợi nhuận sau thuế được lấy từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất của một công ty)
  • Tổng tài sản: Tổng tất cả giá trị tài sản của một công ty ở thời điểm báo cáo, gồm có: Tiền, các khoản đầu tư tương đương tiền, đầu tư bất động sản, tài chính, hàng tồn kho, tài sản cố định, xây dựng các công trình tài sản khác,….Tổng tài sản này đều được thể hiện rõ ràng trong các bảng cân đối kế toán.
  • Đơn vị tính của tỷ suất lợi nhuận là: %

Ý nghĩa của ROA là gì?

ROA mang một tầm quan trọng đối với các chủ sở hữu công ty, nhà đầu tư hay các ngân hàng cho vay. Cụ thể đó là:

ROA mang một tầm quan trọng đối với các chủ sở hữu công ty, nhà đầu tư hay các ngân hàng cho vay

Đối với chủ công ty

Dựa vào chỉ số ROA, một nhà lãnh đạo của công ty sẽ biết được số vốn bỏ ra đầu tư là bao nhiêu và thu về được lợi nhuận ròng là bao nhiêu. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ công ty đó đang sử dụng tốt tài sản đầu tư.

Thông qua chỉ số ROA, các công ty cũng dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh. Khi muốn so sánh các tỷ suất lợi nhuận qua từng giai đoạn hoặc so sánh với các công ty khác có cùng quy mô hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Nếu chỉ số này càng cao, chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty đang tốt và nên tiếp tục duy trì, còn ngược lại, ROA thấp thì các chủ sở hữu công ty cần điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của công ty mình.

Đối với các nhà đầu tư

Nhà đầu tư cũng áp dụng ROA vào việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong cùng một lĩnh vực, nếu chỉ số ROA cao thì sẽ chứng minh khả năng sinh lời tốt của công ty đó.

Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là mức giá của cổ phiếu công ty đó sẽ cao hơn, đặc biệt là phải so sánh ROA hiện tại của một công ty với ROA trong quá khứ của công ty để biết được công ty đó có đang hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn không.

Đối với ngân hàng

ROA phản ánh toàn cảnh về khả năng tài chính của một công ty. Hệ thống ngân hàng sẽ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận này để đánh giá hoạt động sản xuất của một công ty và qua đó đưa ra các lựa chọn có nên cho công ty đó vay tiền hay không?

Mối liên hệ tương quan giữa ROE và ROA

ROA và ROE đều được xem là những chỉ số quan trọng để đánh giá tính hiệu quả tình hình kinh doanh của một công ty. Hai chỉ số này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua công thức tính dưới đây như sau:

Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA= Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

Công thức tính đòn bẩy tài chính là một chỉ số giúp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về việc sử dụng dòng vốn trong các hoạt động kinh doanh của công ty mình. Trong đó, hệ số đòn bẩy tài chính cho thấy mối liên hệ giữa nguồn vốn được tạo thành từ nợ vay và vốn chủ sở hữu. Cụ thể đó là:

  • Nếu hệ số này cao cho thấy công ty không chủ động trong các hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ đang dùng các khoản vốn vay từ bên ngoài để duy trì tình hình kinh doanh.
  • Ngược lại, nếu hệ số này thấp cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu đang được công ty vận hành tốt trong các hoạt động kinh doanh và có sự chủ động trong tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Một số chú ý quan trọng khi sử dụng ROA là gì?

Như đã nhắc đến ROA là một chỉ số cần thiết trong việc đưa ra quyết định đầu tư, nhưng cũng cần phải chú ý đến những điểm như sau:

Một số lưu ý khi sử dụng ROA là gì?
  • Trước khi nhận xét tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì nhà đầu tư cần chú ý đến nhóm ngành hoạt động của doanh nghiệp, ROA của đối thủ trong cùng lĩnh vực và ROA của công ty trong quá khứ.
  • Qua đó, sẽ có được cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty, Nhưng cũng cần kết hợp phân tích ROA với chỉ số ROE, ROS hay đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu suất đánh cao hơn.

Sanuytin.com đã phân tích sâu về chỉ số ROA là gì, cũng như cách tính và lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ số này để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Mong rằng, bài viết sẽ giúp cho nhà đầu tư vận dụng linh hoạt với mục tiêu của trader.

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.