Mô hình Harmonic là một trong các mô hình giá quan trọng trong Forex. Nhưng nó đòi hỏi sự kinh nghiệm cũng như khả năng phân tích toán học chính xác sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Vậy cùng Sàn Uy Tín tìm hiểu về mô hình Harmonic này như thế nào?
- Lý thuyết các cặp tiền chính trong Forex Trader không được quên
- Lý thuyết Gann là gì? Phương pháp giao dịch với Gann
- MA Cross là gì? Chiến lược MA Cross có quan trọng không?
- Maker Coin là gì? Đầu tư Maker (MKR) Coin an toàn hay không?
Mô hình Harmonic là gì?
Năm 1932, Harold M. Gartley là một nhà phân tích kỹ thuật đã nghiên cứu và phát triển mô hình giá Harmonic, đến năm 1935, ông đã viết thành công về mô hình 5 điểm và đưa nó vào trong cuốn sách mang tên “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.”
Larry Pesavento đã dựa vào Gartley pattern cũ để cải tiến nó bằng các tỷ lệ Fibonacci và thiết lập các quy tắc giao dịch mô hình thông qua cuốn sách “Tỷ lệ Fibonacci với nhận diện mẫu.” Tuy nhiên, có một số người cũng đã phân tích qua mô hình này nhưng chỉ có Scott M. Carney được xem là người có đóng góp to lớn cho việc phát triển mô hình Harmonic.
Ngoài ra, ông đã phát hiện ra mô hình con cua, con dơi,…Và bổ sung thêm các kiến thức có ích về các quy tắc giao dịch, cách xử lý rủi ro khi giao dịch với mô hình này đều được đưa vào cuốn sách “Harmonic Trading.” Chính vì những thành tựu của ông đã mở ra cách thức giao dịch mới cho các nhà đầu tư.
Như vậy, mô hình Harmonic là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết mô hình giá và những tỷ số Fibonacci, dựa trên các mẫu hình giá sẽ tự lặp lại qua nền tảng kỹ thuật với các tỷ số sơ cấp gồm 0.236, 0.382, 0.5, 0.618,….Từ đó, các trader có thể dự đoán chuyển động các mô hình trong giao dịch.
Có hai công cụ chính dùng để xác định tỷ lệ và nhận diện mô hình giá Harmonic là Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.
Đặc điểm của mô hình Harmonic
Mô hình Harmonic được nối với nhau bởi 5 điểm tạo thành hình hai ngọn núi.
Trong Bullish Gartley thì C luôn thấp hơn A và D luôn cao hơn X. Ngược lại, thì mô hình Bearish Gartley có C cao hơn A và D luôn thấp hơn điểm X.
Phân biệt các mô hình Harmonic
Khi giao dịch với mô hình Harmonic, bạn cần phải biết được những mô hình nào là quan trọng và bạn nên áp dụng mô hình nào trong giao dịch. Bên cạnh đó, bạn cần phải kết hợp một số mô hình, chỉ báo khác cùng với mô hình Harmonic để phát huy tốt nhất công dụng của mô hình này.
Hiện trên thị trường có rất nhiều biến thể của Harmonic, nhưng chỉ có một số mô hình được ứng dụng thường xuyên và được đánh giá là hiệu quả như:
Mô hình Gartley
Là mô hình được công bố đầu tiên trong cuốn sách của Harold M. Gartley. Nhưng sau đó, được bổ sung thêm các tỷ số Fibonacci như hình bên dưới:
Mô hình Bullish Gartley:
- Đầu tiên, giá sẽ di chuyển từ từ tăng lên điểm A, kế tiếp điều chỉnh về B có mức thoái lui 0.618.
- Tiếp đó, tại điểm C giá sẽ di chuyển tăng lên có mức là 0.382 và chiều hướng giảm theo đoạn AB với mức 0.886.
- Cuối cùng, ở điểm D, giá tự điều chỉnh giảm với mức từ 1.27 đến 1.618 hay nói cách khác khi D hình thành là thời điểm tốt để các nhà đầu tư vào lệnh Buy.
Mô hình Bearish Gartley:
- Đối với mô hình Bearish Gartley, sau khi D được hình thành thì thị trường có xu hướng giảm nên là thời điểm tốt để trader vào lệnh Sell.
Mô hình AB = CD
Là một mô hình đơn giản trong các mô hình Harmonic nên dễ dàng phân biệt hơn.
Mô hình Bullish:
- Từ A xuống B đều giảm đến C thì thị trường bắt đầu điều chỉnh lại mức 0.618 đến 0.786, cuối cùng tiếp tục giảm ở điểm D với mức từ 1.27 đến 1.618.
- Gần cuối D, thị trường có chuyển biến tăng lên nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
Mô hình Bearish:
- Tại D sau khi bắt đầu làm cho thị trường có xu hướng giảm, các trader nên vào lệnh Sell.
- Sau khi mô hình AB=CD được ổn định, thị trường sẽ có hướng đảo chiều
Mô hình Bat pattern (Con dơi)
Đây là mô hình Harmonic được Scott Carney phát hiện ra, nó tương tự mô hình Gartley nhưng khác về tỷ số Fibonacci.
Mô hình Bullish Bat:
- Đoạn XA có chiều hướng tăng lên nhưng đến B tự động giảm về mức từ 0.382 đến 0.5.
- Tiếp theo, ở C lại tăng lên tại mức từ 0.382 đến 0.886 đến khi gần kết thúc tại D, thị trường tiếp tục xu hướng tăng theo đoạn XA, trader vào lệnh Buy.
Mô hình Bearish Bat:
- Giá giảm từ X xuống A và bắt đầu tăng từ A đến B tại 38,2% đến 50% của đoạn XA.
- Tại 38,2% đến 88,6% của đoạn AB, B giảm xuống C. Giá tăng từ C lên D từ 161,8% đến 261,8% của xu hướng AB.
- Điểm D trùng với mức 88,6% của đoạn XA và D bắt đầu đảo chiều giảm.
Mô hình Butterfly pattern (Con bướm)
Mô hình do Gilmore nghiên cứu ra, nhưng D thấp hơn điểm X trong mô hình bullish và cao hơn X trong mô hình bearish.
Trong mô hình Harmonic con bướm, đoạn XA có giá tăng, sau đó giảm về điểm B tạ mức 0.786. Tiếp đến, lại tăng giá ở điểm C có mức từ 0.382 đến AB mức giảm là 0.886. Cuối cùng tại D lại tiếp tục giảm 1.618 đến 2.618. Đồng thời, sau khi hoàn thành thì thị trường lại tăng giá trở lại nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy. Đối với mô hình Bearish Butterfly, sau khi kết thúc mô hình, giá có hướng giảm nên trader vào lệnh Sell.
Mô hình Crab pattern (Con cua)
Đây là mô hình Harmonic được Carney xem là mẫu dùng để phân tích kỹ thuật tốt nhất với các số liệu đưa ra gần với tỷ số của Fibonacci.
Trong mô hình Bearish Crab, đoạn XA có giá sẽ giảm nhưng đến B sẽ tự điều chỉnh tăng lên mức từ 0.382 đến 0.618. Đến đó, về C lại có giá giảm từ 0.382 đến 0.886. Sau cùng, tại điểm D có chiều hướng tăng lên từ 2.24 đến 3.618, đến khi kết thúc sẽ lại giảm xuống nên các nhà đầu tư vào lệnh Sell. Đối với mô hình Bullish Crab sẽ ngược lại.
Mô hình 3 sóng (Three Drive)
Là mô hình Harmonic có cấu trúc tương tự của sóng Elliott gồm 3 sóng chính và 2 sóng điều chỉnh.Theo Mô hình Bearish Three Drive
- Sóng A kết thúc tại mức 0.618 và sóng 2 kết thúc tại mức 1.27 của sóng 1
- Sóng B kết thúc tại mức 0.618 và sóng 3 kết thúc tại mức 1.27 của sóng 2
Như vậy, thời gian kết thúc của cả hai sóng là bằng nhau. Tại thời điểm này, thị trường sẽ đảo chiều giảm, nên các nhà đầu tư vào lệnh Sell. Với mô hình Bullish Three Drive, sau khi sóng 3 kết thúc dẫn đến thị trường có chiều hướng tăng.
Ưu và nhược điểm của Harmonic Pattern
Mô hình Harmonic có các ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Mô hình Harmonic cung cấp tín hiệu dừng lỗ và đảo chiều có độ chính xác cao.
- Harmonic Pattern là xuất hiện liên tục và dự báo chính xác những thay đổi về giá.
- Tín hiệu của các mẫu được tăng thêm bằng cách tiêu chuẩn hóa các quy tắc giao dịch sử dụng tỷ lệ Fibonacci.
- Hiệu quả tốt nhất trong thị trường rõ ràng, áp dụng trên mọi khung thời gian giao dịch và đủ linh hoạt để kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác.
- Đo lường biên độ biến động của giá trên thị trường.
Nhược điểm:
- Mô hình Harmonic khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn để nhận biết và áp dụng nó một cách hiệu quả.
- Các chỉ báo Fibonacci gây ra xung đột với các mô hình Harmonic, khiến nhà giao dịch khó phát hiện sự đảo chiều xu hướng.
- Khi cùng một điểm đảo chiều sẽ rất khó để hình thành các Harmonic Pattern trên các khung thời gian riêng biệt.
- Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận, hay R:R, tương đối thấp và không đối xứng.
Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic
Bất kỳ mô hình nào trong số các mô hình ứng dụng giao dịch Forex đều quan trọng và cần được hiểu một cách chi tiết mới ứng dụng được. Harmonic có vẻ sẽ gây khó khăn hơn cho nhà đầu tư trong việc nhận diện vì bạn phải đo lường các tỷ lệ một cách chính xác. Các bước để giao dịch với mô hình này như sau:
Bước 1: Nhận diện mô hình
Bằng việc quan sát các chuyển động trên biểu đồ, bạn có thể thấy được sự hình thành của mô hình Harmonic. Mỗi mô hình sẽ có đặc điểm nhận diện riêng, bạn có thể xác định nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, điều này còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tư duy cũng như khả năng quan sát của trader.
Ví dụ đơn giản nhất là việc hình thành của mô hình dạng chữ M, có người lại hiểu nó là mô hình cua, nhưng người lại đánh giá nó là mô hình bướm.
Bước 2: Xác định Harmonic bằng tỷ lệ Fibonacci
Lúc này bạn cần áp dụng 2 tỷ lệ là Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension nhằm đo lường một số tỷ lệ ngay tại điểm đảo chiều.
Để chuẩn xác nhất trong việc ghi nhận kết quả, bạn nên làm thành một bảng với các tỷ lệ Fibonacci đo được. Sau đó tiến hành ghi nó ra giấy và đối chiếu.
- Mức thoái lui 0,618 của đoạn AB là đoạn BC.
- Đoạn BC được kéo dài thêm 1,272 trong đoạn CD.
- Độ dài AB và CD gần như bằng nhau.
Bước 3: Mở lệnh hoặc chọn không giao dịch
Nếu tỷ lệ Fibonacci đúng với tỷ lệ của mô hình Harmonic thì bạn có thể vào lệnh khi mô hình kết thúc hoặc chắc chắn hơn là chờ nến xác nhận trước khi vào lệnh.
Nếu các tỷ lệ không khớp thì chỉ nên đứng ngoài thị trường.
Xem thêm: https://sanuytin.com/mo-hinh-3-dinh-la-gi/
Lưu ý khi sử dụng Harmonic Pattern
Một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến là mô hình Harmonic. Harmonic Pattern hỗ trợ xác định các mức đảo chiều dựa trên tỷ lệ Fibonacci. Để đảm bảo hiệu quả bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Tỷ lệ Fibonacci: Các mô hình Harmonic phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ Fibonacci. Mô hình có thể không hợp lệ nếu các điểm không đạt tỷ lệ yêu cầu.
- Xác nhận tín hiệu bằng các công cụ khác: Mô hình Harmonic chỉ là một phần của chiến lược. Để giảm tín hiệu nhiễu, hãy kết hợp nó với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, Stochastic hoặc hỗ trợ và kháng cự.
- Quản lý rủi ro chặt chẽ: Không phải tất cả các mô hình Harmonic đều hoàn toàn chính xác. Do đó, hãy luôn đặt Stop Loss và Take Profit hợp lý. Tính toán tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trước khi tham gia giao dịch để đảm bảo rằng lợi nhuận tiềm năng lớn hơn rủi ro.
- Kiên nhẫn chờ mô hình hoàn thành: Một sai lầm phổ biến là tham gia giao dịch quá sớm trước khi mô hình Harmonic hoàn tất. Trước khi quyết định mua hay bán, bạn phải đảm bảo rằng tất cả giá đều đã đạt đến điểm D – điểm cuối của mô hình.
Với bài viết chia sẻ của Sàn Uy Tín, hy vọng khi bắt đầu giao dịch với các mô hình Harmonic, các nhà đầu tư cần phải có kiến thức chuyên sâu về từng loại mô hình, phải cẩn thận quan sát, đo lường các tỷ lệ Fibonacci cho chính xác và nhanh nhất để có cơ hội vào các lệnh tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn cho các trader.