X

Lạm phát là gì? Bạn biết gì về lạm phát

Lạm phát là gì? Bạn biết gì về lạm phát

Một trong những vấn đề kinh tế quan trọng mà hầu hết quốc gia nào cũng phải đối mặt chính là “Lạm phát.” Nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra tác động tiêu cực, thậm chí có khi nó còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế, để hiểu rõ hơn về lạm phát là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Đây chính là quá trình tăng giá chung một cách liên tục của các hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng quá cao, một đơn vị tiền tệ sẽ không mua được nhiều hàng hóa dịch vụ so với thời gian trước đây, do lạm phát đã phản ánh tình trạng suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Thế nào là lạm phát?

Lạm phát có thể được phân thành 3 mức độ như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: Dao động từ 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: Dao động từ 10% cho đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: Dao động trên 1000%

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Thực tế, hầu hết các quốc gia đều kỳ vọng tình trạng lạm phát sẽ xảy ra từ 5% trở xuống. Bởi một năm triển vọng tăng trưởng kinh tế chỉ rơi vào khoảng 10% thì đồng tiền mất giá gần 5% là hoàn hảo và tính ra quốc gia đó sẽ chỉ có 5% tăng trưởng là thực sự.

Trong số các quốc gia thì Việt Nam là có ít tỷ lệ lạm phát cao liên tục xuyên suốt mấy chục năm qua, tác động rất lớn đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã chia sẻ, tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong 37 năm qua, tính từ năm 1980 cho đến năm 2015 chỉ đạt 2.000%, chỉ có 3 năm liên tục lạm phát lên đến 3 con số và 14 năm khác chỉ đạt đến 2 con số.

Từ 1986 đến 1988, tình trạng lạm phát phi mã đã đạt 3 con số, với 1986 là 774,7% và 1987 là 323,1%, năm 1988 là 393%. Đỉnh điểm của lạm phát ở Việt Nam vào năm 1986, cán mốc 4 con số đã được ghi nhận như sau 453,4, 587,2, 774,7% và 800%.

Một trong những biện pháp giúp chống lạm phát thành công chính là tăng cao lãi suất huy động.

Theo đó, một trong những biện pháp giúp chống lạm phát thành công chính là tăng cao lãi suất huy động. Điển hình vào năm 1986, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã bất ngờ tăng cao từ 0,54%/tháng (6,48%/năm) lên đến 2% tháng (24%/năm) đối với khoản tiền gửi được bảo hiểm giá trị và từ 6% đến 8% tháng (72 – 96%/năm) đối với khoản tiền gửi không được bảo hiểm giá trị.

Quá trình lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã tiếp tục tăng đột ngột vào năm 1989 từ 1,5%/tháng (18%/năm) thành 9%/tháng (108%/năm) đối với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và 12%/tháng (144%/năm) đối với khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, xác nhận mức lập kỷ lục về lãi suất trong lĩnh vực ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Nhưng nếu xem xét theo mức lương tối thiểu dành cho những cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì sau thời hạn 34 năm, tính từ năm 1985 cho đến năm 2019, đồng tiền đã bị mất giá rơi vào khoảng 6.772 lần.

Nếu xem xét theo mức lương tối thiểu, hay có tên gọi khác là mức lương cơ sở dành cho những cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tính từ ngày 01/7/2019 sẽ là 1.490.000 đồng/ tháng.

Còn nếu xem xét theo mức lương tối thiểu dành riêng cho những đối tượng lao động tại doanh nghiệp ở đa số các quận, huyện của Thành Phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh sẽ là 4.420.000 đồng/tháng kể từ năm 2020, thì đồng tiền đã bị mất giá lên đến gần 20.000 lần.

Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Khi đã hiểu rõ được khái niệm về lạm phát là gì, có thể thấy yếu tố lạm phát bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến các yếu tố cơ bản như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu của thị trường về một loại hàng hóa nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá của hàng hóa đó tăng theo.

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi nhu cầu của thị trường về một loại hàng hóa nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá của hàng hóa đó tăng theo. Điều này, làm cho giá của những mặt hàng hóa khác cũng bắt đầu cao hơn và khiến cho giá trị của đồng tiền trở nên mất giá.

Chính lý do này, làm cho người tiêu dùng phải bỏ ra một khoản tiền lớn nếu muốn sở hữu hàng hóa đó hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào. Đối với Việt Nam, tình trạng lạm phát xảy ra do cầu kéo có thể nhắc đến việc giá xăng bất ngờ tăng kéo theo tất cả dịch vụ taxi cũng tăng theo, giá thịt heo tăng, giá của nông sản cũng theo đó tăng,…

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của hầu hết doanh nghiệp đều gồm có tiền lương, giá cả của các nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí thuế,… Chỉ cần giá của một hay vài mặt hàng này tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất cũng bắt đầu tăng theo.

Chính điều này, bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm để duy trì lợi nhuận và cuối cùng thúc đẩy mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế cũng tăng lên. Đây được gọi là “Tình trạng lạm phát do chi phí đẩy”.

Lạm phát do cơ cấu

Với những nhóm ngành nghề kinh doanh có năng suất, doanh nghiệp phải tăng dần tiền công “Danh nghĩa” dành cho người lao động. Với những nhóm ngành hoạt động không có năng suất, nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp này kinh doanh không hiệu quả, mà phải tăng tiền công cho người lao động thì những doanh nghiệp này phải tăng giá thành sản phẩm chỉ để bảo toàn mức lợi nhuận, tránh tình trạng lạm phát phát sinh.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi mức giá chung phải tăng lên, tình trạng lạm phát xảy ra

Khi nhu cầu tiêu thụ của một sản phẩm nào đó trên thị trường giảm, trong khi lượng cầu về một sản phẩm khác lại tăng lên.

Nếu như thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có tăng mà không thể suy giảm thì sản phẩm có lượng cầu giảm vẫn không bị suy giảm giá. Trong khi đó, các sản phẩm có lượng cầu tăng lên thì giá cũng tăng theo. Cuối cùng, mức giá chung phải tăng lên, tình trạng lạm phát xảy ra.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi hoạt động xuất khẩu tăng, tổng thể của nguồn cầu tăng hơn so với tổng cung, tức là thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn khi cấp.

Khi đó, sản phẩm được thu gom cho hoạt động xuất khẩu làm cho lượng sản phẩm cung cấp thị trường trong nước bị giảm (Sự thâm hụt hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước sẽ thấp hơn cầu. Trường hợp tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ phát sinh ra tình trạng lạm phát trên thị trường.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá của các mặt hàng nhập khẩu tăng, do khoản thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì giá bán mặt hàng đó trong nước cũng sẽ tăng theo. Điều này làm cho mức giá chung bì giá nhập khẩu chèn ép sẽ hình thành nên tình trạng lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Khi nguồn cung tiền được lưu hành trong nước tăng lên dễ gây ra lạm phát

Khi nguồn cung tiền được lưu hành trong nước tăng lên, nguyên nhân do Ngân Hàng Trung Ương đã mua ngoại tệ vào quá nhiều để giúp cho đồng tiền nội tệ không bị mất giá so với ngoại tệ. Thậm chí có thể do Ngân Hàng Trung Ương đã mua một cách công khai theo yêu cầu từ phía nhà nước, khiến cho lượng tiền lưu thông tăng lên cũng trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát.

Những thông tin trên về lạm phát là gì, hy vọng giúp cho người đọc sẽ nhìn nhận khác hơn về lạm phát trên thị trường. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực tài chính, Forex, chứng khoán thì có thể tham khảo bài viết trong Sanuytin.com.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.