Khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường forex, đều biết đến đường hỗ trợ và kháng cự, nhưng họ lại không quan tâm nhiều đến chúng, dẫn đến không biết cách xác định được thời điểm vào lệnh để tạo ra lợi nhuận. Trong bài viết hôm nay, sẽ hướng dẫn các trader cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
- Đường momentum là gì? Các phương pháp sử dụng hiệu quả chỉ báo này
- ERC20 Token là gì? Token tiềm năng đáng sở hữu hiện nay
- Giao dịch intraday là gì? Bạn hiểu thế nào về giao dịch trong ngày?
- Giấy phép ASIC là gì? Cách hoạt động của giấy phép này để bảo vệ trader
- Giấy phép NFA là gì trong các giấy phép sàn Forex hiện nay
Tìm hiểu về đường hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ là gì?
Đường hỗ trợ thể hiện mức giá thấp nhất của một cặp tiền tệ trong khoảng thời gian xác định nên được gọi với tên khác là Support hay Support Level. Tuy nhiên, trong phân tích kỹ thuật thì mức hỗ trợ được thể hiện trên biểu đồ giá bằng cách vẽ một đường nối các điểm thấp nhất được xem xét trong khoảng thời gian.
Mặc khác, phụ thuộc vào chiều hướng chuyển động của giá mà đường hỗ trợ có thể thẳng lên hay dốc lên hoặc dốc xuống. Bên cạnh đó, nhà đầu tư muốn xác định mức hỗ trợ chính xác có thể dựa vào sự kết hợp của các chỉ báo kỹ thuật khác.
Đường kháng cự là gì?
Đường kháng cự là gì? Đường kháng cự thể hiện mức giá cao nhất của một cặp tiền tệ trong khoảng thời gian xác định và có tên gọi khác là Resistance hay Resistance Level. Nhờ vậy, mà đa số nhà đầu tư trên thị trường đều hiểu được kháng cự có thể làm giá của cặp tiền tệ bị đảo chiều, nhưng để giữ được nó trong thời gian ngắn hay dài thì còn tùy vào thông tin và tâm lý của thị trường.
Trong phân tích kỹ thuật thì mức kháng cự được thể hiện trên biểu đồ giá bằng cách vẽ một đường thẳng nằm ngang để nối những đỉnh giá được xem xét trong khoảng thời gian nhất định và đường kháng cự có thể thẳng hay nghiêng tùy thuộc vào hành động giá. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể kết hợp những dải và đường xu hướng hay đường trung bình trượt, để xác định đường kháng cự là gì.
Xem thêm: https://sanuytin.com/ban-chat-thi-truong-forex/
Bản chất của đường hỗ trợ và kháng cự

Kháng cự và hỗ trợ cứng: Là mức kháng cự hỗ trợ của khung thời gian lớn như tháng năm, nhưng phụ thuộc vào loại thị trường và thời gian nhà đầu tư muốn giao dịch thì mức độ của kháng cự và hỗ trợ cứng sẽ khác nhau, nhưng nó có độ chính xác cao
Nếu nhà đầu tư đang giao dịch trên khung 1h thì kháng cự và hỗ trợ cứng có thể thuộc khung thời gian ngày hoặc nhà đầu tư tham gia thị trường có chu kỳ lớn như chứng khoán, ngoại hối thì cách xác định mức kháng cự và hỗ trợ cứng sẽ khác thị trường chu kỳ thấp như tiền ảo,…
Kháng cự và hỗ trợ không thể hoặc bị phá vỡ: Đúng vậy! Thị trường luôn có biến động, nên không thể chắc chắn điều gì cả, nên chứng khoán mới được gọi là trò chơi xác suất và kháng cự-hỗ trợ dùng để kiểm tra tâm lý với kỳ vọng của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại về tương lai, nên quan niệm trên là sai lầm.
Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ: Được hình thành trên tập hợp điểm gần nhau mà nơi đó giá có thể đảo chiều nên sẽ không có một mức giá chính xác nào thể hiện được mức giá của kháng cự và hỗ trợ thì đó là một vùng giá
Phân loại đường hỗ trợ và kháng cự

Đáy và đỉnh của đường hỗ trợ và kháng cự: Nó còn được biết đến với tên gọi là vùng giá bị đảo chiều cũ. Do đó, đa số nhà đầu tư sẽ dựa vào sự lặp lại giá, hành động trong quá khứ để đưa ra phán đoán cho tương lai.
Vùng giá tròn: Là các vùng giá của cổ phiếu hay hàng hóa sẽ tròn như: 20.000 đồng/cổ phiếu; 20.000 đồng/cổ phiếu;..Trong tiền điện tử thì BTC nhiều lần xác nhận vùng hỗ trợ dao động xung quanh khu vực 6.000 đô/BTC
Đường xu hướng: Cũng là một loại kháng cự hỗ trợ, nhưng nó được hình thành bằng việc nối hai đỉnh hoặc hai đáy gần nhất của một xu hướng lại với nhau như sau:
- Khi xu hướng giảm thì đường nối hai đỉnh sẽ hướng xuống dưới nên có một.
- Khi xu hướng tăng thì đường nối hai đáy hướng lên phía trên nên có một.
- Một kênh giá có thể hình thành từ 2 đường xu hướng là đường trên nối các đỉnh và đường dưới nối các đáy, như vậy sẽ có bốn trường hợp cho kênh giá tạo bởi 2 đường trendline.
Đường hỗ trợ và kháng cự, sẽ chuyển đổi cho nhau: Trong thị trường ngoại hối, những kháng cự sau khi bị phá vỡ có thể thành ngưỡng hỗ trợ và sau khi nó bị phá vỡ lại tiếp tục trở thành ngưỡng kháng cự.
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ và kháng cự dao động quanh mức giá hiện tại
- Trong rất nhiều đường hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư cần tập trung vào những vùng có mức giá gần nhất so với hiện tại, vì đây là những vùng giá mà nhà đầu tư sẽ tiếp cận sớm nhất và mang lại độ tin cậy cao hơn.
Đường hỗ trợ và kháng cự khi có khung thời gian đúng
- Việc xác định đường hỗ trợ và kháng cự sai thời gian sẽ dẫn đến việc lên kế hoạch thực hiện giao dịch không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, do xác định thời điểm không đúng mà một số nhà đầu tư đã vẽ quá nhiều đường gây ảnh hưởng đến hiệu suất của giao dịch.
- Vì vậy, nhà đầu tư nên hiểu rõ việc xác định mức hỗ trợ kháng cự tại các khung giờ càng lớn thì sẽ gia tăng mức độ uy tín của vùng kháng cự đó. Điều này giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm mua hoặc bán kịp thời, qua đó tạo ra lợi nhuận cao.
Giao dịch theo đường hỗ trợ và kháng cự
- Với chiến lược này thì nhà đầu tư nên lợi dụng thời điểm giá càng gần mức hỗ trợ thì sẽ có lợi cho việc mở giao dịch. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá nên trường hợp có sự đột phá quá mức hỗ trợ thì nhà đầu tư nên mở giao dịch bán.
- Mặc khác, những nhà phân tích và người tham gia thị trường có sự biến đổi một mức thành mức khác, mang tính chất quyết định trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch đối với một loại tài sản mà nhà đầu tư thấy phù hợp.
Nhà đầu tư cần lưu ý về đường hỗ trợ và kháng cự

- Đường hỗ trợ và kháng cự là các vùng ngưỡng nằm trên biểu đồ, được đánh dấu qua các mức độ thực hiện giao dịch, nhằm mục đích để thiết lập các điểm vào và ra trên biểu đồ.
- Hơn thế, ngưỡng hỗ trợ thường là mức thấp hơn mức giá hiện tại và ngưỡng kháng cự là mức cao hơn mức giá hiện tại. Cho nên, bất kỳ đáy nào cũng có thể là đường hỗ trợ và bất kỳ đỉnh nào cũng có thể là đường kháng cự.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào đường hỗ trợ và kháng cự cũng có vùng tiềm năng, mà nhà đầu tư phải thử nghiệm nhiều lần mới quyết định chính xác được. Đặc biệt, đừng cố gắng vẽ quá nhiều, thay vào đó hãy tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất.
- Các đường hỗ trợ và kháng cự mà trader vẽ không phải lúc nào cũng chạm vào mức cao hoặc thấp. Do việc vẽ kháng cự và hỗ trợ không phải là một môn học nào nên không cần phải quá chính xác, chủ yếu dựa vào kỹ năng của từng nhà đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư phải tự mình luyện tập và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ những trader trước mới cải nâng cao được hiệu quả.
- Trường hợp nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng Price Action thì việc xuất hiện các cây nến Pin Bar hay Fakey đặt đúng vùng kháng cự và hỗ trợ là 1 trong những chiến lược giao dịch phổ biến và được trader yêu thích nhất.
- Bên cạnh đó, giao dịch hỗ trợ và kháng cự nên kết hợp cùng với các công cụ bổ sung khác như chỉ báo động lượng, mô hình nến đảo chiều để loại bỏ các tín hiệu nhiễu vào lệnh được chính xác hơn.
Với những chia sẻ của Sàn Uy Tín về đường hỗ trợ và kháng cự thì nhà đầu tư có thể tham khảo và kết hợp thêm các chỉ báo khác để cho được kết quả tốt nhất trong giao dịch. Chúc nhà đầu tư luôn may mắn nhé!