X

Chỉ báo CE là gì trong chứng khoán và dùng thế nào?

Chỉ báo CE là gì trong chứng khoán và dùng thế nào?

CE là gì trong chứng khoán? Đây là tên viết tắt của từ Ceiling và có nghĩa là giá trần được hiển thị trong bảng chứng khoán. Chỉ những trader nào chuyên nghiên cứu về chứng khoán hay chơi chứng khoán thì mới biết chính xác CE là gì. Do đó, để những trader mới không cảm thấy ngỡ ngàng khi theo dõi bảng chứng khoán thì hãy tham khảo ngay những thông tin bổ ích sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé.

CE là gì trong chứng khoán?

CE la gì chứng khoán? Tìm hiểu CE là gì chứng khoán

Thuật ngữ CE trong chứng khoán có tên gọi đầy đủ là Ceiling hay còn có tên gọi khác là “Giá trần”. Đây là một trong những ký hiệu mà bất cứ nhà đầu tư nào khi chơi chứng khoán đều sẽ nhìn thấy CE ngay trên bảng giá điện tử chứng khoán vào mỗi ngày.

Dễ hiểu hơn thì CE thể hiện mức giá cao nhất là nhà đầu tư có thể bắt đầu đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong một ngày giao dịch và CE được nhà nước thiết lập trên các bảng chứng khoán nhằm mục đích là:

  • Giá trần giúp cho thị trường chứng khoán được ổn định hơn.
  • Thiết lập hàng rào để bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.
  • Đảm bảo môi trường đầu tư có sự minh bạch, tránh tình trạng bất ổn và làm giá cao trên thị trường chứng khoán.

Có thể thấy nhờ vào giá trần mà thị trường chứng khoán luôn có một mức giá cân bằng và nhà đầu tư có thể hiểu đúng giá trị của cổ phiếu ra sao. Từ đó, sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho quá trình đầu tư chứng khoán của mình.

Tuy nhiên, khi một cổ phiếu có giá đạt đến đỉnh điểm nhất định thì sẽ được gọi là tăng trần. Do đó, đa số nhà đầu tư thường hay nghe các chuyên gia nhắc đến tăng trần hay giảm trần, điều đó có nghĩa là đang chỉ xu hướng tăng hay giảm của những mã chứng khoán đó.

Cách tính CE đơn giản

Cổ phiếu CE là gì? CE là viết tắt của từ gì trong chứng khoán?

Muốn tính được giá trần trong bảng chứng khoán thì nhà đầu tư có thể áp dụng công thức tính giá CE như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó:

  • Giá tham chiếu: Mức giá đóng cửa ngay tại phiên giao dịch có thời gian gần trước đó nhất, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi và nhà đầu tư có thể nhận biết CE trên bảng điện tử chứng khoán qua màu sắc vàng được thể hiện trên đó.
  • Biên độ dao động: Tỉ số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng lên hay giảm xuống trong một phiên giao dịch và mức độ dao động này sẽ được phía sàn giao dịch quy định như Horse sẽ có mức giao động là 7% nhưng các broker khác như sàn HNX sẽ có 10% và sàn UpCom sẽ có 15%.

Quy tắc khi làm tròn CE

Trên thực tế thì khi nhà đầu tư tính toán xong thi kết quả luôn có số lẻ, nên người đầu tư nên học cách thức làm tròn số để dễ dàng phân tích hay tính toán khác. Đây cũng chính là một biện pháp mà những người tính toán ra bảng giá để giúp cho bảng giá không bị rối loạn khi nhìn vào.

Vì thế, để làm tròn được số lẻ khi tính CE thì nhà đầu tư nên ghi nhớ nguyên tắc như sau:

  • Giá trị biên độ lúc nào phải thích hợp với quy định bước giá chia hết
  • Giá trị biên độ được làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn giao dịch chứng khoán.

Ý nghĩa của CE trong chứng khoán

Ý nghĩa của CE trong chứng khoán là gì?

Như đã nhắc đến thì CE có nghĩa là giá trần và là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể mua hay bán ngay trong phiên giao dịch đó.

Như vậy, việc thiết lập giá trần của nhà nước để làm cho thị trường chứng khoán được ổn định, hạn chế những trường hợp đẩy giá cao hay thả giá từ phía thị trường cũng như hạn chế được những ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài đối với giá cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch.

Chính xác hơn thì mục đích việc tạo ra giá trần đó là tạo ra một sự cân bằng và bình ổn giá cho thị trường chứng khoán.

Nhưng đối với những nhà đầu tư thì việc hiểu rõ được giá trần sẽ giúp cho họ đưa ra những quyết định mua bán thích hợp nhất trong quá trình giao dịch đó. Người đầu tư có thể nắm bắt được nên mua cổ phiếu nào hay bán cổ phiếu nào trong ngày hôm đó để thu về lợi nhuận cao.

Phân biệt được giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

CE chứng khoán là gì? Phiên CE là gì?

Trên bảng giá điện tử chứng khoán, hầu hết nhà giao dịch sẽ nhìn thấy những ký hiệu và có nhiều mức giá khác nhau như giá trần, giá sàn, giá tham chiếu và nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ càng về loại giá này để có thể nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng và đồng thời đẩy nhanh quá trình đầu tư được thuận lợi hơn.

Về mặt ý nghĩa thì có thể lý giải như sau:

  • Giá trần: Mức giá cao nhất mà tại đó người giao dịch có thể đặt lệnh mua hay bán cổ phiếu trong một ngày giao dịch đó.
  • Giá sàn: Mức giá thấp nhất mà tại đó người đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán cổ phiếu trong một ngày giao dịch đó.
  • Giá tham chiếu: Mức giá cơ sở, nghĩa là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch diễn ra gần nhất trước đó.

Về hình thức thể hiện thì có điểm khác nhau như:

  • Giá trần hay CE có màu sắc tím trong bảng điện tử chứng khoán.
  • Giá sàn thì có màu sắc vàng trong bảng điện tử chứng khoán.
  • Giá tham chiếu mang màu sắc xanh dương trong bảng điện tử chứng khoán.

Cách thức sử dụng CE trong chứng khoán

CE là gì chứng khoán? Cách dùng CE

Việc nhà đầu tư biết được giá trần thì sẽ giúp cho công việc tính toán giá sàn hay giá tham chiếu được nhanh chóng hơn. Từ đó, nhà đầu tư có thể nắm bắt chính xác các mức giá đó, nên muốn thực hiện được điều này thì nhà đầu tư cần phải tính toán giá trần một cách nhanh nhất có thể.

Tiếp đó thì nhà đầu tư bắt đầu so sánh giá trần với giá tham chiếu, để có thể nhận định được xu hướng giá của cổ phiếu đó đang tăng hoặc giảm ở thời điểm hiện tại so với quá khứ như thế nào. Theo đó, nhà đầu tư sẽ biết được nên mua hay bán những mã cổ phiếu nào sẽ tốt cho phiên giao dịch ngày hôm nay.

CE là một mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể mua hay bán trong ngày giao dịch, tuy nhiên mức giá của nó sẽ không cố định và sẽ có sự biến đổi liên tục ngay trên bảng giá chứng khoán, nên nhà đầu tư cần liên tục quan sát trong quá trình giao dịch hàng ngày của sở giao dịch chứng khoán.

Chẳng hạn như mỗi một sàn giao dịch chứng khoán đều có mức giá trần, giá sàn hay biên độ dao động đều không giống nhau như:

  • Sàn Hose có mức biên độ dao động khi đạt đến đỉnh điểm sẽ là 7% thì được gọi là tăng trần và với toàn bộ quá trình giao dịch đều giống như vậy, duy chỉ có phiên giao dịch đầu tiên sẽ có biên độ dao động tối đa là 20%.
  • Sàn HNX có biên độ dao động tối đa sẽ là 10% và cũng được gọi là quá trình tăng trần, tại phiên giao dịch đầu tiên sẽ có biên độ dao động tối đa sẽ được tính là 30%.
  • Sàn UPcoM có biên độ dao động tối đa bình thường sẽ là 15% và phiên giao dịch đầu tiên sẽ được tính là 40%.

Vì vậy, nhà đầu tư có thể căn cứ vào giá trần trên để có thể biết được đâu là cổ phiếu tiềm năng, cổ phiếu blue chip hoặc các loại cổ phiếu khác và có nên đầu tư vào hay không. Bởi đây chính là bước đầu tiên quan trọng cần cho những nhà đầu tư nào đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán và trader cũng cần hiểu rõ được mỗi ngày bản thân nên giao dịch như thế nào để có lợi nhuận nhất.

Những chia sẻ của Sanuytin.com về CE là gì trong chứng khoán, hy vọng trader sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, cũng như sử dụng nó sao cho hiệu quả trong quá trình giao dịch của mình trên các broker chứng khoán. Nhưng cần lưu ý luôn cập nhật bảng giá chứng khoán để có thể nắm bắt được những thay đổi mới nhất của thị trường và đưa ra quyết định mua bán đúng nhất.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.