Thứ Hai, 16 Tháng Sáu, 2025
  • Trang chủ
  • Liên hệ
SANUYTIN
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Chiến lược giao dịch
    • Hướng dẫn
    • Tài chính
    • Đầu tư
    • Ebook hay
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Chiến lược giao dịch
    • Hướng dẫn
    • Tài chính
    • Đầu tư
    • Ebook hay
SANUYTIN
No Result
View All Result

Trang chủ » Kiến thức » Đầu tư » Wyckoff là gì? Tìm hiểu về phương pháp Wyckoff

Wyckoff là gì? Tìm hiểu về phương pháp Wyckoff

by Jessica Huynh
23/02/2022
in Đầu tư, Kiến thức
Wyckoff là gì? Tìm hiểu về phương pháp Wyckoff

Wyckoff là gì? Tìm hiểu về phương pháp Wyckoff

3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Chia sẻ:

Wyckoff là gì? Cách sử dụng Wyckoff để tiếp cận xu hướng thị trường? Quy luật khi sử dụng phương pháp này là gì? Đây đều là những câu hỏi mà giới đầu tư đang tìm hiểu trong thời gian qua. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến mô hình Wyckoff để trader tham khảo nhé!

  • Top mô hình Price Action quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm giữ
  • Top những cuốn sách đầu tư Forex hay nhất hiện nay
  • Top những phần mềm phân tích chứng khoán
  • Top những sàn giao dịch chứng khoán quốc tế uy tín mà tại Việt Nam bạn có thể chơi

Nội dung của trang:

  • Wyckoff là gì?
  • 3 quy luật nằm trong phương pháp Wyckoff là gì?
    • 5 Cách Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Giao Dịch Tiền Điện Tử
    • Chỉ số DAX 30 là gì? 4 cách đầu tư DAX 30 hiệu quả
    • Chiến lược Scalping M5: Cách giao dịch hiệu quả trong khung 5 phút
    • Nến Doji bóng dài là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
    • Quy luật Cung – Cầu
    • Luật nhân quả
    • Quy luật nỗ lực và kết quả
  • Sơ đồ Wyckoff trong giai đoạn tích lũy và phân phối
    • Sơ đồ Wyckoff trong chu kỳ tích lũy
      • Các giai đoạn xảy ra trong chu kỳ tích lũy
      • Các giai đoạn trong một chu kỳ tích lũy
    • Sơ đồ Wyckoff trong chu kỳ phân phối
      • Các giai đoạn xảy ra trong chu kỳ phân phối
      • Các giai đoạn trong chu kỳ phân phối

Wyckoff là gì?

Wyckoff là một phương pháp phân tích tài chính
Wyckoff là một phương pháp phân tích tài chính

Wyckoff là một phương pháp phân tích tài chính trong đó bao gồm hàng loạt bộ quy luật, nguyên tắc cùng kỹ năng giao dịch được thiết kế sẵn, nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan thị trường và tìm ra những loại cổ phiếu tiềm năng sinh lời cao hay xác định được mục tiêu khi giao dịch.

Người phát hiện ra phương pháp Wyckoff chính là Richard Demille Wyckoff – Một trong những huyền thoại xuất sắc trong giới tài chính thế giới và chuyên gia hàng đầu trong phân tích kỹ thuật tài chính.

Wyckoff cũng chính là nền tảng cơ bản dành cho các mẫu hình, chiến lược giao dịch đang được sử dụng hiện nay như mô hình Spring and Upthrust và phương pháp phân tích khối lượng và giá. Nhưng hiện tại, phương pháp Wyckoff đang dần được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa, trái phiếu hay tiền điện tử.

3 quy luật nằm trong phương pháp Wyckoff là gì?

Khi đã hiểu được khái niệm về phương pháp Wyckoff là gì thì nhà đầu tư cũng nên chú ý đến bộ 3 quy luật quan trọng nằm trong sơ đồ Wyckoff như sau:

Bài viết cùng chủ đề

5 Cách Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Giao Dịch Tiền Điện Tử

Chỉ số DAX 30 là gì? 4 cách đầu tư DAX 30 hiệu quả

Chiến lược Scalping M5: Cách giao dịch hiệu quả trong khung 5 phút

Nến Doji bóng dài là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

Quy luật Cung – Cầu

Đây là quy luật đầu tiên và cũng là nội dung trọng tâm của chiến lược phân tích tài chính này. Phương pháp này cho nhà đầu tư biết được giá sẽ tăng lên khi cầu lớn hơn cung và ngược lại, khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ suy giảm:

  • Cung > Cầu => Giá sẽ tăng lên
  • Cung < Cầu => Giá sẽ suy giảm
  • Cung = Cầu => Giá hầu như không có sự thay đổi

Muốn xác định rõ ràng sức mạnh của nguồn cung cầu thì có thể tiến hành so sánh giá với khối lượng giao dịch. Nhưng trên thực tế, công việc này tốn khá nhiều thời gian để nhà đầu tư học hỏi và phân tích.

Luật nhân quả

Luật nhân quả hay được biết đến là quy luật nguyên nhân và kết quả, thường được sử dụng khi muốn xác định mục tiêu giá dựa vào thời gian tích lũy, thông qua các biểu đồ của Point & Figure.

Nhà giao dịch dự báo được mức giá kỳ vọng thông qua việc xác định mức độ tiềm năng của một xu hướng đang được tạo thành
Nhà giao dịch dự báo được mức giá kỳ vọng thông qua việc xác định mức độ tiềm năng của một xu hướng đang được tạo thành

Nói một cách dễ hiểu thì khi giá di chuyển trong thị trường Sideway càng lâu, khi nó bắt đầu thoát ra khỏi khu vực tích lũy đó sẽ tạo ra sức mạnh xu hướng càng lớn. Việc tích lũy cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến hình thành sức mạnh của xu hướng thị trường.

Quy luật này giúp cho nhà giao dịch dự báo được mức giá kỳ vọng thông qua việc xác định mức độ tiềm năng của một xu hướng đang được tạo thành từ chính nền tảng tích lũy hay phân phối.

Quy luật nỗ lực và kết quả

Quy luật này phản ánh các tín hiệu về một sự thay đổi xu hướng có thể diễn ra trong tương lai.
Quy luật này phản ánh các tín hiệu về một sự thay đổi xu hướng có thể diễn ra trong tương lai.

Quy luật này phản ánh các tín hiệu về một sự thay đổi xu hướng có thể diễn ra trong tương lai. Quá trình phân kỳ giữa mức giá cùng khối lượng thường sẽ cho thấy được tình hình biến động của hành động giá trên thị trường.

Giá có sự thay đổi được xem là kết quả của sự nỗ lực, thể hiện qua sự biến đổi của khối lượng giao dịch. Nếu như giá và khối lượng biến động một cách tương đồng nhau thì có thể xu hướng thị trường vẫn sẽ tiếp diễn, nhưng nếu chúng có quá nhiều sự khác biệt trong biên độ dao động thì có khả năng xu hướng thị trường phải dừng lại.

Sơ đồ Wyckoff trong giai đoạn tích lũy và phân phối

Trong bốn giai đoạn của mô hình Wyckoff thì tích lũy và phân phối là 2 chu kỳ quan trọng quyết định đến tình hình của thị trường. Wyckoff cũng đã thiết lập các mẫu hình để thể hiện các sự kiện xảy ra trong 2 chu kỳ này để nhà đầu tư hiểu rõ được chuyện gì đang diễn ra trên thị trường.

Mỗi một giai đoạn này đều được phân thành 5 chu kỳ từ A cho đến E và trong đó có nhiều vấn đề xảy ra, cụ thể như sau:

Sơ đồ Wyckoff trong chu kỳ tích lũy

Các giai đoạn xảy ra trong chu kỳ tích lũy

5 giai đoạn tích lũy của phương pháp phân tích tài chính
5 giai đoạn tích lũy của phương pháp phân tích tài chính
  • PS (Preliminary Support – Hỗ trợ cơ sở): Khi xuất hiện một lượng mua đáng kể kể từ sau xu hướng giảm giá dài hạn, ngầm báo hiệu xu hướng thị trường giảm giá sắp kết thúc.
  • SC (Selling Climax – Cao điểm bán): Thời điểm mà áp lực bán được thúc đẩy lên đến đỉnh điểm. Ngay tại thời điểm này, giá sẽ đóng cửa phía trên các đáy cũ trong mô hình, nhằm cho thấy hành động mua vào của những đối tượng lớn.
  • AR (Automatic Rally – Biểu tình tự động): Một đợt phục hồi chuẩn bị xảy ra theo cách tự nhiên và áp lực bán cũng đã suy giảm đi cộng thêm một lực mua mới đã thúc đẩy giá tăng vọt nhanh.
  • ST (Secondary Test – Thử nghiệm thứ cấp): Thị trường đang chuẩn bị kiểm tra lại khu vực giá của sự kiện SC để Test nguồn cung cầu và khi giá tiếp cận đến vùng đáy của SC để kiểm tra khu vực hỗ trợ thì khối lượng giao dịch cũng mức độ chênh lệch giá đang suy yếu. Do có thể có 1, 2 hoặc nhiều ST sau một SC.
  • Test (Kiểm tra): Đa số các đối tượng lớn sẽ kiểm tra lại nguồn cung trong suốt quá trình TR hoặc ngay tại các vị trí quan trọng của chu kỳ tăng giá. Nếu như nguồn cung tăng nhanh chóng sẽ đẩy giá xuống thấp hơn và chứng tỏ thị trường chưa thực sự chuẩn bị cho xu hướng tăng. Một lần kiểm tra thành công là khi giá hình thành đáy cao hơn và khối lượng giao dịch lại giảm.
  • SOS (Sign of Strength – Dấu hiệu của sức mạnh): Khối lượng giao dịch cùng biến động giá ngày càng tăng hơn.
  • LPS (Last Point of Support – Điểm hỗ trợ gần nhất): Khoảng cách đáy cuối cùng được hình thành sau SOS. Trong sơ đồ chu kỳ tích lũy, có thể tồn tại nhiều hơn một điểm LPS mặc dù theo định nghĩa của nó là cuối cùng.
  • BU (Back-up): Một thuật ngữ được đặt ra bởi Robert Evans – Giáo viên nổi tiếng của phương pháp Wyckoff vào những năm 1930 đến 1960. Theo ông, BU có thể xuất hiện dưới nhiều hình dáng khác nhau như Pullback hoặc là một TR mới ở mức cao hơn trước khi tạo ra SOS.

Các giai đoạn trong một chu kỳ tích lũy

  • Giai đoạn A: Báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng giảm trước đó, cho dù nguồn cung vẫn đang chiếm ưu thế nhưng cũng đã dần suy giảm xuống và thể hiện qua các chu kỳ PS và SC.
  • Giai đoạn B: Thời gian mà các Composite Man đang có hành động tích lũy và được xem là bắt đầu của nguyên nhân trong bộ quy tắc nhân quả và giai đoạn này thường sẽ kéo dài cũng khá lâu.
  • Giai đoạn C: Giai đoạn này thường thực hiện kiểm tra cuối cùng đẩy giá xuống thấp, tạo ra một Spring. Đây có thể được xem là một cái bẫy dành cho người bán vì giá vượt khỏi các mức hỗ trợ trước đó. Tuy nhiên, ngay sau đó giá sẽ dần dần hình thành các mức cao hơn, nếu nhà đầu tư không thực sự sáng suốt rất dễ thua lỗ.
  • Giai đoạn D: Giai đoạn chuẩn bị tiến hành kết quả trong luật nhân quả, đánh dấu một xu hướng mới sắp diễn ra. Nhưng giai đoạn này vẫn sẽ có từng đợt Pullback cũng là cơ hội tốt để nhà giao dịch mua vào.
  • Giai đoạn E: Giai đoạn cuối cùng của quá trình tích lũy. Tại đây, giá đã vượt ra khỏi giới hạn giao dịch, do nhu cầu trên thị trường tăng cao và từ đây, thị trường bước vào xu hướng tăng theo cách mạnh mẽ.

Sơ đồ Wyckoff trong chu kỳ phân phối

Các giai đoạn xảy ra trong chu kỳ phân phối

5 giai đoạn của chu kỳ phân phối
5 giai đoạn của chu kỳ phân phối
  • PSY (Preliminary Supply – Nguồn cung sơ bộ): Một loại tài sản được bán ra sau một chu kỳ tăng và thường khối lượng cũng sẽ tăng rõ rệt đi kèm với biên độ lớn của giá.
  • BC (Buying Climax – Cao trào mua): Khối lượng giao dịch và biên độ giá vẫn đang tiếp tục tăng, áp lực mua lên đến đỉnh điểm và giá vẫn có thể đạt mức cao nhất tại thời điểm này.
  • AR (Automatic Reaction – Phản ứng tự động): Sau giai đoạn BC, áp lực mua đã giảm sút đáng kể, nguồn cung thì lại tăng dần và bắt đầu xuất hiện từng đợt bán.
  • ST (Secondary Test – Thử nghiệm thứ cấp): Giá quay trở lại vùng BC để Test nguồn cung cầu hay Test lại các mức kháng cự. Nhưng để kiểm tra thành công thì nguồn cung phải lớn hơn nguồn cầu và khối lượng giao dịch phải giảm, cùng biến động giá cũng ít hơn.
  • SOW (Sign Of Weakness – Dấu hiệu suy yếu): Nguồn cung đang dần chiếm ưu thế, cho thấy qua việc khối lượng và biên độ giá cùng tăng trong khi giá lại dần suy giảm xuống.
  • LPS (Last Point Of Supply – Nguồn cung cuối cùng): Một đợt phục hồi yếu cùng với biên độ thu hẹp, phản ánh thị trường không còn khả năng thúc đẩy giá tăng vọt và các đợt bán cuối cùng cũng đã xảy ra ngay tại đây.

Các giai đoạn trong chu kỳ phân phối

  • Giai đoạn A: Báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng tăng trước đó.
  • Giai đoạn B: Thời điểm mà các Composite Man đang chuẩn bị bán, cũng được xem là một bắt đầu cho nguyên nhân trong bộ quy luật nhân quả.
  • Giai đoạn C: Thời gian để tiến hành một bài kiểm tra cuối cùng để thúc đẩy tăng cao hơn và đồng thời hình thành một cái bẫy giá dành cho nhà đầu tư nào thiếu kinh nghiệm giao dịch.
  • Giai đoạn D: Một xu hướng giảm mới đang chuẩn bị diễn ra và giai đoạn này gần như phản chiếu của thời kỳ D trong giai đoạn tích lũy.
  • Giai đoạn E: Chu kỳ cuối cùng của giai đoạn phân phối, đánh dấu một quá trình khởi đầu của xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ thể hiện rõ ràng xuống dưới phạm vi giao dịch do nguồn cung đang chiếm lợi thế mạnh mẽ so với cầu.

Bài viết trên cũng đã giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ được khái niệm về Wyckoff là gì, có thể thấy phương pháp này được phát triển dựa trên lĩnh vực chứng khoán. Do đó, nếu trader nắm vững được bản chất của nó thì có thể dễ dàng áp dụng Wyckoff vào trong bất cứ thị trường nào. Nếu còn thắc mắc về bất cứ vấn đề gì thì có thể tìm hiểu trong Sanuytin.com nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: mô hình wyckoffphương pháp wyckoffSơ đồ Wyckoff
Next Post
Triển vọng giá Yên Nhật: USD/CHF, USD/JPY vượt lên các mức hỗ trợ, kháng cự chính

Triển vọng giá Yên Nhật: USD/CHF, USD/JPY vượt lên các mức hỗ trợ, kháng cự chính

Subscribe
Login
Notify of
guest
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Sàn Forex Đề Cử
1
LiteFinance
2
Saxo Bank
3
Interactive Brokers
4
Pepperstone
5
Ducascopy

Top sàn Forex uy tín
Bài viết mới
5 Cach Phong Ngua Rui Ro Trong Giao Dich Tien Dien Tu 2

5 Cách Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Giao Dịch Tiền Điện Tử

09/05/2025
3.2k
Chỉ số DAX 30 là gì? 4 cách đầu tư DAX 30 hiệu quả

Chỉ số DAX 30 là gì? 4 cách đầu tư DAX 30 hiệu quả

18/02/2025
3.2k
Chiến lược Scalping M5: Cách giao dịch hiệu quả trong khung 5 phút

Chiến lược Scalping M5: Cách giao dịch hiệu quả trong khung 5 phút

18/02/2025
3.2k
Nến Doji bóng dài là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

Nến Doji bóng dài là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

17/02/2025
3.2k
Nến Piercing Line là gì? Cách nhận diện và giao dịch hiệu quả

Nến Piercing Line là gì? Cách nhận diện và giao dịch hiệu quả

17/02/2025
3.2k
Lệnh OCO là gì? Cách đặt lệnh OCO để tối ưu lợi nhuận và giảm rủi ro

Lệnh OCO là gì? Cách đặt lệnh OCO để tối ưu lợi nhuận và giảm rủi ro

14/02/2025
3.2k
Cách mở tài khoản tại LiteFinance nhanh chóng và dễ dàng

Cách mở tài khoản tại LiteFinance nhanh chóng và dễ dàng

14/02/2025
3.3k
Price Impact là gì? Cách giảm thiểu tác động giá khi giao dịch

Price Impact là gì? Cách giảm thiểu tác động giá khi giao dịch

13/02/2025
3.2k
FSCA là gì? Vai trò của FSCA trong thị trường tài chính

FSCA là gì? Vai trò của FSCA trong thị trường tài chính

13/02/2025
3.2k
Backcom Exness là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhận Backcom sàn Exness

Backcom Exness là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhận Backcom sàn Exness

12/02/2025
3.2k
Stochastic RSI là gì? So sánh với RSI và cách áp dụng hiệu quả

Stochastic RSI là gì? So sánh với RSI và cách áp dụng hiệu quả

12/02/2025
3.2k
Chiến lược kết hợp Ichimoku và Fibonacci để giao dịch hiệu quả

Chiến lược kết hợp Ichimoku và Fibonacci để giao dịch hiệu quả

11/02/2025
3.2k
Chia sẻ:
logo

SANUYTIN – Website chuyên đánh giá các sàn Forex uy tín đáng tin cậy số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi cập nhật liên tục các thông tin từ tiền thưởng Forex cho đến các sàn lừa đảo mới nhất giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn khi chọn cho mình một sàn giao dịch Forex mới.

https://sanuytin.com

Tầng 23, AB Tower, 76A Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

support@sanuytin.com

THÔNG TIN

Giới thiệu

Tuyển dụng

Điều khoản

Chính sách

Liên hệ

Tài khoản thực

DMCA.com Protection Status

TÌM KIẾM NHIỀU

Đánh giá sàn Forex uy tín chính xác

Sàn Forex bonus không ký quỹ

Danh sách sàn Forex lừa đảo

TIN NỔI BẬT
Top 9 đồng coin sắp lên sàn Binance: Cơ hội đầu tư không thể bỏ lỡ

Top 9 đồng coin sắp lên sàn Binance: Cơ hội đầu tư không thể bỏ lỡ

by Jessica Huynh
18/10/2024
0
3.6k

Bảng xếp hạng sàn Forex uy tín nhất 2024

Bảng xếp hạng sàn Forex uy tín nhất 2024

by Jessica Huynh
08/05/2024
0
3.5k

Top ứng dụng đào coin bằng điện thoại tốt và uy tín hiện nay

Top ứng dụng đào coin bằng điện thoại tốt và uy tín hiện nay

by Jessica Huynh
15/09/2023
0
3.7k

© 2024 Bản quyền thuộc về SÀN UY TÍN. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng lại nội dung!

Sàn Uy Tín: Website uy tín, độc lập đáng tin cậy hàng đầu tại Việt Nam chuyên đánh giá các sàn giao dịch tài chính bao gồm cả Forex. Lĩnh vực tài chính luôn đầy rủi ro, chúng tôi cập nhật liên tục các thông tin từ tiền thưởng Forex cho đến các sàn lừa đảo mới nhất giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn khi chọn cho mình một sàn tài chính, sàn Forex để giao dịch. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi tại support@sanuytin.com



5 / 5 ( 1 bình chọn )
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Chiến lược giao dịch
    • Hướng dẫn
    • Tài chính
    • Đầu tư
    • Ebook hay

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz