USD Index là gì? Trong thị trường giao dịch ngoại hối, Đô la Mỹ được xem là một đồng tiền có sức ảnh hưởng đến những tiền tệ khác nên nó được gọi là chỉ số USD Index. Vậy nó quan trọng như thế nào trong thị trường tiền tệ? Hãy cùng Sàn Uy Tín tìm hiểu nhé!
- Top 7 coin nền tảng BNB Chain không thể bỏ lỡ 2023
- Top 7 sách Forex ấn tượng dành cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường Forex
- Top các công ty chứng khoán uy tín nhất hiện nay
- Top các loại chứng khoán đáng đầu tư nhất trên thị trường
USD Index là gì?
USD Index là gì? USD Index (DXY) là chỉ số biểu hiện giá trị đo lường của Đồng Đô la so với những đồng tiền tệ chính khác đến từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và là đối tác của Mỹ. Ngoài ra, sự biến động giá trị của những loại tiền tệ trong chỉ số này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm của chỉ số US Dollar Index.
Có thể nói chỉ số USD Index được tính theo trọng số, điều này có nghĩa những thành viên tạo nên USD Index này thường có một giá trị trọng số không giống nhau. Vì thế, sự tăng hay giảm của những thành viên trong chỉ số này tạo nên sự ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến chiều hướng lên và xuống của chỉ số.
USD Index có sự liên kết với 6 loại tiền tệ chính khác đó là: Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đô la Canada (CAD), Kronor Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Trong đó thì đồng Euro được cho là có sức ảnh hưởng mạnh đến Đô la Mỹ.
Chính điều này, đã phản ánh rằng chỉ số USD Index tăng có nghĩa là USD mạnh và USD Index giảm đồng nghĩa USD đang suy yếu. Cho thấy sự tác động vào lực cung cầu của đồng USD trên thị trường tiền tệ thế giới.
Lịch sử hình thành chỉ số USD Index
Năm 1973, nhằm mục đích theo dõi đồng USD thì Cục Dự Trữ Liên Bang FED đã tạo ra chỉ số USD Index này. Thế nhưng, khi Tổng thống Nixon từ bỏ vị trí đó thì đã cho phép đồng Đô la Mỹ được thả nổi trên thị trường tiền tệ. Lúc trước thì đồng Đô la luôn có mức cố định là 35 USD/ ounce vàng kể năm 1944 chính là thời gian diễn ra thỏa thuận với Bretton Woods.
Do đó, USD Index được đánh dấu bằng cột mốc 100 và phần trăm này đã có nhiều sự thay đổi kể từ khi giá trị cơ bản của nó được tạo ra. Thời điểm cao nhất mà USD Index được tạo ra ở mức 163,83 vào năm 1985. Điều này thể hiện đồng USD cao hơn 63,83% so với năm đầu tiên tạo ra chỉ số USD Index.
Mức thấp nhất mà USD Index được thiết lập là 71,58 vào năm 2008 và thấp hơn 28,42% so với lúc mới được tạo ra. Nhưng kể từ 1985 thì USD Index tiếp tục được duy trì và quản lý bởi ICE. Đồng thời “U.S Dollar Index” là thương hiệu đã được đăng ký bản quyền thương mại.
Thành phần cấu tạo chỉ số DXY
Giá trị của đồng đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ khác được sử dụng để tính chỉ số USD (DXY). Cụ thể như sau:
- Euro (EUR)
- Yên Nhật (JPY)
- Bảng Anh (GBP)
- Dollar Canada (CAD)
- Franc Thụy Sĩ (CHF)
- Krona Thụy Điển (SEK)
Dựa trên giá trị thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia phát hành các loại tiền tệ đó, trọng số của mỗi loại tiền tệ trong chỉ số USD được thiết lập như sau:
Loại tiền tệ |
Tỷ trọng |
Euro |
57,60% |
Yên Nhật |
13,60% |
Bảng Anh |
11,90% |
Dollar Canada |
9,10% |
Franc Thụy Sĩ |
3,60% |
Krona Thụy Điển |
4,20% |
Với 57,6% trong USD Index, đồng Euro là loại tiền tệ có tỷ lệ lớn nhất. Điều này cho thấy đồng Euro có ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị của USD. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cập nhật trọng số tiền tệ USD hàng tháng.
Công thức tính USD Index
USD Index được tính bằng công thức sau:
USDX = 50,14348112 × EURUSD – 0,576 × USDJPY 0,136 × GBPUSD – 0,19 × USDCAD 0,091 × USDSEK 0,042 × USDCHF 0,036
Dựa vào công thức phía trên, có thể thấy mỗi loại tiền tệ sẽ nhân với trọng số và trọng số phải là số dương thì đồng USD là tiền tệ cơ sở, ngược lại trọng số là số âm thì đồng USD là tiền tệ biến đổi.
Đặc biệt, trong 6 loại ngoại tệ trên thì chỉ có hai tiền tệ đó là: Đồng Euro và Bảng Anh có duy nhất Đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở và 4 tiền tệ còn lại đều có đồng Đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số USD
USD Index chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố chính sau:
Chính sách tiền tệ của Fed
Đồng đô la Mỹ tăng giá khi Fed tăng lãi suất vì nó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, điều này làm tăng nhu cầu về đồng tiền này. Ngược lại, đồng đô la Mỹ mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi Fed cắt giảm lãi suất, làm giảm nhu cầu và giá trị của đồng USD.
Tình trạng của nền kinh tế Mỹ
Do nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ nên nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của Mỹ ngày càng lớn, điều này làm tăng nhu cầu về USD và giá trị của nó. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ suy thoái dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ giảm, làm giảm nhu cầu đối với USD và giảm giá trị của nó.
Tình trạng kinh tế của các quốc gia khác
Nhu cầu về USD tăng lên khi nền kinh tế của các quốc gia khác suy thoái, điều này làm tăng giá trị của USD. Mặt khác, nhu cầu USD giảm khi nền kinh tế của các quốc gia khác tăng trưởng nhanh, làm giảm giá trị USD.
Chính sách lãi suất của các quốc gia khác
Các nhà đầu tư sẽ chuyển sang đầu tư vào tiền tệ của các quốc gia khác khi lãi suất ở đó cao hơn ở Mỹ, điều này sẽ làm giảm nhu cầu và giá trị của đồng USD. Mặt khác, khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất Mỹ, nhà đầu tư sẽ chuyển sang sử dụng đô la Mỹ, điều này sẽ làm tăng nhu cầu và giá trị của đồng USD.
Bối cảnh chính trị toàn cầu
Các nhà đầu tư sẽ chuyển sang đồng đô la Mỹ để đảm bảo an toàn khi điều kiện chính trị toàn cầu bất ổn, điều này sẽ làm tăng nhu cầu và giá trị của đồng USD. Mặt khác, nhu cầu USD giảm khi điều kiện chính trị toàn cầu ổn định khiến giá trị USD giảm.
Vai trò của USD Index trong giao dịch Forex?
Qua những gì ở trên cũng đủ thấy rằng USD Index là một chỉ số vô cùng quan trọng mà trader không nên bỏ qua nó bởi vì:
Nhờ vào nền kinh tế phát triển vượt bậc của Mỹ, đã tạo ra sức ảnh hưởng của đồng USD trên khắp thế giới và trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất toàn cầu. Vì vậy, khi có một sự biến động từ USD sẽ gây ra ảnh hưởng đến thị trường Forex kéo theo các đồng tiền tệ khác hoặc những loại hàng hóa như vàng, bạc, dầu thô… cũng sẽ có biến động.
Như đã phân tích trên, USD Index tăng có nghĩa USD mạnh thì nhà đầu tư có thể đưa ra các chiến lược mua đồng USD so với các đồng tiền khác. Ngược lại, nếu USD Index giảm tức là USD đang suy yếu đi thì trader nên hạn chế mua vào đồng USD hoặc có thể sử dụng chiến lược bán khống đồng USD và chuyển qua mua vàng cũng được.
Hơn thế nữa, USD Index có sự liên kết của 6 loại ngoại tệ, nên nhà đầu tư có thể vận dụng USD Index đưa ra dự đoán cho những đồng tiền khác có liên quan đồng USD. Tuy nhiên, đáng quan tâm nhất chính là cặp tiền tệ EURUSD có tỷ trọng quá bán 57,6%, đồng nghĩa với việc USD Index xảy ra biến động ngược chiều với EUR/USD. Nhà đầu tư có thể lợi dụng điều này của USD để giao dịch kiếm lời.
Cách đọc chỉ số USD Index chính xác
Bạn có thể theo dõi chỉ số DXY bằng cách sử dụng các trang web chứng khoán như Tradingview.com, Invest.com và ifcmarkets.com. Bạn có thể xem biểu đồ chuyển động của USD Index trên các nền tảng này, giống với biểu đồ giá chứng khoán.
Mỗi ngày, mỗi tuần và cứ 286 ngày trong năm, chỉ số DXY được tính toán. Với giá trị tham chiếu là 100,00, nó so sánh giá trị của đồng đô la Mỹ với một nhóm chỉ số cơ bản.
Ví dụ: Nếu chỉ số DXY hiện ở mức 106,98, điều đó có nghĩa là nó đã tăng 6,98% kể từ thời điểm bắt đầu. Ngược lại, nếu chỉ số này là 67,3, điều đó cho thấy USD Index đã giảm 32,7% so với giá trị ban đầu.
Cách áp dụng chỉ số USD Index
Để áp dụng chỉ số USD Index hiệu quả, nhà đầu tư có thể thực hiện như sau:
Áp dụng USD Index để tạo ra lợi nhuận
- Thực sự thì bản chất của USD Index cũng chỉ là chỉ số biến động trên thị trường nên vẫn có thể được mua bán theo dạng CFD.
- Tuy nhiên với hợp đồng chênh lệch thì bất cứ cái gì biến động trên thị trường đều đem ra giao dịch được để kiếm lời từ sự chênh lệch đó. Tương tự như nhà đầu tư đang mua bán các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
Áp dụng USD Index để dự đoán các cặp tiền tệ
- Nhờ sự biến động của USD Index mà nhà đầu tư có thể đưa ra dự đoán được sự biến động của những cặp tiền tệ khác có liên quan đến nó.
- Đầu tiên, trong USD Index thì Euro chiếm tỷ trọng cao tới 57,6%. Cho nên USDX có sự biến động ngược chiều với cặp EUR/USD. Căn cứ vào xu hướng của USD Index, mà nhà đầu tư có thể đưa ra dự đoán về sự chuyển động của cặp tiền tệ EUR/USD để kiếm lời từ nó.
- Ngoài ra, vẫn có thể áp dụng USD Index để đưa ra dự đoán bất cứ cặp tiền tệ nào có liên kết với đồng USD như: GBPUSD, AUDUSD, USDJPY,… Nếu những biến đổi của đồng USD đến từ những dữ liệu của nền kinh tế Mỹ như FED thay đổi lãi suất, tỷ lệ lạm phát,…Thì trader có thể dựa vào chỉ số USD Index đưa ra dự đoán cho các cặp tiền tệ liên quan đến USD.
Qua bài viết giải thích USD Index là gì của Sàn Uy Tín, hy vọng nhà đầu tư có thể biết cách vận dụng chỉ số USD Index vào trong giao dịch để tạo ra lợi nhuận cho chính bản thân mình và đừng quên kết hợp thêm kiến thức để tạo ra hiệu suất tốt nhất. Chúc các bạn thành công.