Thị trường chứng khoán đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong giới đầu tư. Trong đó phải nhắc đến tự doanh chứng khoán – Một dạng nghiệp vụ của những công ty chứng khoán có vai trò chủ chốt trong chứng khoán.
Vậy nhà đầu tư đã nắm bắt được hết những đặc điểm của tự doanh chứng khoán là gì hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết sau đây để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân trader nhé.
- Forex 100%-Những kinh nghiệm quý báu từ thị trường ngoại hối
- Forex Factory là gì? Bí kiếp sử dụng Forex Factory hiệu quả 2023
- Forex là gì? Hướng dẫn chơi Forex cho người mới bắt đầu
- Forex là gì? Tìm hiểu thị trường hấp dẫn nhất hành tinh hiện nay
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán chính là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của một cá nhân đối với vốn hoặc tài sản của doanh nghiệp. Chứng khoán thường hiện diện dưới những hình thức như chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ.
Tìm hiểu về khái niệm tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán thực sự chỉ là một quá trình kinh doanh mà công ty chứng khoán có vai trò giống như một người đầu tư trên thị trường. Theo đó, họ sẽ tiến hành mua bán chứng khoán cho chính bản thân mình qua cơ chế giao dịch khớp lệnh hay các thỏa thuận diễn ra trên các broker hoặc các thị trường phi tập trung.
Hình thức giao dịch trong tự doanh chứng khoán
Trong các công ty tự doanh chứng khoán đều được thực hiện theo hai hình thức giao dịch chính đó là:
- Giao dịch trực tiếp: Phiên giao dịch xảy ra giữa hai doanh nghiệp chứng khoán hay quá trình diễn ra giữ một công ty chứng khoán với người đầu tư thông qua thỏa thuận. Trong đó, các đối tượng của giao dịch trực tiếp đều là những chứng khoán đã được niêm yết hay giao dịch trên thị trường phi tập trung – OTC.
- Giao dịch gián tiếp: Phiên giao dịch mà công ty chứng khoán đã thực hiện lệnh mua bán chứng khoán ở sở giao dịch chứng khoán và lệnh giao dịch đều có thể được tiến hành với bất cứ trader nào không được xác định trước.
Mục đích của quá trình tự doanh chứng khoán
Trên thị trường đa số những công ty chứng khoán đều cho triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, nhằm để bắt đầu những mục tiêu như sau:
- Hưởng lợi từ sự chênh lệch giá: Những doanh nghiệp chứng khoán đều là một tổ chức có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư, nên sẽ có lợi thế về thông tin hay khi phân tích đánh giá các cổ phiếu,… Vì vậy, khi tiến hành hoạt động tự doanh chứng khoán thì cơ hội sinh lợi nhuận sẽ cao hơn so với các trader khác, nhưng quá trình triển khai nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Khả năng cung ứng được đảm bảo nhờ vào dự trữ: Những doanh nghiệp về chứng khoán sẽ phải đảm bảo tính thanh khoản của thị trường, nên họ phải nhận định và tính toán được khối lượng của các loại chứng khoán để mua dự trữ, cho những trường hợp cần thiết hay đảm bảo khả năng sinh lợi nhuận được thích hợp.
- Điều chỉnh giá thị trường chứng khoán khi có biến động: Thị trường chứng khoán có biến động cao thì sẽ gây ra những tổn hại đến hoạt động cung ứng của thị trường. Do đó, mục đích này sẽ được tiến hành khi các công ty có sự kết nối với nhau thông qua một tổ chức chi tiết nào đó, chẳng hạn như hiệp hội chứng khoán
Một số yêu cầu bắt buộc với hoạt động tự doanh chứng khoán
Khi các công ty chứng khoán muốn triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì nhất định phải tuân theo một số yêu cầu như sau:
- Tách biệt quá trình quản lý: Khi các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành cả hai nghiệp vụ đó là tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán thì cần đảm bảo cả hai nghiệp vụ này đều có sự tách biệt và sự tách biệt đó có thể về nguồn vốn, cong người, tài sản,…
- Ưu tiên dành cho khách hàng: Những doanh nghiệp về chứng khoán đều có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin cao và khả năng điều khiển thị trường nên có thể suy đoán được động thái tiếp theo của thị trường. Vì vậy, để đảm bảo sự minh bạch cho trader khi giao dịch thì các công ty chứng khoán đều phải đặt sự ưu tiên hàng đầu dành cho trader khi tiến hành tự doanh chứng khoán. Điều này có nghĩa là lệnh giao dịch của người đầu tư luôn được giải quyết trước lệnh tự doanh chứng khoán của công ty.
- Ổn định lại thị trường: Việc triển khai nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán sẽ giúp cho ổn định lại giá cả trên thị trường chứng khoán và hoạt động tự doanh chứng khoán đều được bắt buộc theo luật định của nhà nước.
- Hoạt động tạo ra thị trường: Khi các chứng khoán mới được phát hành và chưa có được thị trường để giao dịch. Để tạo lập ra thị trường cho loại chứng khoán này thì các công ty phải tự động triển khai nghiệp vụ tự doanh thông qua mua bán chứng khoán, rồi tạo ra tính thanh khoản trên thị trường xếp theo mức độ 2. Với những thị trường chứng khoán đã phát triển thì các nhà phát triển thị trường sẽ áp dụng mua bán chứng khoán trên thị trường phi tập trung để thành lập ra thị trường.
Quy trình thực hiện tự doanh chứng khoán
Thực sự thì hoạt động tự doanh chứng khoán đều không tuân theo quy trình tiêu chuẩn hay một ràng buộc bào cả. Tại đó, các công ty chứng khoán sẽ dựa trên cơ cấu tổ chức của công ty mình mà sẽ đặt ra nguyên tắc hay quy trình nghiệp vụ thích hợp riêng. Tuy nhiên, về cơ bản thì quá trình tự doanh chứng khoán sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thiết lập chiến lược đầu tư
- Các công ty chứng khoán phải định hướng rõ ràng về chiến lược trong các hoạt động kinh doanh sẽ là chủ động hay thụ động hoặc bán chủ động, sẽ đầu tư vào trong một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó?
Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội để đầu tư
- Các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư vào trong thị trường phát hành hay thị trường lưu thông và thậm chí là các thị trường chứng khoán đã được niêm yết hoặc chưa được niêm yết trên thị trường.
Bước 3: Nghiên cứu, đánh giá khả năng cơ hội đầu tư
- Quá trình đánh giá, phân tích này sẽ được bộ phận tự doanh đảm nhận hay có thể kết hợp cùng với bộ phận phân tích để tiến hành thẩm định, đưa ra kết quả về số lượng hay giá cả, thị trường,…
Bước 4: Tiến hành đầu tư
- Bộ phận tự doanh chứng khoán sẽ tự động thực hiện quá trình mua bán chứng khoán hay tuân thủ theo các quy định của pháp luật đã được đặt ra.
Bước 5: Quản lý đầu tư và thu hồi lại nguồn vốn
Bộ phận tự doanh chứng khoán có nhiệm vụ thực hiện theo các điều khoản đầu tư cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Theo đó:
- Đối với các loại trái phiếu: Nên bắt đầu quan sát biến động về lãi suất, tỷ giá hoái đối hay tính hình chính trị xã hội,…
- Đối với các loại cổ phiếu: Nhà đầu tư phải học cách quan sát danh mục cổ phiếu dựa vào phân tích hay suy đoán kinh tế vĩ mô, tình hình đang sở hữu cổ phiếu, để đưa ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay sẽ bán đi.
Quy định của pháp luật về tự doanh chứng khoán là gì?
Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán, thì pháp luật Việt Nam có đề xuất ra một số quy định cụ thể liên quan đến nguồn vốn hay một số vấn đề phát sinh khác như:
Quy định về nguồn vốn pháp định
- Theo nghị định 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định dành riêng cho các hoạt động tự doanh chứng khoán của những doanh nghiệp chứng khoán sở hữu vốn đầu tư nước ngoài hay thuộc chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thì phải có vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng Việt Nam.
Quy định về quá trình tự doanh chứng khoán
Căn cứ theo Thông tư số 121/TT-BTC, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán nằm trong công ty chứng khoán cần đảm bảo những nguyên tắc như sau:
- Những công ty chứng khoán phải đảm bảo sở hữu một nguồn tiền lớn và các loại chứng khoán khác nhau, để thanh toán các lệnh mua bán dành cho tài khoản giao dịch của chính mình.
- Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được tiến hành dưới danh nghĩa của chính mình, không được sử dụng tên của người khác để thay thế hoặc triển khai dưới hình thức cá nhân hoặc cho người khác tùy ý sử dụng tài khoản của mình để tự doanh.
Một số trường hợp sau đây sẽ không được xem là tự doanh chứng khoán đó là:
- Thực hiện mua bán chứng khoán để sửa lỗi khi kết thúc phiên giao dịch hay mua bán cổ phiếu của chính bản thân trader.
- Công ty chứng khoán phải luôn đặt sự ưu tiên xử lý lệnh của khách hàng trước khi tiến hành lệnh giao dịch của chính mình.
- Các công ty chứng khoán phải công bố cho người đầu tư biết mình là đối tác trong quá trình giao dịch thỏa thuận với người đầu tư.
- Nếu lệnh mua bán chứng khoán của người đầu tư gây ảnh hưởng đến giá của chứng khoán đó thì công ty chứng khoán sẽ không được mua bán cùng loại chứng khoán đó cho bản thân mình hoặc chia sẻ thông tin cho bên thứ ba để mua bán chứng khoán đó.
- Nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán sẽ không được mua bán cùng chiều trên cùng loại chứng khoán đó với mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá trước đó của nhà giao dịch trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán
Theo như Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành để chỉ dẫn thực hiện dựa theo Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán như sau “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chứng khoán chỉ được phép thực hiện một tài khoản giao dịch tự doanh tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác nữa”.
Sanuytin.com đã đem đến bài viết tổng hợp kiến thức cần thiết cho nhà đầu tư về tự doanh chứng khoán là gì? Mong rằng, nhà đầu tư sẽ tự động nắm bắt được định hướng đầu tư cũng như phán đoán chính xác về thị trường, để thu về thành quả tốt trong hoạt động giao dịch. Chúc trader sẽ thành công.