X

Trend Following là gì và cách dùng khi giao dịch Forex

Trend Following là gì và cách dùng khi giao dịch Forex

Trong thị trường ngoại hối, có vô số chiến thuật khác nhau mà người chơi có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến quý đầu tư phương pháp giao dịch Trend Following là gì, cũng như các chỉ báo hỗ trợ xác định xu hướng giao dịch hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Trend Following là gì?

Giao dịch theo xu hướng hay có tên khác là Trend Following – Một chiến lược giao dịch mà người chơi tận dụng cơ hội để kiếm lợi nhuận bằng việc phân tích tốc độ phát triển của một sản phẩm hay tài sản bất kỳ theo một xu hướng nhất định.

Hiểu một cách đơn giản thì đây là một phương pháp giao dịch đi theo xu hướng, để nhận được lợi nhuận từ chính xu hướng đó ngay khi giá thị trường xảy ra biến động. Theo đó, có nhiều cách khác nhau để trader có thể nhận định xu hướng chung của thị trường và cách đơn giản nhất mà hiệu quả cao chính là phân tích hành động của giá.

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Tuy nhiên, nếu giá tụt dốc cùng nhiều dao động mức thấp hơn so với mức cao thi điều đó đang chứng minh thị trường có xu hướng giảm. Đây là một kỹ năng vô cùng cơ bản để nhà đầu tư xác định được xu hướng của thị trường.

  • Thí dụ: Nếu như giá đang tăng, xuất hiện hàng loạt các biến động thấp và ít hơn các mức dao động cao thì chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng.

Thông thường, các chiến lược giao dịch theo xu hướng là một tổ hợp con của những phương pháp phân tích kỹ thuật. Mục tiêu chung của các nhà giao dịch là theo dõi xu hướng thị trường cho đến khi thấy giá chuyển động, một tín hiệu của sự suy yếu hoặc đảo chiều chuẩn bị diễn ra. qua đó, nhà giao dịch có thể đưa ra các kế hoạch đầu tư hiệu quả để thu hồi lợi nhuận cho mình.

3 dạng giao dịch theo xu hướng phổ biến trong thị trường Forex

Hiện tại, trên thị trường ngoại hối có 3 dạng xu hướng phổ biến mà các nhà đầu tư có thể bắt gặp khi giao dịch và mỗi dạng thị trường sẽ biểu thị một ý nghĩa hay chiến lược đầu tư không giống nhau. Cụ thể đó là:

  • Xu hướng thị trường tăng: Quá trình chuyển động của giá, với các đỉnh hay đáy ở giá sau sẽ cao hơn so với đỉnh hay đáy ở giá trước đó. Điều này có nghĩa, khi xu hướng tăng thì người mua sẽ chiếm lợi thế hơn so với người bán. Qua đó, nhà giao dịch có thể kết hợp thêm các chỉ báo khác để chuẩn bị thực hiện mua vào.
  • Xu hướng thị trường giảm: Quá trình biến động của giá, với các đỉnh hay đáy ở giá sau sẽ thấp hơn so với đỉnh hay đáy ở giá trước đó. Điều này cho thấy khi xu hướng giảm, tức là bên bán sẽ chiếm ưu thế hơn bên mua. Qua đó, nhà giao dịch nên tận dụng thêm các chỉ báo khác để chuẩn bị tiến hành bán ra.
  • Xu hướng thị trường nằm ngang – Vùng Sideway: Tại khu vực này, giá sẽ không thể hiện biến động nhiều và còn mập mờ nên nhà giao dịch sẽ rất khó để nhận định được xu hướng của giá. Khi thị trường đang trong trạng thái nằm ngang, bản thân người đầu tư không được giao dịch, để bảo toàn tài chính của mình và tiếp tục chờ đợi cơ hội hay tín hiệu mới được rõ ràng hơn thì mới thực hiện vào lệnh.

Hoạt động của phương pháp Trend Following là gì?

Do chuyển động liên tục của xu hướng mà nhà đầu tư giao dịch theo Trend Following cần sử dụng thêm lệnh Stop Loss thích hợp

Cho dù nhà đầu tư định nghĩa về Trend Following là gì thì mục tiêu chung của giao dịch theo xu hướng chính là giống nhau – Nhà đầu tư nên thực hiện mở vị thế và tiếp tục giữ cho đến lúc xuất hiện xu hướng đảo chiều xảy ra trên thị trường.

Do đó, việc nhận định xu hướng chính xác sẽ đưa nhà đầu tư đến gần hơn với lợi nhuận và còn hạn chế được bớt rủi ro xảy ra. Nhưng ngược lại, nếu như người giao dịch xác định xu hướng thị trường không đúng thì có thể làm cháy tài khoản của chính mình.

Bởi bản chất của thị trường ngoại hối chính mối quan hệ cung cầu giữa người mua và người bán. Chính vì thế, việc nhận diện xu hướng cũng chính là cách xác định giữa người mua và người bán, ai đang chiếm ưu thế hơn trên thị trường thì mới quyết định là nên đi theo chiều hướng đó.

Nhưng do sự chuyển động liên tục của xu hướng mà nhà đầu tư giao dịch theo Trend Following cần sử dụng thêm lệnh cắt lỗ hay Stop Loss thích hợp, để có nhiều bước đột bá mới trên thị trường nhằm tối ưu hóa nguồn lợi nhuận của mình và giảm thiểu rủi ro ở mức độ thấp nhất.

Tuy nhiên, giao dịch theo xu hướng luôn là chiến lược được áp dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn trên thị trường. Nên trader cần chú ý định hình phong cách đầu tư, khả năng tài chính của bản thân trước khi giao dịch để tránh sự cố không hay xảy ra.

Các công cụ sử dụng trong chiến lược giao dịch theo xu hướng

Thực tế, có vô số phương pháp giao dịch theo xu hướng khác nhau thông qua việc áp dụng những chỉ báo hay phương pháp hành động giá. Cho dù là người chơi sử dụng hình thức nào thì cũng cần sử dụng lệnh Stop Loss để quản lý tốt rủi ro trên thị trường.

Với một xu hướng thị trường tăng và một vị thế mua, lệnh cắt lỗ luôn phải đặt dưới mức thấp nhất trước khi tiến hành vào lệnh hoặc dưới khu vực hỗ trợ khác. Ngược lại, với xu hướng thị trường giảm và một vị thế bán, lệnh cắt lỗ thường phải đặt trên đỉnh trước đó hoặc trên mộ khu vực kháng cự khác.

Đường trung bình động – Simple Moving Average

Biểu đồ đường trung bình ngắn hạn cắt lên đường trung bình động dài hạn tại một xu hướng thị trường tăng.

Khi Simple Moving Average ngắn hạn cắt lên đường trung bình động dài hạn tại một xu hướng thị trường tăng, hình thành một khu vực giao nhau hay được gọi là “Điểm cắt vàng” và điểm này cũng chính là tín hiệu bắt đầu của một xu hướng thị trường tăng.

Trường hợp, đường trung bình động ngắn hạn lại cắt xuống đường trung bình động dài hạn tại một xu hướng thị trường giảm, hình thành một khu vực giao nhau hay còn được gọi là “Điểm cắt tử thần” và điểm này cho thấy tín hiệu của một xu hướng thị trường giảm sắp diễn ra.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư có thể quan sát ngay khi giá cắt lên đường trung bình động, đang ngầm báo hiệu một vị thế giao dịch dài hạn, hoặc khi giá cắt xuống đường trung bình chính là báo hiệu cho một vị thế giao dịch ngắn hạn trên thị trường.

Thông thường, các phương pháp sử dụng Simple Moving Average sẽ thường kết hợp thêm chiến lược phân tích kỹ thuật khác để chọn lọc ra những tín hiệu chính xác. Ví dụ như, chiến thuật theo dõi chuyển động giá để xác xu hướng, nhưng do không có một xu hướng tăng hay giảm rõ ràng mà giá chỉ dao động qua lại trên đường trung bình động thì đường trung bình động đang cung cấp tín hiệu kém hiệu quả và đang mập mờ.

Các chỉ số động lượng – Chỉ báo RSI

Biểu đồ tìm kiếm xu hướng tăng nhờ tận dụng chỉ báo sức mạnh tương đối

Có rất nhiều chiến lược giao dịch theo Trend Following kết hợp với các chỉ số động lượng. Trong đó, tìm kiếm một xu hướng tăng và sau đó, tận dụng chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) để báo hiệu các phần để nhập vào và thoát ra trên thị trường.

Thậm chí, nhà giao dịch có thể chờ đợi khi chỉ số RSI giảm xuống dưới mức 30 và lại tăng lên trên mức 30. Nếu như xu hướng tăng tổng thế vẫn còn nguyên vẹn thì đây được xem là tín hiệu cho một vị thế giao dịch dài hạn. Điều đó có nghĩa, chỉ báo cho thấy tình trạng giá đã giảm nhưng lại bất ngờ tăng dần trở lại đúng với xu hướng tăng chung.

Ngay lúc này, nhà đầu tư có thể thoát ra khi chỉ số RSI tăng lên trên mức 70 hoặc mức 80 và bắt đầu giảm xuống dưới mức mà nhà đầu tư đã chọn trước đó.

Đường xu hướng và mô hình biểu đồ

Bản chất của đường xu hướng thể hiện rõ ràng khu vực giá có thể trở lại trong tương lai.

Đường xu hướng là một đường được vẽ dọc theo các đáy tại một xu hướng thị trường tăng hoặc vẽ dọc theo các đỉnh tại một xu hướng thị trường giảm. Bản chất của đường xu hướng thể hiện rõ ràng khu vực giá có thể trở lại trong tương lai.

Một số nhà đầu tư lựa chọn mua ngay khi xu hướng thị trường tăng và giá quay trở lại, tiếp tục bật lên cao hơn so với đường xu hướng tăng. Tương tự như thế, một số nhà đầu tư lựa chọn rút ngắn thời gian tại một xu hướng thị trường giảm ngay khi giá vừa tăng lên và thoát ra khỏi đường xu hướng giảm.

Những nhà đầu tư theo xu hướng Trend Following sẽ quan sát các mô hình biểu đồ, chặng hạn như mô hình cờ, hình tam giác đang chứng tỏ tiềm năng của xu hướng thị trường vẫn sẽ tiếp tục như thế.

  • Giả sử: Nếu như giá đàn tăng mạnh và hình thành mô hình dạng cờ hay hình tam giác, một nhà đầu tư theo xu hướng sẽ quan sát giá để thoát ra khỏi mẫu hình, nhằm báo hiệu xu hướng tăng của thị trường vẫn sẽ được duy trì.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ kết hợp các chiến lược giao dịch này để tìm kiếm cơ hội tốt giao dịch theo Trend Following. Một nhà đầu tư có thể tìm kiếm sự bứt phá, chỉ cần phá vỡ các vùng kháng cự để chỉ ra một mức tăng mới và cao hơn có thể sắp diễn ra, nhưng chỉ bắt đầu giao dịch khi giá đã di chuyển trên mức đường trung bình động.

Sanuytin.com đã chia sẻ toàn bộ thông tin quan trọng, liên quan đến chiến lược Trend Following là gì, cách thức hoạt động và hướng dẫn giao dịch theo xu hướng mà nhà đầu tư đang quan tâm đến hiện nay.

Nhận thấy, bất cứ phương pháp giao dịch nào cũng phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và để thật sự thành công hay nắm bắt kịp thời xu hướng thì cần kết hợp linh hoạt các chỉ số phân tích kỹ thuật khác nhau, cũng như thử nghiệm nhiều chiến thuật đầu tư trên các tài khoản Demo, nhằm bảo toàn tài chính và định hình phong cách thích hợp với bản thân mình nhé! Chúc trader sẽ sớm thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.