X

Tổng hợp các loại sóng trong Forex dành cho nhà đầu tư

Tổng hợp các loại sóng trong Forex dành cho nhà đầu tư

Nhắc đến các loại sóng trong Forex thì không thể bỏ qua cái tên Elliott – Một phương pháp giúp cho nhà đầu tư nhìn nhận chuyển động thị trường một cách rõ ràng và chính xác. Vậy Elliott là gì? Cấu tạo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Sóng trong Forex là gì?

Thị trường không biến động một cách tùy tiện mà dựa trên quy luật mang tính chu kỳ được hình thành trên tâm lý của con người.

Sóng trong Forex hay còn được gọi là Elliott – Một trong những lý thuyết được sáng tạo bởi Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Theo như lý thuyết này, ông đã biết được thị trường không biến động một cách tùy tiện mà dựa trên quy luật mang tính chu kỳ được hình thành trên tâm lý của con người.

Bản chất của Elliott thường được thể hiện qua các mô hình sóng cứ lặp đi lặp lại hay nó mô tả hành vi của đám đông. Nhưng bên trong cốt lõi của nó luôn tồn tại lòng tham, sự kỳ vọng, lo lắng và cố chấp,… đây đều là những tâm lý không bao giờ biến đổi theo thời gian.

Vì thế, khi nhà đầu tư phân tích một vấn đề trên biểu đồ với một tâm lý giống nhau thì tự nhiên sẽ có hành động giao dịch tương tự nhau. Và những hành động này sẽ được thể hiện rõ ràng trên các đường giá, nên đây cũng là lý do khiến cho các cơn sóng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Theo như chia sẻ của ông Ralph Nelson Elliott, nếu như thị trường không có sự thay đổi tăng giá hay giảm giá thì đây được xem là một thị trường không có sự sống. Cần chú ý, sóng trong Forex là một phương pháp để dự đoán hành động giá, giúp cho nhà giao dịch biết được thị trường đang trong chu kỳ nào.

Qua đó, người giao dịch sẽ dễ dàng tìm được thời điểm Entry tốt hơn và thời điểm đặt lệnh Stop Loss ngắn hơn hay thời điểm đặt lệnh Take Profit dài hơn.

Cấu trúc cơ bản của sóng Elliott trong Forex

Khi trader đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sóng trong Forex, bước tiếp theo cần nắm vững được cấu trúc của lý thuyết sóng này. Cụ thể, Elliott Wave phản ánh xu hướng thị trường chuyển động qua 2 thời kỳ với: Chu kỳ đầu tiên là sóng đẩy, chu kỳ thứ hai là sóng điều chỉnh, hay còn được gọi là sóng hồi.

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy sẽ gồm có 5 sóng đầu tiên giống như trên hình. Với sóng 1, 3, 5 là những đợt sóng tăng và sóng 2, 4 sẽ là đợt sóng giảm, nhưng độ dài của những con sóng này bắt buộc đều phải bằng nhau với các đặc điểm nổi bật như sau:

Các sóng 1, 3, 5 là những đợt sóng tăng và sóng 2, 4 sẽ là đợt sóng giảm và chúng đều có chiều dài bằng nhau
  • Sóng 1: Cho thấy thị trường đang chuẩn bị xu hướng tăng lên. Điều này do một số nhà giao dịch nhận thấy giá đang ở thời điểm phù hợp để mua, nên sẽ có nhiều nhà đầu tư lập tức mua vào khiến cho giá bị đẩy lên cao hơn.
  • Sóng 2: Khi nhà giao dịch bắt đầu ngừng mua và đóng lệnh vì đã cảm thấy đạt được mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho giá bị suy giảm một chút nhưng cũng không nghiêm trọng phải giảm xuống thấp như đáy 1.
  • Sóng 3: Khi giá có sự gia tăng nhẹ thì sóng trong Forex sẽ được hình thành và đây cũng chính là cơ hội tốt để nhiều nhà giao dịch khác tham gia vào trong thị trường, khiến cho giá bị thúc đẩy tăng cao hơn. Đây cũng thường là những cơn sóng mạnh và dài nhất.
  • Sóng 4: Khi nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời nhưng nhận thấy thị trường đã tăng đủ thì sẽ xuất hiện cơn sóng 4 và cơn sóng trong Forex này lại yếu hơn so với các lần sóng trước vì nhiều nhà giao dịch đang hy vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa để tiến hành đặt lệnh với mức giá tốt hơn.
  • Sóng 5: Một thời kỳ mà hầu như tất cả nhà đầu tư đều đang ào ạt tham gia vào thị trường để mua và điều này làm cho giá trên thị trường cao hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, người chơi cần chú ý là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì sẽ luôn có một cơn sóng mở rộng hơn so với hai cơn sóng còn lại. Nói cách dễ hiểu thì luôn có một cơn sóng dài nhất trong ba cơn sóng và thông thường sẽ là sóng 3 hay sóng 5.

Xem thêm: https://sanuytin.com/nen-doji-bia-mo/

Mô hình sóng Elliott điều chỉnh

Các sóng điều chỉnh sẽ lần lượt có ký hiệu theo các bảng chữ cái là a,b,c.

Sau một giai đoạn sóng đẩy chính là mẫu hình sóng điều chỉnh hay được gọi là sóng hồi. Nó thường bao gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính của thị trường hiện tại. Giả sử, thị trường đang trong giai đoạn xu hướng chủ đạo là di chuyển lên thì các cơn sóng điều chỉnh này có thể là từng đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.

Nếu mô hình của sóng trong Forex được đánh số theo các thứ tự từ 1 cho đến 5 thì các sóng điều chỉnh sẽ lần lượt có ký hiệu theo các bảng chữ cái là a,b,c. Nhưng phải chú ý rằng, cấu trúc của mô hình sóng điều chỉnh sẽ không bao giờ quá 5 sóng mà chỉ bao gồm tối đa 3 sóng.

Sóng điều chỉnh sẽ tồn tại dưới 3 mô hình căn bản, cũng chính là nền tảng để phát triển 18 mô hình còn lại như sau: Mô hình Zigzag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

Mô hình Zigzag

Các cơn sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn so với cơn sóng B.

Như đã nhắc đến ở trên, các loại sóng Elliott trong Forex này sẽ gồm có các bước giá di chuyển ngược chiều với xu hướng chủ đạo của thị trường trước đó. Trong đó, các cơn sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn so với cơn sóng B.

Ngoài ra, trong một xu hướng điều chỉnh có thể làm cho thị trường xuất hiện từ 2 cho đến 3 mẫu hình Zigzag liên tiếp nhau. Và trong mỗi sóng của mẫu hình Zigzag, nhà giao dịch có thể phân thành các mẫu hình sóng đẩy hay được gọi là mô hình sóng trong sóng.

Mô hình phẳng

Mô hình phẳng là một dạng sóng hồi thường chuyển động theo hướng nằm ngang nên khá quen thuộc với giới đầu tư.

Với kiểu mô hình này, chiều dài của các cơn sóng khá bằng nhau, với sóng A và sóng C có cùng chiều hướng với nhau nhưng lại ngược chiều hướng với sóng B. Trong một số trường hợp khác, cơn sóng B có thể vượt qua đỉnh đầu tiên của sóng A.

Sóng A và sóng C có cùng chiều hướng với nhau nhưng lại ngược chiều hướng với sóng B.

Mô hình tam giác

Mô hình tam giác này sẽ có nhiều điểm khác biệt hơn so với các mẫu hình giá tam giác mà trader đã từng tìm hiểu khi phân tích kỹ thuật. Mô hình có cấu tạo từ hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ với nhau, luôn gồm có 5 sóng có thể di chuyển trong phạm vi của hai đường xu hướng và chuyển động trong xu hướng thị trường Sideway.

Mô hình có 5 sóng có thể di chuyển trong phạm vi của hai đường xu hướng và chuyển động trong xu hướng thị trường Sideway.

Tuy nhiên, hình dáng của các mô hình tam giác này cũng khá đa dạng, có thể là một hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần,…

3 nguyên tắc chính khi giao dịch thành công với sóng trong Forex

Khi người đầu tư sử dụng lý thuyết sóng Elliott để giao dịch, thì cần phải tuân theo 3 quy định cơ bản dưới đây như sau:

Nguyên tắc khi sử dụng các loại sóng trong giao dịch Forex
  • Nguyên tắc thứ nhất: Sóng 3 luôn phải có chiều dài nhất trong 3 sóng đẩy còn lại là 1, 3 và 5.
  • Nguyên tắc thứ hai: Sóng 2 không được lùi xuống thấp hơn điểm bắt đầu của sóng thứ 1.
  • Nguyên tắc thứ ba: Đáy của cơn sóng 4 không được va chạm tới đỉnh sóng thứ 1.

Ngoài ra, khi giao dịch với mô hình sóng Elliott trong Forex, sẽ có một số đặc điểm thay đổi còn tùy vào biến động của thị trường mà nhà đầu tư có chiến lược đối phó thích hợp như sau:

  • Trong một vài trường hợp, đỉnh của cơn sóng 5 có thể không vượt qua được đỉnh của cơn sóng 3.
  • Sóng 3 thường sẽ mở rộng và rất dài.
  • Sóng 2 và sóng 4 thường vượt ra khỏi các điểm Fibonacci Retracement hay mức thoái lui Fibonacci.

Hướng dẫn giao dịch theo sóng trong Forex

Chiến lược giao dịch theo sóng trong Forex luôn là vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến. Vì vậy, dưới đây sẽ các bước tiêu chuẩn mà nhà đầu tư có thể tham khảo nếu muốn giao dịch hiệu quả với sóng Elliott này.

Bước 1: Phân tích thị trường

Thí dụ, trader đã nhận dạng ra sóng Elliott đang chuyển động theo một xu hướng giảm như trong hình. Theo đó, các sóng điều chỉnh như a, b, c lại đang di chuyển trong một thị trường Sideway, nên sẽ bắt đầu tạo ra một mô hình phẳng.

Chính vì điều đó, mà thị trường chỉ còn cách hình thành một đợt sóng đẩy mới ngay khi sóng C chấm dứt xu hướng của mình trên thị trường.

Bước 2: Vào lệnh giao dịch

Ví dụ khi vào lệnh Buy khi áp dụng lý thuyết của sóng Elliott
  • Tại thời điểm bắt đầu sóng C giống như trong hình thì nhà giao dịch nên vào lệnh bán, đây được xem là thời điểm vào lệnh tiềm năng giúp cho trader có thể bắt kịp xu hướng đầu của một đợt sóng đẩy mới.

Bước 3: Trader tiến hành cắt lỗ

Khi nhà đầu tư giao dịch, điểm cắt lỗ (Stop Loss) luôn luôn phải đặt phía trên đỉnh của sóng 4 và cách đỉnh này một khoảng cách chỉ vài pips.

Để giao dịch hiệu quả theo lý thuyết của sóng Elliott, nhà đầu tư cần ghi nhớ một vài đặc điểm nổi bật của nó. Bởi sóng điều chỉnh là một công cụ giúp cho những nhà đầu tư xác định được thời điểm hoàn hảo để mở lệnh chuẩn bị đón đầu một đợt sóng đẩy mạnh hơn sau đó.

Thêm nữa, khi một cơn sóng điều chỉnh chuyển động trong một xu hướng tăng, nghĩa là giá sẽ liên tục tăng cao hơn, đây là cơ hội lý tưởng để người chơi vào lệnh Buy. Tương tự, trader sẽ vào lệnh Sell, ngay khi các cơn sóng điều chỉnh di chuyển trong xu hướng giảm để kiếm lợi nhuận.

Những kiến thức tổng hợp trên, mong rằng trader đã hiểu phần nào khái niệm về sóng trong Forex, cách ứng dụng thành công của mô hình này vào trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần ghi nhớ, đây chỉ là mặt lý thuyết nên cần có quá trình vận dụng vào giao dịch, bởi đôi khi kết quả có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trên thị trường nữa. Sanuytin.com chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.