X

ROE chứng khoán và tìm hiểu những thông tin về ROE

ROE chứng khoán và tìm hiểu những thông tin về ROE

ROE chứng khoán – Một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể chọn được cổ phiếu tiềm năng để giao dịch. Nhưng với các trader mới sẽ gặp chút khó khăn để hiểu rõ hơn chỉ số này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của ROE và cách sử dụng tốt nhất.

ROE là gì trong chứng khoán?

ROE chứng khoán có tên đầy đủ là Return On Equity, hay còn gọi là mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận trên vốn.

Công thức tính ROE chứng khoán

Dễ hiểu thì một người giao dịch cần bỏ khoản tiền ra để đầu tư vào một loại cổ phiếu, sau thời gian 12 tháng họ sẽ thu về được khoản tiền lời lớn. Ở đây, chỉ số ROE chính là tỷ số của khoản tiền lời / số tiền vốn đã đầu tư ban đầu. Do đó, sẽ có công thức để tính được ROE chứng khoán đơn giản hơn như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Mức lợi nhuận ròng dành cho các loại cổ phiếu thường.
  • Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn của trader đã sử dụng để đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu nào đó.

Tuy nhiên, ngoài công thức trên thì nhà giao dịch vẫn có thể áp dụng thêm công thức Dupont dưới đây để tính toán chỉ số:

ROE = (Thu nhập ròng / Doanh thu bán hàng) X (Doanh thu bán hàng / Tổng tài sản của công ty) X (Tổng tài sản của công ty / Vốn chủ sở hữu)

Không giống công thức trên thì công thức thứ 2 này sẽ giúp cho trader đánh giá tổng quan được ROE chứng khoán trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng không mang tính tổng hợp chung, sẽ dễ dàng nhìn thấy được sự phát triển của nhiều yếu tố, cũng như xem xét yếu tố nào đang có vấn đề.

Ý nghĩa ROE chứng khoán

Về cơ bản, chỉ số ROE chứng khoán thường được dùng để đánh giá tính hiệu quả kinh doanh, quá trình sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó, có thể nhìn nhận được tình hình của doanh nghiệp đang hoạt động tốt không, các dự án có kinh doanh có triển vọng tương lai thế nào,….Nhờ vậy, nhà giao dịch sẽ đánh giá khả năng quản lý cũng như chiến lược của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai ra sao.

Nói cách khác, chỉ số ROE chứng khoán được sử dụng như sau:

  • So sánh giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực
  • Xác định khả năng tăng trưởng của một công ty
  • Phân tích về phát triển tài chính của một công ty bất kỳ
  • Cho thấy sự lành mạnh về tài chính

ROE chứng khoán cao

Công ty có chỉ số ROE cao, đang cho thấy hoạt động sản xuất của công ty khá tốt

Những công ty có chỉ số ROE cao, đang cho thấy hoạt động sản xuất của công ty khá tốt trong việc sử dụng nguồn vốn của những cổ đông để tạo ra lợi nhuận. Họ đang dùng hiệu quả nguồn vốn của mình vào quá trình hoạt động đầu tư.

Với các công ty như vậy thì cổ phiếu của họ cũng rất tiềm năng, bởi nó được phát hành bởi các những công ty có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi ROE cao vẫn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn khác đó là:

  • Lợi nhuận tăng đột biến: Sau thời gian nhiều năm liên tục doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì đến nay đã tạo ra lãi, nên có thể khiến cho ROE chứng khoán tăng cao. Do đó, người đầu tư chỉ tính toán kết quả trong thời gian 1 năm thì có thể sẽ cho ra đáp án không chính xác.
  • Công ty đang tiềm ẩn dư nợ lớn: Trường hợp vốn sở hữu của công ty là đi vay, nên khi khấu trừ đi khoản nợ thì công ty chỉ còn lại chút ít tài sản. Với công ty có nhiều khoản nợ, cũng làm cho vốn sở hữu suy giảm xuống.
  • Thu nhập ròng âm và vốn sở hữu âm: Nếu xem xét theo công thức thì có thể cả hai đều mang giá trị âm nên chia ra cũng sẽ cho ra kết quả ROE cao.

ROE chứng khoán thấp

Đối với những công ty mang chỉ số ROE thấp thì sẽ xảy ra 2 khả năng như sau:

  • Lợi nhuận của công ty đạt được suy giảm bất ngờ: Vấn đề này có thể là do sự ảnh hưởng từ các sự kiện hay tình hình chung trên thị trường. Tuy nhiên, nếu suy giảm bất ngờ từ tác động chung thì vẫn có thể cân nhắc để mua cổ phiếu, nhưng nếu giảm liên tục trong nhiều năm thì tốt nhất là không. Điều này chứng minh được hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp đàn không được hiệu quả.
  • Vốn sở hữu của công ty tăng đột ngột, nhưng mức lợi nhuận lại không tăng: Điều này có thể là do những khoản vay của công ty đã mang lại.

Nhìn chung, nếu như chỉ số ROE chứng khoán có thấp cũng chưa chắc là không tốt, cần phải xem xét trong nhiều trường hợp khác nhau không nên đánh giá độc lập. Bởi nếu nhà đầu tư chỉ phân tích trong thời gian 1 năm hay 1 quý đơn lẻ thì sẽ cho ra kết quả không được chính xác lắm.

ROE chứng khoán âm

Công ty ROE âm, nó đang cảnh báo doanh nghiệp gặp vấn đề liên quan đến khoản nợ

Đa phần người đầu tư sẽ thắc mắc có khi nào ROE chứng khoán mang giá trị âm hay không và câu trả lời sẽ là có. Thông thường, sẽ không tính chỉ số ROE đối với những doanh nghiệp có thu nhập ròng âm, vì mức lợi nhuận của các doanh nghiệp đó đang bằng 0.

Tuy nhiên, đôi khi điều đó xảy ra do doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu cổ đông âm vì các khoản nợ phải thanh toán đều vượt quá mức tài sản ở thời điểm thu nhập ròng dương.

Với một công ty có chỉ số ROE chứng khoán âm thì cũng không phải hoàn toàn không tốt, nhưng nếu như công ty ROE âm, nó đang cảnh báo doanh nghiệp gặp vấn đề liên quan đến khoản nợ, khả năng duy trì tài sản hoặc có thể là cả hai.

ROE chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Vậy ROE chứng khoán cao hay thấp thì sẽ tốt hơn khi đầu tư cổ phiếu. Đây là một chỉ số đo lường hiệu quả vận hành nguồn vốn của doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết thì chỉ số ROE càng cao sẽ càng tốt, bởi cho thấy được doanh nghiệp đang tạo ra nhiều đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn và khi đầu tư tất nhiên ai cũng hy vọng sở hữu nhiều lợi nhuận.

Chỉ số ROE tối thiểu 15% là thích hợp nhất.

Trên thực tế, nếu ROE chứng khoán càng cao thì cổ phiếu của công ty đó giao dịch trên thị trường cũng cao. Nếu trader mạo hiểm để mua ROE cao thì cần có nguồn tài chính vững mạnh.

Nhưng nếu cần có một mốc cụ thể thì chỉ số ROE tối thiểu 15% là thích hợp nhất. Đây là hạn mức đã được các chuyên gia quốc tế đề xuất, theo các phương pháp định giá cổ phiếu cũng yêu cầu đối với ROE chứng khoán trên 15%. Nhưng trên 15% thì vẫn chưa đủ, phải kèm theo một số điều kiện:

  • Xu hướng của chỉ số ROE tăng, có nghĩa ROE trong năm sau phải tăng nhiều hơn so với năm trước đó và trước đó nữa
  • Chỉ số ROE cao trên 15% phải duy trì liên tục ít nhất trong 3 năm kế tiếp.

Như vậy, doanh nghiệp đó phải có hoạt động kinh doanh tốt, có sự tăng trưởng ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây. Cho nên, khi xem xét ROE chứng khoán cao hay thấp thì cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác nữa.

Cách phân tích chỉ số ROE hiệu quả

Muốn sử dụng hiệu quả chỉ số ROE chứng khoán trong đánh giá cổ phiếu doanh nghiệp, quyết định nên mua hay bán cổ phiếu nào đó thì nhà đầu tư cần biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là 3 cách dùng ROE chứng khoán

Phân tích, tính toán ROE trong thời gian 3 năm liên tiếp

Trader nên thực hiện tính toán nhiều năm liên tiếp với nhau, ít nhất là trong vòng 3 năm gần nhất.

Nhà giao dịch muốn có kết quả chính xác cũng như xác định xu hướng của một cổ phiếu bất kỳ dựa vào chỉ số ROE chứng khoán của doanh nghiệp thì nên thực hiện tính toán nhiều năm liên tiếp với nhau, ít nhất là trong vòng 3 năm gần nhất.

Nếu chỉ xem xét riêng lẻ thì sẽ rất khó để nhìn thấy được xu hướng ROE chứng khoán, sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào.

Việc nhà đầu tư chỉ muốn tính toán và phân tích chỉ số ROE trong thời gian 1 năm hay một quý sẽ không đưa ra kết quả bao quát hết, bởi đôi khi trong thời gian ngắn nào đó công ty hoạt động kinh doanh tốt nên kết quả lợi nhuận sẽ cao, nhưng thời gian trước đó có thể kinh doanh thua lỗ. Cho nên phân tích như vậy để đầu tư là khá nguy hiểm.

Kết hợp phân tích ROE chứng khoán với các chỉ số tài chính khác

Ngoài việc sử dụng ROE chứng khoán trong phân tích, sẽ chỉ giúp nhà giao dịch nhìn rõ được ở một khía cạnh của công ty khi sử dụng hiệu quả nguồn vốn như thế nào. Bên cạnh đó, nhà giao dịch cần tìm hiểu thêm về định giá cổ phiếu, tài sản, nợ, hiệu quả kinh doanh,…Vậy nên, nhà đầu tư phải phân tích đồng bộ về mọi mặt, cụ thể thì những chỉ số tài chính cơ bản sau có thể kết hợp với ROE chứng khoán là:

  • Chỉ số PB: Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách
  • Chỉ số PE: Giá trị trường trên thu nhập
  • Chỉ số EPS
  • Chỉ số ROA
  • Chỉ số ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
  • Chỉ số BVPS: Giá trị sổ sách cổ phiếu
  • Tỷ số nợ trên tài sản

So sánh chỉ số ROE với lãi suất ngân hàng

Nhiều trader sẽ không quan tâm đến vấn đề này, nhưng thực sự thì nó cũng khá quan trọng. Bởi lợi nhuận luôn đi kèm với các khoản vay, mà khi vay thì tất nhiên sẽ phải trả lãi suất. Do đó, nếu lợi nhuận tạo ra mà thấp hơn nhiều so với mức lãi suất thì khoản lợi nhuận đó không đảm bảo.

Nếu lợi nhuận tạo ra mà thấp hơn nhiều so với mức lãi suất thì khoản lợi nhuận đó không đảm bảo.
  • Nếu ROE chứng khoán thấp hơn mức lãi vay của ngân hàng: Khoản lợi nhuận được doanh nghiệp tạo ra chỉ vừa đủ để chi trả lãi suất ngân hàng, thậm chí có khi là không đủ.
  • Nếu ROE chứng khoán cao hơn mức lãi vay của ngân hàng: Cho thấy lợi nhuận đang ngang bằng với lãi suất ngân hàng phải trả hoặc có thể chỉ dư ra chút ít. Vậy thì, nhà đầu tư cần xem xét lại công ty đã sử dụng dòng tiền vốn như thế nào, tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai ra sao.

Như vậy, ROE chứng khoán là một trong những chỉ số hiệu quả giúp trader tìm ra cổ phiếu tiềm năng như cổ phiếu blue chip để đầu tư. Nhưng nếu sử dụng ROE không thì tỷ lệ xác suất không cao lắm, cần kết hợp thêm hình thức phân tích khác khi định giá cổ phiếu hay phân tích hoạt động doanh nghiệp. Sanuytin.com chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.