Position Trading là một trong bốn phong cách giao dịch được rất ít nhà đầu tư sử dụng, vì nó đòi hỏi người vận dụng phải có kiến thức sâu rộng cùng kỹ năng giao dịch cực kỳ tốt mới có thể phát huy được hết tính năng của nó.
Trong bài viết hôm nay, sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về chiến lược này và để trở thành một Position Trader thì cần có những yếu tố như thế nào? Có nên giao dịch Position Trading hay không? Hãy cùng theo dõi nhé!
- Thị trường tiền điện tử là gì và tất cả những điều bạn nên biết
- Thông tin các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
- Thông tin chính xác về phiên giao dịch chứng khoán
- Thông tin về dự án Celer Network và tiềm năng của đồng CELR
Position Trading là gì?
Position Trading được biết đến là một chiến lược giao dịch mà người đầu tư sẽ tiến hành mua và nắm giữ lệnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp giao dịch này lại cực kỳ phổ biến trong thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.
Hơn nữa, những người đầu tư nào yêu thích phong cách giao dịch Position Trading thường được gọi là Position Trader và tất nhiên họ sẽ dựa vào các thông tin kinh tế chính trị hay các vấn đề phân tích cơ bản để có thể đưa ra những quyết định khớp lệnh đúng đắn.
Thời gian để nhà đầu tư nắm giữ lệnh mua hay bán theo chiến lược Position Trading này, được nhận xét là lâu nhất trong bốn chiến lược giao dịch cơ bản trên thị trường ngoại hối như sau: Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading và Position Trading.
Mặc khác, những nhà đầu tư ngoại hối lựa chọn giao dịch theo phong cách Position Trading thì thời gian có thể nắm giữ lệnh diễn ra từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Trong khi đó, đối với thị trường chứng khoán thì một người giao dịch lại thường thích nắm giữ cổ phiếu từ một năm cho đến hàng chục năm trở lên.
Đặc điểm của Position Trading
Do đây là một phương thức giao dịch được dành riêng cho những người đầu tư chuyên nghiệp, nên Position Trading cũng bao gồm một số đặc tính nổi bật mà chỉ bản thân chiến lược này có như sau:
- Position Trading không hề giống với những chiến lược giao dịch trong thời gian ngắn hạn như Day Trading và Scalping vì các Position Trader lại chẳng có sự bận tâm nhiều đến những biến động nhỏ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn trên thị trường.
- Trước khi chuẩn bị giao dịch thì đa số các trader sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng những thông tin quan trọng có liên quan đến cặp tiền tệ mà họ đang có dự định sẽ mua.
- Đến khi họ đã mua xong cặp tiền tệ đó thì lại thường quên nó đi và không thường xuyên theo dõi diễn biến trên thị trường và chỉ khi cảm thấy mức lợi nhuận hợp lý thì họ sẽ bán cặp tiền tệ đó.
- Như đã nói ở trên thì các người đầu tư lại chủ yếu sử dụng những chiến lược phân tích cơ bản chỉ để thực hiện công việc đóng mở lệnh giao dịch và họ chỉ thực sự kết hợp thêm các công cụ kỹ thuật khác chỉ khi muốn xác định xu hướng để tìm thời điểm lý tưởng để vào lệnh.
- Tuy nhiên thực chất thì chiến lược Position Trading lại được sử dụng rộng rãi trên thị trường chứng khoán hơn thị trường ngoại hối. Nguyên nhân chủ yếu là do các cặp tiền tệ trong thị trường ngoại hối rất dễ biến động liên tục và mạnh mẽ hơn nhiều so với cổ phiếu.
- Thông thường, các nhà đầu tư sẽ áp dụng chiến lược là “Không bỏ toàn bộ số trứng vào trong một giỏ” mà sẽ tiến hành đầu tư vào mỗi loại lệnh một chút vốn, nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được các rủi ro xảy ra, giúp đa dạng hóa các danh mục đầu tư và dễ chiến thắng khi suy đoán đúng xu hướng di chuyển của thị trường.
Điều kiện để trở thành một Position Trader
Nếu những người đầu tư nào đang có dự định sẽ trở thành một Position Trader thì cần phải xem xét một số tiêu chí dưới đây cho thấy bản thân mình có đủ khả năng hay không? Một số điều kiện của Position Trader như sau:
- Nếu muốn làm Position Trader thì cần phải có một sự quyết đoán và giữ tâm lý bình tĩnh trước các kế hoạch giao dịch hay phân tích bởi những nhà đầu tư khác.
- Position Trader cũng cần phải có sự hiểu biết và luận điểm riêng để đưa ra những suy đoán chính xác về xu hướng thị trường trong tương lai khi đã phân tích các dữ liệu và tin tức kinh tế một cách chi tiết trong thời gian dài hạn.
- Những người có hiểu biết sâu rộng và quan sát nhạy bén về cơ chế vận hành của nền kinh tế để đưa ra các phán đoán trước những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của tình hình nền kinh tế ảnh hưởng đến các cặp tiền tệ.
- Quan trọng hơn, trader cần phải có một số vốn đủ lớn, để có thể bù đắp vào chỗ thua lỗ hàng trăm pips khi thị trường đi không đúng hướng, cũng như để thanh toán cho các loại chi phí giao dịch khác như phí swap, phí hoa hồng, phí spread,…
- Một Position Trader cần phải hết sức kiên nhẫn và kiểm soát được cảm xúc của bản thân cũng như không chốt lời sớm khi lợi nhuận đã lên tới vài nghìn pips.
Tóm lại để trở thành một Position Trader thì ngoài những điều kiện trên ra, nhà đầu tư vẫn cần phải có khả năng tài chính thật dư giả và có trình độ chuyên môn cao, cùng kỹ năng giao dịch cực kỳ ổn định.
Có nên giao dịch Position Trading hay không?
Sau khi nhà đầu tư đã nắm bắt được những thông tin quan trọng về bản chất của chiến lược Position Trading này thì câu hỏi đặt ra là “Có nên giao dịch theo phong cách này hay không?” Câu trả lời sẽ là còn phụ thuộc vào từng nhu cầu hay tiêu chí của mỗi nhà đầu tư.
Bởi hầu như không trader nào giống nhau cả, nên hãy căn cứ vào mục đích của bản thân để có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Dưới đây sẽ là những ưu điểm và nhược điểm mà trader có thể tìm thấy được câu trả lời cho mình.
Ưu điểm của Position Trading
- Không tốn nhiều thời gian để nhà giao dịch có thể theo dõi thị trường vì đây là chiến lược giao dịch theo khoảng thời gian dài hạn.
- Không gây tác động đến yếu tố tâm lý và trader cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch vì đa số người đầu tư sẽ không quan tâm đến những biến động nhỏ ngắn hạn.
- Tỷ lệ rủi ro: lợi nhuận (R:R) sẽ tương đối tốt khi có mức dao động thường từ 1 đến 5, do các nhà giao dịch có thể đặt lệnh sớm vì tận dụng được hết những tính năng nổi bật của Position Trading.
Hạn chế của Position Trading
- Đòi hỏi người sử dụng phải giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn phải thật sâu rộng về các phân tích cơ bản hay giữ vững tâm lý thị trường.
- Yêu cầu người đầu tư phải đảm bảo được nguồn vốn đủ lớn.
- Khả năng trader sẽ không thể thu được lợi nhuận hàng năm do số lần giao dịch vẫn còn quá ít.
- Vốn đầu tư của trader cũng sẽ bị chôn vào một chỗ vì Position Trading thuộc dạng giao dịch mua và nắm giữ lệnh dài hạn. Nếu trader muốn thoát lệnh giữa chừng để thu hồi lại số vốn thì dẫn đến kết quả sẽ không đạt được lợi nhuận kỳ vọng, thậm chí có thể hòa vốn hay thua lỗ nặng nề.
- Các trader sẽ thắng to khi giá di chuyển đúng xu hướng, nhưng cũng thua lỗ nặng khi giá đi ngược lại với xu hướng đã dự đoán. Bởi ngoại hối luôn là thị trường có nhiều biến động khó lường trong khi nhà giao dịch lại phải giữ lệnh trong một thời hạn khá dài.
- Position Trading đòi hỏi chi phí swap (phí qua đêm) cũng tương đối khá lớn. Vì thời gian duy trì lệnh phải lâu dài nên khả năng tính chi phí swap sẽ cao và thậm chí có thể làm hao hết số tiền có trong tài khoản của trader.
- Nếu nhà giao dịch tìm được một sàn môi giới không thu chi phí swap thì đương nhiên là broker đó sẽ tính chi phí commission (phí hoa hồng) rất lớn nữa.
Bài viết của Sàn Uy Tín đã cung cấp thông tin chi tiết về Position Trading, hy vọng nhà đầu tư sẽ tiếp thu được những kiến thức bổ ích và tìm ra một chiến lược lý tưởng cho bản thân mình. Vì bản chất của thị trường forex là gì luôn rất khốc liệt, nên hãy luôn cảnh giác và không ngừng học hỏi để trở thành một trader chuyên nghiệp nhé!