X

Bạn hiểu gì về phương pháp VSA và ứng dụng của nó

Bạn hiểu gì về phương pháp VSA và ứng dụng của nó

Các phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản đều vô cùng phổ biến với nhà đầu tư khi sử dụng để nghiên cứu thị trường tiền tệ. Nhưng có một cách hữu hiệu hơn mà trader có thể áp dụng đó là phương pháp VSA – Một phương pháp đã xuất hiện vào thập niên 20 do Richard Wyckoff sáng tạo.

Phương pháp VSA là gì?

Phương pháp VSA có tên đầy đủ Volume Spread Analysis.

Phương pháp VSA có tên đầy đủ Volume Spread Analysis. Đây là một cách để phân tích sự chênh lệch giá cùng khối lượng và cũng chính là phương pháp giúp giải thích cơ chế biến động giá trên thị trường ngoại hối.

Theo đó, nguyên nhân phát sinh mối quan hệ này được thể hiện qua sự mất cân bằng giữa nguồn cung, cầu trên thị trường dưới sự hướng dẫn từ dòng tiền Smart Money và qua đó, giúp cho nhà đầu tư tìm ra dấu vết và không ngừng nỗ lực để giao dịch hài hòa với nó.

Lịch sử của Volume Spread Analysis

Phương pháp VSA là phương pháp được phát minh bởi một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng có tên Tom Williams. Phương pháp này được biết với tên gọi đầy đủ là Wyckoff Volume Spread Analysis (Wyckoff VSA).

Nhờ vào việc tham gia khóa học Wyckoff ở Park Ridge mà cha đẻ của phương pháp này đã nhận biết được thị trường và những gì đang xảy ra trên thị trường. Ông cho rằng những tín hiệu đều nằm trên biểu đồ và nếu nhà đầu tư biết cách đọc thì sẽ xác định chính xác các dữ liệu trên.

Dựa vào đó, Tom Williams đã nghiên cứu thị trường dựa trên phương pháp Wyckoff. Ông nghiên cứu về giá đóng cửa, chênh lệch giá và mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch. Cho đến năm 1993, Tom mới chính thức công bố phương pháp nghiên cứu của mình trong cuốn sách Master of Market, đồng thời ông còn phát triển chương trình giao dịch máy tính với phương pháp Wyckoff Volume Spread Analysis.

Tom cho rằng thị trường không phải vận hành một cách ngẫu nhiên. Thị trường vận động dựa trên cung cầu và những ai hiểu được về quy luật cung cầu thì sẽ có lợi thế hơn trên thị trường.

Phương pháp VSA bao gồm các thành phần nào?

VSA đang quan sát mối quan hệ tương quan giữa ba nhân tố đó là: Khối lượng giao dịch (Volume), biên độ dao động (Spread) và mức giá đóng cửa tại một phiên giao dịch (Close), chỉ để xác minh được tình trạng của cung cầu trên thị trường ra sao.

Phương pháp VSA cũng nêu rõ được tầm quan trọng của các khối lượng khi phân tích giao dịch, nhưng chỉ khối lượng không thì vẫn chưa đủ mà một phần còn có liên quan đến biên độ giá.

VSA đang quan sát mối quan hệ tương quan giữa ba nhân tố

Volume

Khối lượng giao dịch hay được gọi là Volume và được biểu thị dưới hai dạng đó là:

  • Khối lượng siêu cao: Đây là khối lượng Ultra, mức cao nhất trong phạm vi được xem xét.
  • Khối lượng trên trung bình: Mức khối lượng nằm trong khu vực được xem xét, với mức độ cao hơn trung bình MA20, nhưng cũng thấp hơn đỉnh trước đó.

Spread

Biên độ giá chính là một khu vực biến động ở một thanh giá và được tính bằng khoảng cách tư giá đóng cửa và giá mở cửa.

Close

Giá đóng cửa có thể ở xảy ra ở bất kỳ vị trí nào so với thanh nến và nó cũng chính là một tín hiệu rất cần thiết cho trader.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp VSA

Phương pháp VSA như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của phương pháp SVA đều dựa vào mối quan hệ thân thiết giữa khối lượng giao dịch cùng biên độ giá qua mỗi thanh nến.

Theo như VSA thì giữa khối lượng giao dịch và biên độ đều phải có sự hài hòa trong từng phiên giao dịch. Nhưng sự bất thường lại thường xảy ra khi phiên giao dịch sở hữu một cây nến có thân hẹp, cùng khối lượng lại lớn hay thân rộng mà khối lượng có thể thấp,… Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng giữa cung cầu trên thị trường.

Phương pháp VSA xác minh vô cùng rõ ràng, thị trường có xu hướng giảm là do sự mất cân đối của nguồn cung, thị trường thì tăng một phần là do sự mất cân đối của nguồn cầu. Muốn thị trường có xu hướng tăng thì phải có nhiều nhà đầu tư mua hơn so với người bán.

Nhưng thực tế thì đây chỉ mới là điều kiện cần và bên người bán vắng mặt chính là điều kiện đủ mà nhà đầu tư cần có. Trong đó, có hai ứng dụng chính mà phương pháp VSA đã nêu rõ cụ thể là:

  • Dấu hiệu Sign Of Strength: Đây là dấu hiệu điểm mạnh thường diễn ra trong khi nguồn cung đã cạn kiệt ở một xu hướng giảm và lúc này thì nguồn cầu sẽ tăng lên, tạo thành sự mất cân đối giữa cung cầu làm cho giá có thể tăng ở thời gian tới.
  • Dấu hiệu Sign of Weak: Dấu hiệu điểm yếu thường diễn ra trong trường hợp nguồn cầu bị cạn kiệt ở một xu hướng tăng và lúc này nguồn cung đang chiếm thế áp đảo, tạo thành sự mất cân bằng giữa cung cầu và khiến cho giá có nguy cơ suy yếu trong thời gian tới.

Các giai đoạn thị trường trong VSA

Thông qua việc tiếp cận thị trường tài chính bằng phương pháp VSA, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy thị trường đang ở một trong bốn giai đoạn điển hình đó là: Tích lũy, giá tăng lên, phân phối và giá giảm xuống.

Tìm hiểu vsa là gì?
  • Tích luỹ: Thường diễn ra khi thị trường có xu hướng giảm giá với tình trạng nguồn cung kiệt quệ, làm cho cung và cầu có sự cân bằng và tái tích lũy sẽ diễn ra ở trong xu hướng tăng của thị trường.
  • Giá tăng lên: Khi nguồn cầu nhiều hơn nguồn cung, thường sau giai đoạn tích lũy và tái tích lũy.
  • Phân phối: Diễn ra khi nguồn cầu bị cạn ở thị trường tăng giá, dẫn đến cung cầu đều ở trạng thái cân bằng. Do đó, tái phân phối sẽ xảy ra ở xu hướng giảm.
  • Giá giảm xuống: Khi nguồn cung nhiều hơn nguồn cầu, với giai đoạn sau phân phối hay tái phân phối.

Các mô hình cơ bản trong phương pháp VSA

Sau khi nhà đầu tư đã tìm hiểu sơ bộ về bản chất, các khái niệm cơ bản của phương pháp VSA thì có thể bắt đầu đi chuyên sâu vào các thiết lập chi tiết của phương pháp này, để học được cách áp dụng hiệu quả vào giao dịch. Nhưng trước tiên thì nhà đầu tư cần thuộc lòng hai nguyên tắc mà có thể được xem là vũ khí bí mật đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của trader đó là:

  • Nguyên tắc 1: Xu hướng suy yếu của thị trường sẽ được biểu hiện chi tiết qua một thanh nến tăng.
  • Nguyên tắc 2: Tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường được biểu hiện thông qua một thanh nến suy giảm.

Selling Climax

Các mô hình cơ bản trong phương pháp VSA

Đây là một khái niệm đang ám chỉ về sự kết thúc hay chuẩn bị kết thúc trong một xu hướng suy giảm. Ngay lúc này, lực bán tháo diễn ra mạnh trong trạng thái tâm lý hoang mang của đám đông trader, đã hình thành một thanh nến có biên độ giá dài cùng khối lượng giao dịch tăng cao.

Tuy nhiên, hành động này có thể xảy ra trong vài ngày và sẽ chuẩn bị kết thúc chỉ khi nguồn cung đã được hấp thụ đầy đủ từ phía nhu cầu của Composite Man khi họ sắp sửa chuẩn bị mua vào. Một số đặc điểm giúp nhận dạng được một Selling Climax như sau:

  • Xu hướng trước đó phải được thể hiện chi tiết, có thể trước đó là một xu hướng suy giảm kéo dài rõ ràng.
  • Xu hướng suy giảm đã được tăng tốc nhanh chóng với những thanh nến có màu đỏ với thân dài, cùng với mức giá đóng cửa ở giữa thanh nến hoặc thậm chí có thể cao hơn mức thấp nhất, với thân bóng nến dưới.
  • Khối lượng giao dịch của nó phải cực lớn
  • Hiện trạng này thường xuyên diễn ra ở nhiều thanh nến, nhưng xảy ra với một cây nến duy nhất là hầu như rất ít.
  • Sau giai đoạn Selling Climax thì phải chờ đợi thị trường được kiểm tra thành công trước khi nhà giao dịch bắt đầu vào lệnh giao dịch.

Stopping Volume

Nó sẽ thường xuất hiện khi kết thúc một xu hướng suy giảm

Mô hình cơ bản thứ hai trong phương pháp SVA, thường được nhắc đến đó là Stopping Volume. Vậy thì Stopping Volume sẽ bắt đầu xuất hiện khi nào? Nó sẽ thường xuất hiện khi kết thúc một xu hướng suy giảm , cụ thể đó là:

  • Muốn dừng việc giá có thể tiếp tục di chuyển xuống dưới thì nguồn cầu phải vượt quá mức của nguồn cung.
  • Sự xuất hiện lớn từ khối lượng Composite Man và tham gia chặn lại để không cho thị trường suy giảm hơn nữa.

Như vậy, điều đang diễn ra ở đây chính là áp lực bán thị trường đang dần trở nên lớn hơn vào giai đoạn này, đến nỗi ngay cả những Big Players cũng không còn đủ khả năng để ngăn chặn thị trường giảm ngay trong một phiên giao dịch được, mà thực sự nó phải mất từ hai cho đến ba phiên mới có thể kìm hãm được đà suy giảm đó.

Dưới đây, sẽ là một số đặc điểm nổi bật của Stopping Volume như sau:

  • Nguồn cầu có giá trị vượt quá mức nguồn cung
  • Thường diễn ra trong một xu hướng suy giảm rõ ràng.
  • Khối lượng giao dịch thì ngày càng tăng đáng kể.
  • Thanh nến đóng cửa ở giữa hoặc có thể cao hơn so với mức thấp nhất và có thêm bóng dưới nữa.
  • Stopping Volume hay xảy ra ở nhiều hơn so với một cây nến.

No Supply và No Demand

No Supply và No Demand, đây chính là hai mức thiết lập thanh nến

No Supply và No Demand, đây chính là hai mức thiết lập thanh nến, chỉ để báo hiệu thị trường sắp rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn cung (No Supply) hoặc không còn lực cầu nữa (No Demand), đồng thời cũng chính là tín hiệu tiếp tục trong xu hướng của phương pháp VSA.

Hai thiết lập này có sự giống nhau hoàn toàn, chỉ là khác biệt chút khi No Supply thể hiện tín hiệu tiếp tục của xu hướng tăng, còn No Demand thể hiện tín hiệu tiếp tục xu hướng suy giảm. Dưới đây sẽ là một số đặc điểm nổi bật của No Supply như:

  • Thị trường đang ở trong một xu hướng tăng.
  • Xuất hiện một thanh nến màu đỏ với thân nến nhỏ đi kèm với khối lượng giao dịch suy giảm
  • Nhưng điều quan trọng chính là khối lượng giao dịch, nên cần có sự xem xét khối lượng phải ở mức thấp hơn so với khối lượng của thanh nến trước đó.
  • Giá có thể bắt đầu đóng cửa ở mức cao nhất, nhưng tốt hơn hết vẫn là nên đóng cửa ở giữa hoặc có thể đóng gần mức cao nhất của thanh nến
  • Một Testing với khối lượng giao dịch càng thấp sẽ càng thành công cho nhà đầu tư biết được thị trường đang sẵn sàng chuẩn bị tăng giá trở lại ngay sau đó.

Cách thức giao dịch với phương pháp VSA

Cách thức giao dịch với phương pháp VSA

Muốn giao dịch được với phương pháp VSA trong forex thì đòi hỏi nhà đầu tư phải liên tục quan sát mối quan hệ tương quan giữa nguồn cung và nguồn cầu để có thể tìm ra được những tín hiệu không ổn định thường được biểu hiện trên mỗi thanh nến thông qua khối lượng giao dịch cùng với biên độ giá.

Phương pháp VSA được đánh giá chính là cách tiếp cận mang tính phức tạp, do nó đi chuyên sâu tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cầu trên thị trường tài chính. Vì thế, nếu có thể sử dụng nó một cách thuần phục thì sẽ dễ dàng có được ưu thế lớn hơn so với những nhà đầu tư khác trên thị trường.

Những kiến thức cơ bản về phương pháp VSA của Sanuytin.com, đều là nội dung mang tính thiết thực cần thiết cho các nhà đầu tư nào đang muốn thử sức với phương pháp phân tích đặc biệt này. Nhưng đừng quên tham khảo thêm một số bài viết khác của Sàn Uy Tín để xây dựng một nền tảng vững chắc, như một kho tàng chiến thuật có thể dùng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.