X

Phí giao dịch chứng khoán giữa các sàn chứng khoán tại Việt Nam 2023

Phí giao dịch chứng khoán giữa các sàn chứng khoán tại Việt Nam 2021

Phí giao dịch chứng khoán luôn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi lựa chọn sàn môi giới và mỗi broker sẽ có những mức phí không giống nhau. Trong bài viết hôm nay, sẽ tìm hiểu về quy định trong chi phí chứng khoán và mức thu phí giữa các sàn chứng khoán tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

Khái niệm phí giao dịch chứng khoán là gì?

Những cách tính phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán là một khoản chi phí mà nhà giao dịch phải thanh toán cho các sàn môi giới chứng khoán khi đã giao dịch thành công, chính xác hơn là đã khớp lệnh mua và bán trên cơ sở khi sử dụng các dịch vụ tại sàn chứng khoán đó. Do đó, chi phí giao dịch chứng khoán còn được biết đến với tên gọi khác là phí môi giới chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán sẽ được tính bằng cách lấy phần trăm giá trị giao dịch đã diễn ra trong một ngày của khách hàng và mức phần trăm bao nhiêu sẽ do chính sàn môi giới chứng khoán đặt ra hay muốn thay đổi sẽ dựa vào độ lớn của tổng giá trị giao dịch trong ngày và vị thế của nhà đầu tư.

Với tổng số tiền giao dịch lớn thì sẽ có mức phí giao dịch chứng khoán thấp hơn. Tuy nhiên, ở một số sàn môi giới chứng khoán thì nhà đầu tư có thể tiến hành đàm phán hay thương lượng lại để có mức phí giao dịch được thấp hơn khi đầu tư chứng khoán và mỗi công ty chứng khoán sẽ áp dụng một mức phí giao dịch chứng khoán khác nhau.

Điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán

Thứ nhất, phí giao dịch chứng khoán sẽ được tính dựa trên mỗi giao dịch mua và bán của nhà đầu tư.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu LPB tại ngày T+0 sau 2 ngày, cổ phiếu về tài khoản, đến ngày T+3 nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu LPB đã mua. Phí trong giao dịch mua và bán, nhà đầu tư phải chịu.

Thứ hai, phí giao dịch chứng khoán sẽ được trừ tạm và thu trên lệnh thực khớp. Khi nhà đầu tư đã đặt lệnh thành công, phí sẽ trừ vào tài khoản. Nhưng nếu lệnh của bạn không khớp thì tiền sẽ được hoàn lại. Nhà đầu tư có quyền hủy lệnh để vốn và phí được hoàn trả.

Những loại phí, thuế trong đầu tư chứng khoán

Hiện thị trường chứng khoán có 4 loại phí mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm để biết cách tính toán khi giao dịch.

Phí giao dịch

Phí giao dịch là loại phí lớn nhất và cần thiết nhất cho một giao dịch. Loại phí này chỉ phát sinh khi bạn giao dịch và phí này được công ty chứng khoán thu khi bạn thực hiện lệnh mua hoặc bán. Phí sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giao dịch trong ngày của nhà đầu tư.

Mỗi công ty chứng khoán sẽ áp dụng một khoản phí khác nhau trên mỗi lần giao dịch và đảm bảo không được vượt quá 0.5%. Trung bình các công ty chứng khoán lấy phí giao dịch dao động từ 0.15% đến 0.35% tùy từng trường hợp.

Phí giao dịch còn phải dựa trên các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi dành cho từng khách hàng. Thông tin về phí giao dịch sẽ được thông báo trên website của công ty.

Ví dụ về phí chứng khoán như sau:

Một nhà đầu tư mở lệnh mua 1.000 cổ phiếu với giá mỗi cổ phiếu là 43.000 đồng. Tổng tiền cổ phiếu của nhà đầu tư mua là: 1.000 x 43.000 = 43.000.000 đồng.

Tuy nhiên nhà đầu tư này phải trả một khoản phí chứng khoán nữa. Giả sử công ty này áp dụng mức phí là 0.2%. Vậy thì: 43.000.000đ x 0.2% = 86.000 đồng. Vậy tổng tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi chọn mua mã cổ phiếu này là 43.000.000 + 86.0000 = 43.086.000 đồng

Khi nhà đầu tư muốn bán 1.000 cổ phiếu với giá là 50.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ nhận về 1.000 x 50.000 = 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó bạn phải chịu một khoản phí là 0.2%, tương đương với 50.000.000 x 0.2% = 100.000đ. Vậy số tiền bạn thực nhận là 49.900.000 đồng.

Thuế thu nhập cá nhân

Theo các quy định về thuế thu nhập, nhà đầu tư chứng khoán phải trả một khoản phí gọi là phí thu nhập cá nhân mỗi khi bán cổ phiếu. Nếu quy định là 0.1% thì số tiền bạn phải chi trả khi bán cổ phiếu là 50.000.000 x 0.1% = 50.000 đồng.

Vậy nhà đầu tư thực nhận là 49.900.000 – 50.000 = 49.850.000đ.

Phí lưu ký chứng khoán

Phí lưu ký sẽ được chi trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán với mục đích đảm bảo việc lưu giữ ký gửi và chứng minh việc bạn sở hữu lượng cổ phiếu đó trong một doanh nghiệp.

Hiện mức phí lưu ký chứng khoán được áp dụng là 0.4đ/cp/tháng.

Ví dụ bạn đang nắm 1.000 cổ phiếu thì mỗi tháng bạn phải mất phí lưu ký tương đương

0.4 x 1.000 = 400đ/tháng.

Thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt

Thông thường các doanh nghiệp sẽ trả cổ tức mỗi năm 2 lần hoặc 1 lần cho các cổ đông. Cổ tức được chia được xem là thu nhập của nhà đầu tư nên họ có nhiệm vụ phải đóng thuế. Mức thuế thường được áp dụng là 5% tổng giá trị cổ tức tiền mặt.

Ví dụ:

Công ty A trả cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu với 5.000 đồng trên mỗi cổ phiếu tức sẽ nhận được 5 triệu tiền cổ phiếu. Tuy nhiên phải đóng thuế 5.000.000 x 5% = 250.000đ. Vậy bạn sẽ thực nhận số tiền là 5.000.000 – 250.000 = 4.750.000đ.

Ngoài những loại phí giao dịch chứng khoán trên, các công ty còn áp dụng thêm một số loại phí bên lề như phí sao kê giao dịch, xác nhận số dư, trích lục hồ sơ, …

Một số quy tắc về chi phí giao dịch chứng khoán

Một số quy định cần chú ý về phí giao dịch

Mức thu phí giao dịch chứng khoán

Thông thường, chi phí giao dịch được quy định không vượt quá 0.5% của giá trị giao dịch và cũng không quy định mức tối thiểu là bao nhiêu. Nhưng trên thực tế thì mức phí giao dịch chứng khoán sẽ dao động trong khoảng từ 0.1% đến 0.35%.

Các sàn môi giới chứng khoán lâu năm trên thị trường, sẽ có mức phí giao dịch cao hơn so với các công ty mới. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ, đã có số lượng nhà đầu tư tham gia tại broker ổn định, cho nên không nhất thiết phải giảm chi phí để thu hút trader mới.

Phí giao dịch chứng khoán được tính khi mua và khi bán

Đó là điều hiển nhiên, bởi khi nhà đầu tư mua bất kỳ cổ phiếu nào thì cũng phải chịu một khoản chi phí và khi tiến hành bán, nhà đầu tư cũng phải mất chi phí. Tuy nhiên, tùy vào sàn chứng khoán mà sẽ có những quy định riêng, nên nhà giao dịch nên cẩn thận.

Phí giao dịch chứng khoán khi đặt lệnh và thu phí khi khớp lệnh thành công

Phí giao dịch chứng khoán sẽ được hệ thống tạm tính ngay khi nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh và nó cũng được hiển thị cùng với các thông số khác. Cho nên, nhà đầu tư chỉ cần mất một khoản phí nếu đã khớp lệnh thành công và ngược lại, nếu khớp lệnh thất bại hoặc nhà đầu tư muốn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại số tiền vào tài khoản của trader.

Giao dịch với số tiền lớn thì mức phí sẽ càng thấp hơn

Mỗi một sàn giao dịch chứng khoán sẽ căn cứ trên các chiến lược kinh doanh mà sẽ có những quy định riêng về các mức phí giao dịch chứng khoán khác nhau. Và mức phí giao dịch của nhà đầu tư sẽ được tính tạm thời theo từng cuộc giao dịch đơn lẻ, cho đến kết thúc ngày thì mức phí sẽ được quyết toán lại dựa vào lịch sử giao dịch của nhà đầu tư hay cụ thể hơn là tổng toàn bộ số tiền giao dịch trong ngày của trader.

Xem thêm: https://sanuytin.com/phan-mem-phan-tich-chung-khoan/

Phí giao dịch chứng khoán giữa các sàn giao dịch tại Việt Nam

Thuế và phí khi giao dịch chứng khoán được xem là vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư, chính vì thế nhà giao dịch nên cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này khi tiến hành đầu tư.

Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước thường quy định mức tối đa của phí giao dịch chứng khoán là 5% trên 1 lần, nhưng mức phí của sàn môi giới thì lại phụ thuộc vào quy định của những công ty chứng khoán thành viên.

Ngoài ra, một số công ty chứng khoán còn phụ thu thêm phí duy trì tài khoản và phí dịch vụ, đây là các chi phí phát sinh và cũng được quy định riêng theo từng công ty. Dưới đây sẽ là phí giao dịch chứng khoán của từng broker như sau:

Phí giao dịch chứng khoán SSI

Phí giao dịch mua bán chứng khoán SSI

Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI được thành lập vào tháng 12 năm 1999 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là một công ty lớn nhất và chất lượng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, SSI cũng vinh dự khi là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên được nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào tháng 12 năm 2020”.

Có thể thấy, về phí giao dịch chứng khoán của SSI thì: Phí giao dịch trực tuyến có mức phí là 0,25% và phí giao dịch trái phiếu sẽ có mức từ 0,05% đến 0,1%. Riêng chi phí giao dịch qua các kênh khác thì:

  • Dưới 50tr sẽ có mức phí là 0,4%
  • Từ 50-100tr có mức phí là 0,35%
  • Từ 100-500tr có mức phí là 0,3%
  • Trên 500tr mức phí là 0,25%

Phí giao dịch chứng khoán HSC

Biểu phí giao dịch chứng khoán của HSC

Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là HCM, được thành lập vào 23 tháng 4 năm 2003. Đây là một trong bốn công ty chứng khoán lớn và tin cậy nhất trên thị trường Việt Nam song song với các công ty khác như: SSI, VNDirect và VCSC. Đặc biệt, bốn công ty chứng khoán này còn được gọi với tên tứ đại gia chứng khoán của Việt Nam hay tên là Big Four của chứng khoán Việt Nam. Dưới đây là phí giao dịch HSC.

Phí giao dịch chứng khoán:

  • Dưới 100tr có chi phí 0,35%
  • Từ 100tr đến 300tr có chi phí 0,3%
  • Từ 300tr đến 500tr có chi phí 0,25%
  • Từ 500tr đến 1 tỷ có chi phí 0,2%
  • Trên 1 tỷ có chi phí 0,1%

Phí giao dịch kênh Online sẽ là:

  • Dưới 100tr mức phí 0,2%
  • Từ 100tr đến 300tr mức phí 0,2%
  • Từ 300tr đến 500tr mức phí 0,2%
  • Từ 500tr đến 1 tỷ mức phí 0,15%
  • Trên 1 tỷ mức phí 0,1%

Phí giao dịch chứng khoán MBS

Các loại phí giao dịch MBS

Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán MB, được thành lập bởi Ngân hàng Quân đội vào ngày 11 tháng 5 năm 2000. Đây là một trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên tại thị trường Việt Nam và dẫn đầu Top 10 của thị phần môi giới tại cả hai cơ sở giao dịch đó là: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội và Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm 2009 và 2010.

MBS hiện có vốn điều lệ là 1.643 tỷ đồng và là công ty con của Ngân hàng Quân đội, nên luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân hàng này. Sau đây, sẽ là bảng giá chứng khoán MBS về: Phí dịch vụ MBS Online là 0,12% và biểu phí MBS dịch vụ có broker/khác như kênh điện tử và quầy/Broker như sau:

  • Dưới 100tr sẽ là 0,3% và 0,35%
  • Từ 100tr đến 300tr sẽ là 0,3% và 0,325%
  • Từ 300tr đến 500tr sẽ là 0,25% và 0,3%
  • Từ 500tr đến 700tr sẽ là 0,2% và 0,25%
  • Từ 700tr đến 1 tỷ sẽ là 0,15% và 0,2%
  • Trên 1 tỷ sẽ là 0,15% và 0,15%

Phí giao dịch chứng khoán FPTS

Thông tin về biểu phí giao dịch FPTS

Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT, là thành viên của Tập đoàn FPT và được cấp phép hoạt động vào ngày 13 tháng 7 năm 2007. FPTS chính thức được niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh vào tháng 01 năm 2017 với mã chứng khoán là FTS. Ngoài ra, FPTS đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật như sau:

Công ty chứng khoán tiêu biểu nhất vào năm 2019 đến năm 2020 do HNX và VSD bình chọn, liên tục đạt Top 10 Công ty chứng khoán có thị phần giá trị giao dịch môi giới lớn nhất tại HOSE và HNX,…Dưới đây sẽ là biểu phí FPTS.

Phí giao dịch FPTS:

  • Dưới 200tr mức phí 0,15%
  • Từ 200tr đến 1 tỷ mức phí 0,14%
  • Từ 1 tỷ đến 3 tỷ mức phí 0,13%
  • Từ 3 tỷ đến 5 tỷ mức phí 0,12%
  • Từ 5 tỷ đến 10 tỷ mức phí 0,11%
  • Từ 10 tỷ đến 15 tỷ mức phí 0,1%
  • Từ 15 tỷ đến 20 tỷ mức phí 0,09 %
  • Trên 20 tỷ mức phí 0,08%

Trái phiếu mức phí 0,5% và cổ phiếu chưa niêm yết:

  • Dưới 3 tỷ chi phí 0,5%
  • Từ 3 tỷ đến 5 tỷ chi phí 0,4%
  • Trên 5 tỷ chi phí 0,3%

Phí giao dịch chứng khoán VCBS

Phí mua bán chứng khoán tại VCBS

VCBS là tên viết tắt của Công Ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2002 tại Hà Nội, với vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng, trực thuộc công ty con 100% vốn của Ngân Hàng Vietcombank, một ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam. Dưới đây sẽ là phí giao dịch chứng khoán của VCBS đó là:

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo sẽ có gói chủ động là 0,18% và gói tư vấn là 0,2%
  • Trái phiếu niêm yết có gói chủ động là 0,1% và gói tư vấn là 0,1%
  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo chưa niêm yết có gói chủ động là 0,35% và gói tư vấn là 0,35%
  • Trái phiếu chưa niêm yết có gói chủ động là 1tr/1 giao dịch và gói tư vấn là 1tr/1 giao dịch

Xem thêm: Broker chứng khoán là gì?

Chi phí giao dịch của các loại thị trường chứng khoán khác

Các loại phí khi giao dịch chứng khoán hiện nay

Phí giao dịch chứng khoán SSI

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF có phí từ 0.25% đến 0,4% tùy theo giá trị và kênh giao dịch
  • Trái phiếu có phí từ 0.05% đến 0.1%

Phí giao dịch chứng khoán HSC

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF có phí từ 0,15% – 0,35% tùy theo giá trị và kênh giao dịch
  • Trái phiếu có phí từ 0.1%

Phí giao dịch chứng khoán FPTS

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF có phí từ 0,08% đến 0,15% tùy theo giá trị và kênh giao dịch
  • Trái phiếu có phí từ 0,05%

Phí giao dịch chứng khoán MBS

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF có phí từ 0,15% đến 0,35% tùy theo giá trị và kênh giao dịch
  • Trái phiếu có phí từ 0,02% đến 0,1%

Phí giao dịch chứng khoán VCBS

Phí giao dịch chứng khoán Vietcombank như sau:

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF có phí từ 0,18% đến 0,35% tùy theo gói giao dịch
  • Trái phiếu có phí từ 0.1%

Như vậy, nếu là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường thì việc nắm bắt các khoản phí giao dịch chứng khoán từ các công ty này là điều vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu là một nhà đầu tư mới thì có lẽ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vật, tốt nhất những nhà đầu tư mới, hãy luôn lựa chọn các sàn chứng khoán có phương thức tính phí đơn giản để tiến hành giao dịch cho thuận lợi.

Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất?

Phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất

Theo quy định mức phí giao dịch chứng khoán sẽ là 0,5% trên tổng số tiền giao dịch trong ngày, nhưng thực tế thì không có công ty chứng khoán nào áp dụng mức phí giao dịch chứng khoán trên cả. Vì mức phí này được xem là quá cao so với thị trường, nên một chi phí thích hợp sẽ dao động khoảng từ 0.1% đến 0.35% và đa số đều được các sàn môi giới áp dụng cho trader.

Cho nên, mức phí giao dịch chứng khoán 0.1% được xem là mức phí thấp nhất trên thị trường hiện nay và được áp dụng cho những nhà giao dịch trực tuyến mà không có nhân viên môi giới hỗ trợ.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến các loại phí phát sinh khác nữa trên sàn chứng khoán. Do đó, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty chứng khoán thì tốt nhất trader nên yêu cầu họ liệt kê toàn bộ các chi phí giao dịch chứng khoán một cách rõ ràng, để tránh trường hợp bị tính thêm phí mà không hề biết khi tiến hành giao dịch.

Bài viết của Sàn Uy Tín đã chia sẻ những thông tin cần thiết về phí giao dịch chứng khoán, hy vọng nhà đầu tư sẽ tham khảo và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định, tránh những sai lầm không đáng có và bảo vệ số vốn được an toàn.

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.