Trong giai đoạn dịch Covid hiện nay thì ngoại hối là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Nhưng để hiểu rõ hơn về bản chất hoạt động của ngoại hối, cũng như quy định pháp luật về ngoại hối như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
- Giao dịch CFD là gì? Mối quan hệ của nó với giao dịch Forex như thế nào?
- Giao dịch intraday là gì? Bạn hiểu thế nào về giao dịch trong ngày?
- Giao dịch ngoại hối là gì? Tất cả những thông tin bạn biết về thị trường ngoại hối
- Giao dịch ngoại hối ở Việt Nam và những điều cần biết
Quy định pháp luật về ngoại hối
Khái niệm về ngoại hối?
Ngoại hối là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế, các phương tiện mang giá trị được dùng trong các cuộc giao dịch quốc tế. Hiểu đơn giản thì ngoại hối được dùng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ được mua bán, trao đổi giữa các quốc gia với nhau, bao gồm:
- Ngoại tệ: Đồng tiền của một đất nước khác hoặc đồng tiền chung khu vực Châu u hay đồng tiền chung khác được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế và khu vực.
- Phương tiện thanh toán: Ngoại tệ, Séc, thẻ ngân hàng, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và một số phương tiện thanh toán khác trên thị trường.
- Các loại giấy tờ khác có giá trị bằng ngoại tệ: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ mang giá trị khác trên thị trường.
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước: Trên các tài khoản ở nước ngoài của người cư trú thì vàng sẽ tồn tại dưới dạng khối, thỏi, miếng, nếu như mang vào hay mang ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
- Đồng tiền của một quốc gia (Nội tệ): Trong trường hợp di chuyển vào hay di chuyển ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc đang được sử dụng để thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, quan điểm khái niệm về ngoại hối có thể sẽ khác đi, không được thống nhất trong hệ thống pháp luật về ngoại hối tại mỗi quốc gia. Vì thế, bản chất hoạt động ngoại hối cũng sẽ có sự khác biệt, trong đó khác biệt nhất chính là hoạt động ngoại hối của người cư trú và người không cư trú.
Khái niệm về hoạt động ngoại hối?
Hoạt động ngoại hối thực sự chỉ là quá trình trao đổi mua bán hàng hóa ngoại tệ, các loại chứng từ có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Đây là khái niệm chỉ được áp dụng trong các giáo trình kinh tế, mang tính chất tổng quát nhưng không rõ ràng, nên có thể sẽ hơi khó hiểu xíu.
Nhưng để hiểu sâu sắc hơn về bản chất giao dịch của ngoại hối thì có thể hình dung cụ thể như sau:
- Đối với lĩnh vực chứng khoán, hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các chứng khoán khác đang được diễn ra trên thị trường sẽ được gọi là giao dịch chứng khoán.
- Đối với lĩnh vực bất động sản, hoạt động mua, bán nhà ở, đất đai,…trên thị trường sẽ được xem là giao dịch bất động sản.
- Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, hay thẻ ATM, hoạt động gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền cho người khác đều được gọi tên chung là giao dịch ngân hàng.
Do đó, đối với lĩnh vực ngoại hối thì hoạt động ngoại hối, chỉ đơn giản là quá trình mua bán một loại sản phẩm ở đây chính là tiền tệ. Nhưng do chúng thường được giao dịch theo cặp, nên khi mua một loại tiền tệ này cũng tức là đang bán đi một loại tiền tệ khác.
Quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam
Theo như quy định pháp luật về ngoại hối đã được quy định rõ ràng trong pháp lệnh ngoại hối 2005. Đây là một loại pháp lệnh được xem là bước cải tiến mới trong việc thực hiện cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối và cũng là nhân tố đặc biệt trong quá trình hội nhập của nền kinh tế, cụ thể là:
- Giải quyết các vấn đề xảy ra trong chính sách quản lý ngoại hối.
- Đáp ứng tất cả yêu cầu hội nhập quốc tế và nhất thể hóa các quy định pháp luật về ngoại hối khi quản lý, để đảm bảo hiểm lực trong các quy định về luật quản lý ngoại hối.
- Quy định một số biện pháp nhằm hạn chế hoặc bắt buộc về ngoại hối đã được áp dụng tạm thời trong các điều kiện khẩn cấp, để đảm bảo an ninh tài chính và tiền tệ của quốc gia
Trong đó, nghị định 70 về ngoại hối được quy định cụ thể như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định rõ ràng thi hành một số điều trong pháp luật về ngoại hối hay pháp lệnh sửa đổi, bổ sung về các hoạt động ngoại hối của người cư trú hay người không cư trú tại đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Những nội dung có liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quản lý vay, trả nợ nước ngoài đều sẽ không được nhà nước bảo lãnh, vay, trả nợ nước ngoài của nhà nước. Nhà nước vay có sự bảo lãnh của nhà nước, xử lý vi phạm về ngoại hối và quá trình ngoại hối đều được tiến hành theo quy định khác của pháp luật về ngoại hối.
Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động giao dịch ngoại hối tại Việt Nam.
- Các tổ chức, cá nhân là người cư trú có liên quan trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động giao dịch ngoại hối.
Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
- Hoạt động ngoại hối đều phải tuân theo quy định tại nghị định này và các quy định pháp luật về ngoại hối khác có liên quan.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của nghị định này thì có quyền được áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng thì hai bên có thể tiến hành thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về ngoại hối tại Việt Nam.
Chế độ xử phạt trong pháp luật về ngoại hối
Nghị định 88/2019/NĐ-CP
Theo như nghị định 88/2019/NĐ-CP quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và đối tượng thi hành sẽ là các tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng, đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hay doanh nghiệp.
- Các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
Nghị định ban hành quy định các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng dành cho tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và các cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Bộ luật hình sự 2015
Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng sẽ là:
Người nào vi phạm một trong các hành vi sau đây đã gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng cho đến 03 năm bao gồm:
- Cấp tín dụng dành cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ các trường hợp đã được cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng
- Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi dành cho các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về ngoại hối Việt Nam.
- Vi phạm quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của luật các tổ chức tín dụng.
- Cố ý nâng khống giá trị tài sản đảm bảo khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm.
- Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng
- Cấp tín dụng vượt quá giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có được sự chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại hối Việt Nam.
- Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng.
- Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán hoặc sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.
- Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.
- Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản theo mức từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì sẽ áp dụng hình thức phạt tù từ 3 năm cho đến 7 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì sẽ áp dụng hình thức phạt tù từ 7 năm cho đến 12 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì áp dụng hình thức phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm cho đến 5 năm.
Với những quy định pháp luật về ngoại hối tại Việt Nam đã được giới thiệu rõ ràng trong Sanuytin.com. Mong rằng nhà đầu tư sẽ tìm hiểu kỹ càng trước khi tham gia hoạt động ngoại hối, để tránh những điều không may xảy ra, làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như lợi nhuận của mình. Chúc trader thành công.