X

Phân kỳ là gì? Các dạng phân kỳ thường gặp

Phân kỳ là gì? Các dạng phân kỳ thường gặp

Nếu nhà đầu tư nào thường xuyên phân tích kỹ thuật nhận định xu hướng thị trường thì chắc hẳn đã nghe qua phân kỳ. Vậy phân kỳ là gì? Cách để nhận dạng nó trong thị trường như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để xác định được tín hiệu phân kỳ.

Phân kỳ là gì?

Tìm hiểu Divergence là gì?

Trong suốt quá trình giao dịch, nhà đầu tư sẽ nhiều lần nhìn thấy hiện tượng đường giá và hướng di chuyển của các chỉ báo đi ngược chiều nhau, nên thường được gọi là hiện tượng phân kỳ, một tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường sắp xảy ra đảo chiều.

Nhìn chung, phân kỳ là gì cũng tương tự như các đợt sóng ngầm di chuyển ngược chiều với những cơn sóng giá đang dịch chuyển trên bề nổi. Chẳng hạn, ở một xu hướng thị trường tăng, giá sẽ hình thành các cơn sóng tăng, nhưng đồng thời các cơn sóng ngầm suy giảm cũng sẽ xuất hiện.

Đây chính là một tín hiệu cho thấy chuẩn bị xảy ra đảo chiều giá giảm, nếu không có xảy ra đảo chiều thì nó thể hiện xu hướng tăng của thị trường không còn mạnh mẽ như lúc đầu.

Tín hiệu phân kỳ là gì thường xuyên xuất hiện và có ý nghĩa quan trọng với những nhà giao dịch theo đuổi phong cách phân tích kỹ thuật. Một khi nắm bắt được tín hiệu phân kỳ thì đồng nghĩa việc trader đang nắm chắc phần thắng và đây chính là thời điểm để tiến hành đặt lệnh giao dịch mà không sợ tình trạng đi ngược xu hướng thị trường.

Các nhóm phân kỳ phổ biến trong phân tích kỹ thuật

Phân kỳ thường

Phân kỳ thường hay còn được gọi là Regular Divergence. Một trong các dạng của phân kỳ là gì, cho phép nhà đầu tư nhận định thời điểm xảy ra đảo chiều, chuyển từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm và ngược lại.

Phân kỳ thường tăng

Tín hiệu cho thấy thị trường sẽ diễn ra một đợt đảo chiều từ giảm giá thành tăng giá.

Tín hiệu của phân kỳ này thường được tạo thành dựa trên một xu hướng suy giảm khi giá bắt đầu tạo ra các đáy thấp dần nhưng chỉ báo RSI lại biểu hiện giá vẫn đang cao hơn trên thị trường.

Khi RSI hình thành các đáy cao hơn đang cho thấy xu hướng giá không còn mạnh như trước, có khả năng thị trường sẽ diễn ra một đợt đảo chiều từ giảm giá thành tăng giá. Tuy nhiên, tín hiệu của phân kỳ là gì lại thường tăng chỉ là đang biểu hiện khởi đầu, để chắc chắn hơn thì nhà đầu tư nên chờ đợi thêm một số dấu hiệu khác nữa.

Phân kỳ thường giảm giá

Nhà đầu tư có thể căn cứ vào tín hiệu phân kỳ này để thực hiện giao dịch ngược lại xu hướng thị trường hiện tại.

Phân kỳ giảm giá sẽ được tạo ra ở một xu hướng tăng giá và tại đó, giá sẽ liên tiếp tăng để hình thành đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước. Thế nhưng, phân kỳ RSI lại đang chứng minh xu hướng giá sẽ bắt đầu giảm đi nếu đỉnh được tạo ra thấp hơn so với đỉnh trước đó.

Điểm quan trọng ở đây, chính là động lực tăng giá không được mạnh mẽ như lần đầu và một xu hướng đảo chiều có khả năng sẽ xảy ra. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào tín hiệu phân kỳ là gì này để thực hiện giao dịch ngược lại xu hướng thị trường hiện tại.

Cụ thể, nhà giao dịch chỉ cần đặt lệnh Buy do xu hướng sắp diễn ra đảo chiều từ tăng giá thành giảm giá và để chính xác hơn thì có thể chờ đợi một vài dấu hiệu phân kỳ khác xuất hiện rồi đưa ra quyết định.

Phân kỳ ẩn

Phân kỳ ẩn có tên gọi đầy đủ là Hidden Divergence, một xu hướng thị trường có khả năng tiếp tục được duy trì và mức độ tin cậy của tín hiệu được phân kỳ ẩn cung cấp thường nhận được đánh giá cao hơn, do nó dịch chuyển theo xu hướng thị trường. Tương tự như phân kỳ khác thì phân kỳ ẩn cũng sẽ phân thành hai nhóm nhỏ, cụ thể như sau:

Phân kỳ ẩn chiều tăng

Xu hướng tăng giá của thị trường vẫn sẽ tiếp diễn.

Dạng phân kỳ là gì này thường hay có mặt khi đáy mới được tạo ra cao hơn so với đáy đầu tiên, nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại cho thấy khả năng đáy mới sẽ thấp hơn.

Theo như hình phía trên thì dễ dàng nhận thấy, đáy mới được tạo thành đã cao hơn nhiều so với đáy trước đó. Nhưng chỉ báo MACD lại thể hiện đáy sau thấp hơn ngay tại thời điểm giao cắt, tức là xu hướng tăng giá của thị trường vẫn sẽ tiếp diễn.

Phân kỳ ẩn chiều giảm

Phân kỳ ẩn chiều giảm được tạo ra ngay khi đường giá chạm gần xác đỉnh sau lại thấp hơn so với đỉnh trước.

Phân kỳ ẩn chiều giảm được tạo ra ngay khi đường giá chạm gần xác đỉnh sau lại thấp hơn so với đỉnh trước. Tuy nhiên, khoảng thời gian lúc đó, chỉ báo kỹ thuật lại đang mô tả đỉnh sau sẽ cao hơn so với đỉnh phía trước.

Quan sát trên hình, có thể nhìn thấy đường cả đã hình thành điểm thấp hơn, nhưng chỉ báo MACD phía dưới lại thể hiện đỉnh được tạo ra lại cao hơn so với đỉnh phía trước. Như vậy, tín hiệu của phân kỳ ẩn giảm đã được xác định, đưa ra dự báo xu hướng thị trường suy giảm vẫn sẽ duy trì.

Phân kỳ phóng đại

Hay còn được biết đến là Exaggerated Divergence. Đây là một trong các dạng phân kỳ là gì có nét tương tự với phân kỳ thường, nhưng chỉ khác biệt ở chỗ phân kỳ phóng đại sẽ tạo nên hai đáy hoặc hai đỉnh ngang bằng nhau.

Phân kỳ phóng đại tăng

Phân kỳ phóng đại tăng thường có mặt ở trường hợp đường giá tạo thành hai đáy bằng nhau

Phân kỳ phóng đại tăng thường có mặt ở trường hợp đường giá tạo thành hai đáy bằng nhau và trong khi chỉ báo kỹ thuật lại hình thành hai đáy có sự chênh lệch với nhau.

Nhìn trên hình, có thể nhận thấy hai đáy giá hầu như gần bằng nhau hoàn toàn, nhưng do chỉ báo MACD đã dịch chuyển xuống phía dưới đáy tạo nên hai đỉnh chênh lệch nhau, nghĩa là đáy trước thấp hơn đáy sau. Nếu nhà đầu tư gặp trường hợp này, tức là thị trường sẽ tự động di chuyển từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.

Phân kỳ ẩn phóng đại giảm

Đây là một kiểu phân kỳ rất hay có mặt trong hiện tượng đường giá tạo nên hai đỉnh ngang bằng với nhau.

Đây là một kiểu phân kỳ là gì rất hay có mặt trong hiện tượng đường giá tạo nên hai đỉnh ngang bằng với nhau. Ngược lại, chỉ báo kỹ thuật lại hình thành hai đỉnh chênh lệch với nhau, đồng nghĩa đỉnh trước cao hơn đỉnh sau.

Nếu như thấy sự có mặt của tín hiệu phân kỳ phóng đại giảm thì tức là thị trường sắp bước vào giai đoạn suy giảm mạnh. Ngay lúc này, nhà giao dịch không được Buy mà nên tìm mọi cách để Sell nó.

Những chỉ báo xác định phân kỳ

Những chỉ báo có thể xác định phân kỳ là những chỉ báo động lượng như MACD, RSI, Stochastic.

Đối với chỉ báo MACD

MACD không chỉ là chỉ báo giúp xác định động lượng, mà còn là chỉ báo để xác định sức mạnh cũng như thời gian của một xu hướng nào đó. Tín hiệu phân kỳ trên chỉ báo này được đánh giá khá mạnh mẽ, nhưng có độ trễ nhất định vì nó đi sau giá. Nếu biết tính chính xác, nhà đầu tư nên kết hợp cùng các chỉ báo khác.

Đối với chỉ báo RSI

RSI là chỉ báo mạnh mẽ để nhà giao dịch có thể xác định giai đoạn quá mua hay quá bán. Nhà đầu tư có thể dựa vào đường giá và RSI để xác định phân kỳ và tìm ra xu hướng thật sự của giá.

Đối với chỉ báo Stochastic

Giống như những chỉ báo động lượng khác, Stochastic giúp nhà giao dịch xác định lực mua bán trên thị trường hiện tại. Stochastic được đo lường trong mức giá trị từ 0 đến 100. Nếu Stochastic lớn hơn 80 thì thị trường đang quá mua, dưới 20 thị trường quá bán. Bạn có thể kết hợp Stochastic và đường giá để phân tích phân kỳ.

Một số lưu ý quan trọng khi giao dịch phân kỳ là gì?

Nhà đầu tư nên chú ý đến một số nguyên tắc để khi giao dịch được hiệu quả hơn

Để tránh gặp phải các sai sót không đáng có thì nhà đầu tư nên chú ý đến một số nguyên tắc dưới đây, để khi giao dịch sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

  • Chỉ nên tìm kiếm tín hiệu phân kỳ là gì ở những thị trường có xu hướng hay những chỉ báo động lượng sẽ thực sự hoạt động kém hiệu quả trong thời kỳ thị trường đi ngang.
  • Sử dụng các chỉ báo động lượng để nhận định được tín hiệu phân kỳ với việc thiết lập mặc định không nhất thiết phải có sự điều chỉnh.
  • Trong giai đoạn mà đỉnh hoặc đáy có khoảng cách quá xa thì đừng nên tìm kiếm tín hiệu phân kỳ là gì. Giả dụ như trader đang sử dụng chỉ báo RSI với thiết lập mặc định là giai đoạn 14, tín hiệu phân kỳ sẽ kém hiệu quả nếu các đỉnh hay đáy khoảng cách nhau 14 thanh nến, do cứ sau 14 thanh nến thì chỉ báo lại tự động tùy chỉnh lại.
  • Tín hiệu phân kỳ sẽ hoạt động vô cùng tốt nhất là một xu hướng dịch chuyển trong một khoảng thời gian rất dài và tốt nhất nên hạn chế tìm kiếm tín hiệu phân kỳ là gì sau khi một xu hướng mới được tạo ra ở thời gian ngắn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng nhiều hơn một chỉ báo động lượng để xác định tín hiệu phân kỳ.
  • Luôn luôn tìm kiếm các khu vực hợp lưu thông qua việc tham khảo những công cụ giao dịch hay thuật ngữ khác.
  • Phân kỳ ẩn không phải là một dấu hiệu giao dịch mạnh mẽ và tốt nhất là nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch với dấu hiệu này trong thị trường.

Như vậy, việc nhận diện được các dạng phân kỳ vô cùng quan trọng, sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác trong khi đặt lệnh. Hy vọng thuật ngữ phân kỳ là gì? đã được giải thích rõ ràng thông qua bài viết của Sanuytin.com. Chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.