Chủ Nhật, 28 Tháng Năm, 2023
  • Trang chủ
  • Liên hệ
Sanuytin.com
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Hướng dẫn
    • Đầu tư
    • Tài chính
    • Ebook hay
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Hướng dẫn
    • Đầu tư
    • Tài chính
    • Ebook hay
Sanuytin.com
No Result
View All Result

Trang chủ » Kiến thức » Thuật ngữ Forex » Mô hình ponzi trong Forex là gì? Các thông tin chi tiết về mô hình này

Mô hình ponzi trong Forex là gì? Các thông tin chi tiết về mô hình này

by Hải Nguyễn
5 Tháng Năm, 2023
in Thuật ngữ Forex
Mô hình ponzi trong Forex là gì? Các thông tin chi tiết về mô hình này

Mô hình ponzi trong Forex là gì? Các thông tin chi tiết về mô hình này

Chia sẻ:

Chắc bạn đã đôi lần nghe đến việc lừa đảo tiền của nhà của đầu tư thông qua mô hình đa cấp lừa đảo. Hôm nay Sàn Uy Tín sẽ đem đến cho bạn thông tin về loại lựa lừa đảo này. Trên thế giới, mô hình lừa gạt có tên gọi là mô hình Ponzi. Vậy Mô hình Ponzi là gì?

  • Đổi tiền lẻ ở đâu? Có phải tốn chi phí hay không?
  • Đòn bẩy Forex (Leverage) là gì? Cách tính đòn bẩy trong Forex 2023
  • Đòn bẩy là gì? Nên chọn đòn bẩy bao nhiêu Forex là phù hợp
  • Đòn bẩy tài chính là gì? Cách phân tích đòn bẩy trong doanh nghiệp

Nội dung của trang:

  • Mô hình ponzi là gì?
  • Sự ra đời của mô hình lừa đảo Ponzi
  • Vì sao gọi là mô hình đa cấp Ponzi?
  • Một số thành viên của mô hình Ponzi
  • Các dấu hiệu nhận diện mô hình Ponzi 
  • Đừng để mình làm con mồi và cần có một chế tài đủ mạnh

Mô hình ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là một mô hình lừa đảo với quy tắc kẻ bất chính sẽ mượn tiền của người sau để trả tiền người mượn trước đó, số tiền được mượn sẽ không dùng vào bất kỳ mục đích đầu tư tài chính nào. Khi kiếm đủ số tiền từ “con mồi” những tên lừa đảo này sẽ tự động biến mất.

Mô hình đa cấp Ponzi có gì mà thu hút được nhiều người sập bẫy đến như vậy
Mô hình đa cấp Ponzi có gì mà thu hút được nhiều người sập bẫy đến như vậy

Vậy vì sao nhiều người lại bị gạt bởi những kẻ bất chính này như vậy? Những kẻ này đã khôn khóe đánh vào lòng tham của người bị hại, khi đưa ra những lời hứa hấp dẫn như sẽ trả lại khoảng lợi tức cao gấp 100 lần so với tiền gửi ngân hàng cùng với đó đưa ra những tấm gương tiêu biểu từng nhận được lợi tức cao như vậy. Và những kẻ này còn dùng chiều bài nếu giới thiệu khác sẽ nhận thêm các ưu đãi cứ như vậy một đồn mười, mười đồn trăm. Bằng hình thức này, càng ngày có nhiều người bị gạt và kẻ lừa đảo càng ngày chiếm được nhiều tiền.

Ngoài khoản lợi tức cao chất ngất như vậy người sử dụng mô hình Ponzi còn đảm bảo rằng người cho vay sẽ nhận lại tiền vốn và lãi trong thời gian ngắn, sau đó khi nhận được khoản tiền lãi đợt 1, thì đợt tiền lãi thứ 2 hoặc thứ 3 sẽ được kéo dài trong vô hạn.

Sự ra đời của mô hình lừa đảo Ponzi

Ý tưởng của mô hình lừa đảo này lần đầu tiên xuất hiện là trong cuốn tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) và Little Dorrit (1857) của nhà văn Charles Dickens. Mọi thứ tưởng chừng chỉ có trong tiểu thuyết lại trở thành hiện thực, khi Charles Ponzi thực hiện ý tưởng này vào năm 1920. Và cũng khiến gã trở thành tay lừa đảo khét tiếng nhất nước Mỹ trong thời gian đó và tới hiện tại vẫn người áp dụng mô hình này của gã để đi lừa người khác.

Charles Ponzi kẻ lừa đảo nổi tiếng tại Mỹ ở thể kỷ 20
Charles Ponzi kẻ lừa đảo nổi tiếng tại Mỹ ở thể kỷ 20

Kế hoạch ban đầu của gã là dùng coupon thanh thanh toán quốc tế để trả tiền mua tem, nhưng kế hoạch sau đó bị biến tướng khi Ponzi dùng tiền của người sau trả người trước.

Vào những năm đầu của thế kỷ 20 dịch vụ bưu chính phát hành các coupon giảm giá với quy mô toàn cầu, cho phép người gửi có thể trả trước tiền bưu phí và cả phí từ người nhận thư. Người nhận thư có thể đem coupon này đến bưu điện địa phương để lấy tem thư và 1 lần gửi thư.

Giá tem thư cũng giống mọi hàng hóa khác luôn có sự chênh lệch về giá cả giữa này với nước kia. Nhìn trúng được khe hở này, Ponzi đã nảy ra ý tưởng mua coupon từ các nước có giá rẻ và bán chúng tại các nước có giá cao, để xin ra lợi nhuận.

Vì việc buôn bán quá phát đạt khiến gã mua thu mua được nhiều hơn, nhưng số vốn trong tay gã không đủ, buộc Ponzi phải kêu gọi đầu tư, bắt đầu từ những người quen với lời hứa hẹn sẽ trả lãi cao. Ban đầu phi vụ thực khá suôn sẻ gã đã trả tiền lại cho nhà đầu tư đúng như lời hứa, khiến cho bạn càng thêm tin tưởng và kêu gọi nhiều người khác cùng nhau tham gia. Lúc này số coupon gã thu được trên toàn cầu không đủ để gã trả tiền cho  những người nhà đầu tư trước đó.

Xem thêm: https://sanuytin.com/mo-hinh-3-dinh-la-gi/

Cách mô hình Ponzi được vận hành
Cách mô hình Ponzi được vận hành

Số tiền đầu tư của những người sau vượt ngoài mức mong đợi của Ponzi, khiến có thể trả lại tiền cho nhà đầu tư trước. Từ đây, gã đã nghĩ ra kế hoạch lừa đảo khét tiếng của mình, Đầu tiên, gã lấy danh nghĩa công ty để chào mời khách hàng với lời hứa hẹn sẽ trả lại tiền lãi 50% trong vòng 45 ngày và 100% trong vòng 90 ngày. Ponzi đã nổi tiếng nhờ vào mô hình đầu tư coupon nên nhiều nhà đầu tư đã đã bị thu hút vào đầu tư vào công ty. Nhưng đáng lẽ nên lấy tiền đi đầu tư thì Ponzi lại số tiền đó trả tiền lãi cho các nhà đầu tư trước và phần còn lại chính là lợi nhuận mà gã thu được. Mô hình này đã tồn tại mãi cho năm 1920 bị phanh phui trước vành móng ngựa thì nó mới thật sự sụp đổ.

Vì sao gọi là mô hình đa cấp Ponzi?

Người ta thường dùng từ đa cấp để nói đến mô hình Ponzi. Lý do chính là người tham gia bị thu hút vì số tiền lợi nhuận quá hấp dẫn, họ luôn tìm cách để mời gọi người khác đầu tư để họ nhận được số tiền từ người tham gia này. Cứ như vậy tiền sẽ được chia theo tỷ lệ cho nhiều người.

Nhìn vẻ ngoài thì bạn sẽ lầm tưởng nó như một hoạt động kinh doanh hợp pháp bình thường, nhưng lợi nhuận chi trả cho nhà đầu tư lại bị giới hạn và đòi hỏi một dòng tiền lớn đổi vào để duy trì mô hình đa cấp Ponzi này. Một ngày nào đó khi số tiền đổ vào không đủ để chi trả cho người tham gia thì mô hình sẽ hoàn toàn sụp đổ.

Mô hình này khiến cho người tham gia bị che mắt bởi lợi nhuận vì tỷ lệ ROI quá hấp dẫn. So với những khoản đầu tư khác, mô hình đa cấp Ponzi rủi ro hơn rất nhiều. Bạn có thể mất toàn bộ khoản đầu tư của mình nếu tỷ lệ ROI âm.

Một số thành viên của mô hình Ponzi

Mô hình này bao gồm các thành viên sau, mỗi thành viên sẽ có những nhiệm vụ cụ thể: 

Schemer: Đây là người kêu gọi mọi người góp vốn đầu tư và cũng là chủ mưu thiết lập nên hệ thống. Những người này sẽ xây dựng thương hiệu và hình ảnh của mình như những người doanh nhân thành đạt, có kỹ năng thuyết phục và ăn nói.

Investor: Những người bị Schemer dẫn dắt tham gia đầu tư. Họ bỏ tiền tỷ để tham gia với mục đích kiếm lợi nhuận khủng. Họ chọn mô hình này là vì họ không cần làm gì mà cũng có hoa hồng từ người khác.

Ponzi Introducing Investor: Họ không cần bỏ tiền hoặc bỏ rất ít tiền để tham gia vào mô hình. Họ sẽ kiếm tiền từ việc giới thiệu thật nhiều người tham gia và chính Schemer sẽ trả tiền giới thiệu cho họ.

Các dấu hiệu nhận diện mô hình Ponzi 

Nếu thấy có những biểu hiện sau bạn nên cảnh giác vì hơn 90% bạn đã gặp kẻ đang sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi.

  • Lời hứa và các cam kết chắc rằng đầu tư không rủi ro lợi nhuận khủng
  • Lợi nhuận của nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi tình hình  thị trường
  • Hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan chức năng có thẩm quyền
  • Đưa ra các chiến lược phát triển đầu tư phức tạp khó hiểu hoặc là đang vòng bí mật không thể nói quá nhiều
  • Tiểu sử hoành tráng của công ty, có công ty mẹ nước ngoài đang thị trường Việt Nam để thử nghiệm
  • Khách hàng không được cung cấp các giấy tờ liên quan đến các hạng mục đầu tư
  • Rút khó để rút tiền vốn về lại
Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi là gì?

Các chiêu bài bạn thường thấy trong đầu tư ngoại hối và chứng khoán mà bạn cẩn thận.

Thứ nhất, là lời hứa trả lợi tức cực cao từ vài chục cho vài trăm phần trăm với thời gian cực ngắn trong một tuần hoặc vài ngày.

Thứ hai, lợi dụng vào mô hình ủy thác đầu tư, những kẻ lừa đảo này sẽ khuyên bạn rằng không biết đầu tư tài chính như thế nào để kiếm lời thì hãy ủy thác cho chúng. Bọn họ có đội ngũ chuyên gia bảo đảm đánh bao trúng, chưa bao giờ thất bại. Đến khi lấy đủ tiền thì những kẻ này cũng sẽ tự “ bốc hơi” không thấy tăm tích đâu.

Thứ ba, đây chiêu là phổ biến đối với những nơi tự xưng là sàn ngoại hối. Cũng hứa với khoản lợi nhuận cao đó nhưng không phải bằng tiền mặt mà bằng loại tiền ảo. Những Broker lừa đảo này sẽ phát hành một số chứng khoán của một dự án ma, một loại tiền điện tử hoặc token cho người tham gia. Bạn nạp vào là bằng tiền thật nhưng cái bạn nhân về chỉ là tiền trên giấy tờ, bởi vì tiền ảo hoặc chứng khoán không rút ra ra được và chỉ  giao dịch được giao dịch trong nội bộ sàn.

Thứ tư, có một số công ty lừa đảo vẫn trả tiền mặt cho bạn đúng như cam kết. Nhưng số tiền được trả sẽ luôn thấp với số tiền bạn đầu tư vào công ty, sau một thời gian cũng ty cũng biến mất.

Thứ năm, chiếm đoạt tiền đoạt tiền của nhà đầu tư. Đầu tiên, giúp cho các nhà nhà đầu tư có lợi nhuận (tiền mặt, cổ phiếu, tiền ảo,…) nhưng nếu nhà đầu tư muốn rút tiền thì phải đóng thêm phí chuyển đổi, cùng với đó khi rút tiền lãi từ sàn bạn sẽ được kê lên hàng trăm thứ phí như: phí thuê ví của sàn, phí chuyển đổi tiền, phí rút tiền, phí giao dịch,…

Thứ sáu, chiếm đoạt tiền bằng cách sửa lỗi hệ thống, nhà đầu tư thì cho rằng mình đánh theo lệnh trên thị trường thật ra là đánh với sàn, luôn luôn bị sàn cho thua. Hoặc cũng có trường hợp sàn không thao tác gì trên hệ thống, nhưng khi gom đủ tiền sàn sẽ bỏ chạy.

Đừng để mình làm con mồi và cần có một chế tài đủ mạnh

Hãy kiếm soát lòng tham của bản thân vì không có một mô hình ponzi đầu từ nào đảm bảo rằng không có rủi ro, lợi nhuận thu về gấp 4-5 lãi suất từ ngân hàng  và không bị ảnh hưởng bởi thị trường. Đừng nên đầu tư vào những gì bạn không biết hoặc hiểu rõ nó. Hãy luôn tỉnh táo trước lời đường mật của những kẻ lừa đảo này.

Bên cạnh việc người dân nâng cao cảnh giác và hiểu rõ mô hình Ponzi là gì, cùng với đó sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng vô cùng vô trọng. Khi góp phần vào việc ngăn chặn và răn đe hành vi trái pháp luật này.

Bình chọn bài viết
Next Post
Giá bạc tăng vọt nhờ hy vọng kích thích được gia hạn, cổ phiếu tập trung vào GDP AU

Giá bạc tăng vọt nhờ hy vọng kích thích được gia hạn, cổ phiếu tập trung vào GDP AU

Subscribe
Login
Notify of
guest
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Top sàn Forex uy tín
Sàn Forex Đề Cử
1
LiteFinance
2
Saxo Bank
3
Interactive Brokers
4
Pepperstone
5
Ducascopy
Bài viết mới
Cách kết hợp Bollinger Bands và RSI hiệu quả nhất

Cách kết hợp Bollinger Bands và RSI hiệu quả nhất

26 Tháng Năm, 2023
Mô Hình Cầu Nhảy (Diving Board) là gì? Hướng dẫn sử dụng

Mô Hình Cầu Nhảy (Diving Board) là gì? Hướng dẫn sử dụng

26 Tháng Năm, 2023
Fetch.AI (FET) là gì? Tiềm năng của đồng Fet Coin

Fetch.AI (FET) là gì? Tiềm năng của đồng Fet Coin

26 Tháng Năm, 2023
CoinMarketCap là gì? Theo dõi giá đồng tiền điện tử trên CoinMarketCap

CoinMarketCap là gì? Theo dõi giá đồng tiền điện tử trên CoinMarketCap

24 Tháng Năm, 2023
FCA là gì? Điều kiện sở hữu giấy phép FCA

FCA là gì? Điều kiện sở hữu giấy phép FCA

24 Tháng Năm, 2023
JPY là gì? Thông tin về đồng JPY và chiến lược đầu tư

JPY là gì? Thông tin về đồng JPY và chiến lược đầu tư

24 Tháng Năm, 2023
Công cụ tra cứu thông tin sàn được ưa chuộng hiện nay

Công cụ tra cứu thông tin sàn được ưa chuộng hiện nay

24 Tháng Năm, 2023
Volume Profile là gì? Cách dùng Volume Profile trong giao dịch

Volume Profile là gì? Cách dùng Volume Profile trong giao dịch

24 Tháng Năm, 2023
ASIC là gì? Ưu và nhược điểm của máy đào ASIC hiện nay

ASIC là gì? Ưu và nhược điểm của máy đào ASIC hiện nay

24 Tháng Năm, 2023
Panic Sell là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng bán tháo ồ ạt

Panic Sell là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng bán tháo ồ ạt

24 Tháng Năm, 2023
Phương pháp SMC là gì? Cách ứng dụng Smart Money Concept vào giao dịch Forex

Phương pháp SMC là gì? Cách ứng dụng Smart Money Concept vào giao dịch Forex

23 Tháng Năm, 2023
Kraken là gì? Nên đầu tư tại sàn Kraken hay không?

Kraken là gì? Nên đầu tư tại sàn Kraken hay không?

23 Tháng Năm, 2023
Chia sẻ:
logo

Sàn Uy Tín: Website chuyên đánh giá các sàn Forex uy tín đáng tin cậy số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi cập nhật liên tục các thông tin từ tiền thưởng Forex cho đến các sàn lừa đảo mới nhất giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn khi chọn cho mình một sàn giao dịch Forex mới.

https://sanuytin.com

Tầng 23, AB Tower, 76A Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

support@sanuytin.com

0907180889

MENU

Giới thiệu

Tuyển dụng

Điều khoản

Chính sách

Liên hệ

Tài khoản thực

DMCA.com Protection Status

TÌM KIẾM NHIỀU

Đánh giá sàn Forex uy tín chính xác

Sàn Forex bonus không ký quỹ

Danh sách sàn Forex lừa đảo

TIN NỔI BẬT
Top ứng dụng đào Coin bằng điện thoại tốt và uy tín hiện nay

Top ứng dụng đào Coin bằng điện thoại tốt và uy tín hiện nay

by Jessica Huynh
8 Tháng Năm, 2023
0

Danh sách bảng xếp hạng sàn forex quốc tế mới nhất 2021

Danh sách bảng xếp hạng sàn forex quốc tế mới nhất 2023

by Jessica Huynh
8 Tháng Năm, 2023
0

Những đồng coin sắp lên sàn 2021 đáng đầu tư

Những đồng coin sắp lên sàn 2023 đáng đầu tư

by Jessica Huynh
5 Tháng Năm, 2023
0

© 2021 Bản quyền thuộc về SÀN UY TÍN. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng lại nội dung!

Giao dịch forex mang một mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và có thể dẫn đến mất vốn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần thiết. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi tại support@sanuytin.com | FX.com.vn

Bình chọn bài viết
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đánh giá sàn
  • Tin tức về sàn
    • Top sàn
    • Sàn Forex Bonus
    • Sàn Forex lừa đảo
    • Tin khác
  • Tin tức Forex
  • Chiến lược
  • Kiến thức
    • Thuật ngữ Forex
    • Hướng dẫn
    • Đầu tư
    • Tài chính
    • Ebook hay

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

wpDiscuz