X

Giao dịch CFD là gì? Mối quan hệ của nó với giao dịch Forex như thế nào?

Giao dịch CFD là gì? Mối quan hệ của nó với giao dịch Forex như thế nào?

Giao dịch CFD là gì? Đầy là một hình thức phổ biến mà ai cũng biết tới khi tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên, để có thể hiểu hết về những lợi ích của hợp đồng CFD mang lại hay cách hoạt động của FCD như thế nào thì hãy cùng Sàn Uy Tín khám phá qua bài viết này nhé!

Giao dịch CFD là gì?

Tim hieu khai niem CFD la gi?

CFD được viết tắt là Contracts for Difference hay gọi là hợp đồng chênh lệch là một dạng hợp đồng giữa hai bên “người mua” và “người bán” thông qua sự biến động giá của một loại tài sản để các trader kiếm lời.

Như vậy, các nhà đầu tư sẽ tự tìm kiếm một thị trường hay sản phẩm có tiềm năng tăng giá sau khi họ mua. Và nếu giá tăng lên đúng như dự đoán các trader quyết định bán đi. Thì số tiền chênh lệch giữa người mua và bán được gọi là khoản lời, hoặc có thể là khoản lỗ nếu sản phẩm đó có giá giảm.

Ngoài ra, CFD còn được gọi là hàng hóa phái sinh bởi vì khi giao dịch CFD các trader chỉ đưa ra suy đoán là giá sẽ tăng lên hay giảm xuống chứ không thực sự sở hữu tài sản đó. Có nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai bên mua, bán biểu hiện ở sự chênh lệch giá (Arbitrage là gì) của một tài sản từ khi hợp đồng mở cho đến khi đóng lại.

Các sản phẩm trong giao dịch CFD

CFDS là gì?Các sản phẩm trong giao dịch CFD
  • CFD Forex: Là thị trường có khối lượng giao dịch lớn nhất, có thể lên tới hơn 5 nghìn tỷ đô la hàng ngày.
  • Giao dịch CFD Chỉ số: Gồm tất cả các chỉ số cổ phiếu hàng đầu trên thế giới như chỉ số Dow Jones, chỉ số chứng khoán Đức,……
  • CFD Hàng Hóa và cổ phiếu: Bao gồm vàng, dầu thô WTI, Brent,…….Cổ phiếu của các công ty lớn trên thế giới như Apple, Google,….
  • CFD Tiền Điện Tử: Đây là thị trường tiềm năng với các đồng coin lớn là Bitcoin(BTC), Ethereum(ETH), Ripple(XRP),…….

Một số thị trường CFD

CFD (Contracts for Difference) là một loại sản phẩm tài chính phổ biến trong lĩnh vực đầu tư. Đây là một sản phẩm tài chính được sử dụng để đầu tư và kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau, bao gồm:

  • Thị trường chứng khoán: CFD có thể được sử dụng để đầu tư vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Với CFD, bạn có thể đầu tư vào các công ty lớn như Apple, Amazon, Facebook, Google và nhiều hơn nữa.
  • Thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới và CFD là một cách để đầu tư vào các cặp tiền tệ khác nhau, chẳng hạn như USD / EUR, USD / JPY, GBP / USD và nhiều hơn nữa.
  • Thị trường hàng hóa: CFD cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào các sản phẩm hàng hóa như vàng, bạc, dầu, khí đốt, lúa mì và nhiều loại sản phẩm khác.
  • Thị trường chứng khoán phái sinh: Các sản phẩm phái sinh như tùy chọn và hợp đồng tương lai là một phần của thị trường chứng khoán phái sinh. Với CFD, bạn có thể đầu tư vào các sản phẩm phái sinh này mà không cần phải sở hữu thực sự.
  • Thị trường tiền điện tử: CFD cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Ripple và nhiều loại tiền điện tử khác.

Chi phí giao dịch CFD bao nhiêu?

Tìm hiểu giá CFD là gì? Chi phí giao dịch CFD là gì?

Phí chênh lệch: Đó là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà trader cần phải trả khi tham gia vào giao dịch. Nếu nó có mức chênh lệch càng nhỏ thì mức giá sẽ ít chuyển động về hướng có lợi cho nhà đầu tư, hoặc nếu nó chuyển động theo hướng ngược lại thì nhà đầu tư sẽ thua.

Chi phí nắm giữ: Vào lúc 5 giờ chiều theo giờ Mỹ, tất cả vị trí được mở trong tài khoản của bạn phải chịu một khoản phí gọi là ‘chi phí nắm giữ’.

Phí dữ liệu thị trường: Để giao dịch hoặc muốn xem dữ liệu giá cổ phiếu CFD bắt buộc phải kích hoạt đăng ký dữ liệu thị trường nên sẽ bị tính phí .

Phí hoa hồng: Các nhà đầu tư phải trả một khoản phí hoa hồng riêng khi giao dịch cổ phiếu CFD. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các sàn giao dịch khác sẽ có mức phí hoa hồng không giống nhau.

Giao dịch CFD có rủi ro gì?

Bất kỳ phương án đầu tư nào cũng có những rủi ro và lợi ích riêng. Hơn nữa, CFDs là một trong các công cụ tài chính nguy hiểm và phức tạp. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi tham gia giao dịch hợp đồng chênh lệch giá.

Rủi ro đầu tiên mà CFD mang đến chính là từ thị trường. Nếu thị trường di chuyển cùng chiều với chiều mà nhà đầu tư đặt lệnh thì có thể tạo ra lợi nhuận nhưng ngược lại thì chính là thua lỗ. Những phương thức đầu tư khác cũng có rủi ro tương tự.

Chưa kể, CFDs có cung cấp đòn bẩy cho nhà đầu tư nên nếu mất bạn sẽ mất nhiều hơn số tiền đầu tư thực chất bạn bỏ vào thị trường.

Những ai có thể tham gia vào thị trường CFD?

Mọi nhà đầu tư trên 18 tuổi đều có thể tham gia thị trường CFD, nhưng nó sẽ thích hợp hơn với những nhà đầu tư muốn:

  • Những nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục của mình
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều khung thời gian
  • Thử nghiệm nhiều thị trường, nhiều chiến lược và nhiều cách chơi khác nhau
  • Tận dụng khi thị trường lên và xuống

Nhà đầu tư CFD không cần phải có bằng cấp hay kinh nghiệm, nhưng tốt nhất bạn cần phải nghiên cứu trước về thị trường, lên chiến lược đầu tư, biết cách quản lý rủi ro và vốn để tìm cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình.

Cách thức hoạt động của giao dịch CFD

CFD trading là gì? Cách thức hoạt động của giao dich CFD là gì?

Khi tham gia giao dịch, các nhà đầu tư sẽ chọn một loại tài sản nào đó và nếu như giá của nó tăng hơn thời điểm ban đầu thì sẽ mang lại lợi nhuận. Ngược lại, giá của nó giảm xuống thì sẽ bị thua lỗ.

Ví dụ: Các trader muốn giao dịch vàng, nhưng hiện tại giá vàng là 1.700USD và họ đưa ra dự đoán giá vàng sẽ tăng. Tại thời điểm đó, nhà đầu tư sẽ nhấn lệnh “mua”, ngay sau đó giá vàng vượt mức là 1.730USD thì họ sẽ kiếm lợi nhuận được là 30USD. Ngược lại, nếu giá vàng giảm thì trader sẽ đưa ra lệnh “bán” và giá vàng giảm xuống bao nhiêu họ sẽ thu về lợi nhuận tương ứng với số đó.

Quy trình giao dịch CFD

Bước 1: Các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm sàn Forex uy tín, chất lượng để đăng ký và mở tài khoản giao dịch.
Bước 2: Tải phần mềm MT4 về sau đó đăng nhập và có thể nạp tiền vào tài khoản
Bước 3: Tìm các cặp tiền tệ có tỷ giá ổn định để bắt đầu đặt lệnh, đưa ra dự đoán xem sẽ tăng hay giảm, lời hay lỗ. Nếu giao dịch có lời thì các trader có thể rút tiền về.

Giao dịch CFD có lợi ích gì?

Giao dịch CFD là gì và có lợi ích gì? Thị trường CFD lừa đảo không?

Tỷ lệ đòn bẩy cao: Giúp trader có thể giao dịch với số tiền lớn hơn và có thể cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường trên thế giới. Nhà giao dịch có thể giao dịch bất cứ lúc nào.

Giao dịch CFD có chi phí giao dịch thấp, không bị mất phí mở lệnh hay đóng lệnh. Đồng thời các nhà đầu tư có thể rút ngắn thời gian trong hợp đồng chênh lệch mà không cần thông qua chi phí đi vay vì do CFD là hàng hóa phái sinh hay cách khác các trader không sở hữu tài sản.

Thị trường CFD không có giới hạn về thời gian giao dịch, nên nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ lúc nào họ muốn, thông qua một nền tảng giao dịch có thể kết nối với các sản phẩm, tài sản khác nhau như: Hợp đồng Chênh lệch về cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, trái phiếu,…

Thị trường CFD là gì? Giao dịch CFD và Forex

Như vậy, có thể thấy giao dịch CFD và Forex có các điểm tương đồng với nhau bởi vì cả hai thị trường này đều là hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư không thật sự sở hữu tài sản nhưng vẫn có lợi nhuận từ chúng.

CFD hay Forex có hình thức giao dịch giống nhau đều phải qua một công ty môi giới được các tổ chức uy tín cấp phép mới có thể đặt lệnh mua bán CFD hay Forex. Mặc khác, để giao dịch các trader có thể ký quỹ và sử dụng đòn bẩy làm tăng khả năng sinh lời cho giao dịch.

Để giao dịch CFD thành công cần lưu ý: Các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ, tính toán được các rủi ro hay lợi nhuận trong giao dịch, không nên đầu tư tất cả vào một tài khoản mà nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực nếu thị trường có biến động thì các trader có thể thay đổi chiến lược kịp thời.

Một số chiến thuật giao dịch CFD

Giao dịch CFD là một hoạt động đầu tư rủi ro, tuy nhiên có thể sinh lợi nhuận lớn nếu được thực hiện một cách hiệu quả. Dưới đây là một số chiến thuật giao dịch CFD phổ biến:

  • Chiến thuật giao dịch theo xu hướng: Trong chiến thuật này, người giao dịch tập trung vào việc xác định xu hướng của thị trường và mở các vị thế dựa trên đó. Người giao dịch có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật như đường trung bình động hoặc chỉ báo RSI để xác định xu hướng và điểm mua vào hoặc bán ra.
  • Chiến thuật giao dịch ngắn hạn: Trong chiến thuật này, người giao dịch tập trung vào việc mở và đóng các vị thế trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Chiến thuật này yêu cầu người giao dịch phải tập trung và theo dõi thị trường liên tục để có thể tận dụng các cơ hội giao dịch ngắn hạn.
  • Chiến thuật giao dịch ngược xu hướng: Trong chiến thuật này, người giao dịch mở các vị thế ngược với xu hướng thị trường hiện tại. Chiến thuật này đòi hỏi kỹ năng phân tích kỹ thuật và khả năng đọc hiểu xu hướng thị trường.
  • Chiến thuật giao dịch trung hạn: Trong chiến thuật này, người giao dịch tập trung vào các cơ hội giao dịch trên các khoảng thời gian dài hơn, từ vài tuần đến vài tháng. Chiến thuật này yêu cầu kiên nhẫn và kỹ năng đánh giá các yếu tố tác động đến thị trường trong dài hạn.
  • Chiến thuật giao dịch đa dạng hóa: Trong chiến thuật này, người giao dịch mở các vị thế trên nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội lợi nhuận. Chiến thuật này yêu cầu người giao dịch phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực đầu tư.

Thị trường CFD lừa đảo nhà đầu tư đúng không?

Hiện cũng có rất nhiều từ khóa tìm kiếm liên quan đến việc CFD lừa đảo, vậy sự thật đây có phải là thị trường “nuốt tiền” của nhà đầu tư không?

CFDs chính là công cụ tài chính hợp pháp giúp nhà đầu tư trên toàn thế giới kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, hình thức này cũng bị một số quốc gia từ chối vì một số quy định nghiêm ngặt.

Hiện SEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và CFTC – Giao dịch Hàng hóa Tương lai đã cấm công dân Mỹ mở tài khoản CFD trên nền tảng trên và ngoài nước Mỹ.

CFD trading đang được nhiều cơ quan tài chính hàng đầu giám sát, CFD broker uy tín trên toàn thế giới sẽ được ủy quyền và cấp phép từ các tổ chức tài chính như Cysec, ASIC, FCA, … Như vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm rằng thị trường này hoàn toàn uy tín.

Với những thông tin của Sàn Uy Tín chia sẻ trên, hy vọng khi hiểu giao dịch CFD là gì nhà đầu tư có thể giao dịch trên nhiều thị trường tài chính với mức ký quỹ thấp. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại nhiều rủi ro nên các trader phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ càng trước khi tham gia vào thị trường CFD.

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.