Nhà đầu tư có thể đã từng nghe đến thuật ngữ định chế tài chính, nhưng lại không thể định nghĩa được nó. Nếu cảm thấy thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây, sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin có liên quan đến Financial Institution Việt Nam nhé.
- Faucet Hub là gì? Hướng dẫn tạo ví Faucethub dễ dàng
- Fear và Greed Index là gì? Hướng dẫn cách đọc chỉ số sợ hãi
- Fed Dot Plot là gì? Biểu đồ Fed Dot Plot có quan trọng không?
- Fibonacci là gì? Tầm quan trọng của Fibonacci trong Forex
Định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính là một loại mô hình kinh doanh mà tài sản chủ yếu là các sản phẩm tài chính hay còn được biết đến là những hình thức trái quyền như cổ phiếu, trái phiếu và khoản cho vay, thay vì các tài sản thực như nhà cửa, công cụ hay nguyên vật liệu.
Nói cách khác thì với định chế tài chính sẽ tạo ra cơ hội cho những khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính.
Ngoài ra, các định chế tài chính này còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác, chẳng hạn dịch vụ bảo hiểm, cho đến bán các hợp đồng hưu bổng, giữ hộ tài sản có giá trị và cung cấp một hệ thống cho việc thanh toán, chuyển tiền hoặc lưu trữ thông tin có liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Chức năng của định chế tài chính
Các định chế tài chính là một tổ chức giúp kết nối những người có nguồn vốn hay những người đang cần vốn. Vì thế, các định chế tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có thể kể đến như sau:
- Giảm thiểu các khoản chi phí giao dịch: Các định chế tài chính, một thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính, hỗ trợ cho những người đầu tư tiết kiệm và cắt giảm bớt khoản chi phí giao dịch như chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do quy mô hay chi phí hiểu biết,…
- Giảm thiểu bớt rủi ro cho nhà đầu tư: Định chế tài chính vô cùng đa dạng, nên các sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp cũng vô cùng phong phú. Nhờ vậy đã giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu bớt phần rủi ro từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, Financial Institution còn giúp hạn chế rủi ro do sự thiếu rủi ro từ nhà đầu tư, nhờ tính chuyên nghiệp cao từ tổ chức định chế tài chính.
- Tạo lập cơ chế thanh toán: Một số tổ chức Financial Institution đảm nhiệm thêm vai trò cung cấp những hình thức hay phương tiện thanh toán, giống như ngân hàng thương mại. Quá trình phát triển của các hình thức thanh toán, nổi bật nhất là không sử dụng đến tiền mặt. Từ đó, làm cho thị trường có cơ chế vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các tổ chức tài chính được phân loại như thế nào?
Thông thường các tổ chức tài chính sẽ được chia làm 2 loại như sau: tổ chức tài chính trung gian và tổ chức tài chính bán trung gian.
Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính đứng giữa cung và cầu vốn với tư cách là nhà đầu tư trung gian và giúp đáp ứng cung và cầu vốn bằng cách bán tài sản, tài sản tài chính của chính họ và mua tài sản tài chính của các nhà tài chính. Đây chính là giao dịch tài chính gián tiếp của thị trường. Một số trung gian tài chính sau đây:
- Tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, hiệp hội tín dụng.
- Những tổ chức tiết kiệm dưới dạng hợp đồng như: Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí
- Trung gian đầu tư: công ty tài chính, quỹ đầu tư.
Định chế tài chính bán trung gian là tổ chức giữa cung và cầu vốn với tư cách là nhà môi giới để tập hợp cung và cầu vốn.
Định chế tài chính bán trung gian không tự tạo ra tài sản tài chính như các trung gian tài chính. Tài sản chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác, do đó giúp chuyển tiền từ những người có nguồn cung đến những người cần tiền. Liên quan đến những tổ chức tài chính bán trung gian, chẳng hạn như ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán.
Các loại định chế tài chính hiện nay
Hiện tại trên thị trường đang tồn tại hai loại định chế tài chính và mỗi loại đều mang những đặc điểm riêng như sau:
Định chế tài chính trung gian
Định chế tài chính trung gian là các tổ chức đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu, trong đó những tổ chức này hoạt động với vai trò là một nhà đầu tư trung gian. Nhiệm vụ chính của định chế tài chính là hỗ trợ cung, cầu vốn có thể tiếp xúc với nhau thông qua các hoạt động kinh doanh tài chính của tổ chức hay mua tài sản của chủ thẻ đang cần vốn.
Có thể hiểu đây là quá trình giao dịch tài chính theo cách gián tiếp và các định chế tài chính trung gian có thể gồm có:
- Tổ chức chuyên nhận tiền gửi: Ngân hàng tiết kiệm tương trợ, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay.
- Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm
- Các trung gian đầu tư: Quỹ đầu tư, công ty tài chính.
Định chế tài chính bán trung gian
Định chế tài chính bán trung gian là một tổ chức đứng giữa hai nguồn cung và cầu vốn dưới tư cách là nhà môi giới. Tổ chức này có nhiệm vụ giúp cho cung cầu vốn tiếp xúc với nhau nhanh chóng hơn, nhưng các định chế tài chính trung gian này lại không tạo ra những tài sản tài chính.
Đơn giản thì họ chỉ có nhiệm vụ chuyển giao các tài sản tài chính từ những người phát hành đến với những người có nhu cầu mua. Những định chế tài chính trung gian có thể nhắc đến như: Ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán,…
Các định chế tài chính phổ biến ở Việt Nam
Ngân Hàng Trung Ương
Ngân Hàng Trung Ương chính là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ kiểm soát cũng như quản lý toàn bộ các hệ thống ngân hàng khác và những người đầu tư cá nhân sẽ không thể trực tiếp tiếp cận hay làm việc với Ngân Hàng Trung Ương được.
Nhưng thay vào đó thì các tổ chức tài chính lớn trên thị trường sẽ là người làm việc với Ngân Hàng Trung Ương, rồi sau đó họ sẽ cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ giao dịch lại cho nhà đầu tư trên thị trường.
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ cho vay như thế chấp, đồng ý các khoản tiền gửi, cho vay tự động hay kinh doanh. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng làm việc với những sản phẩm đầu tư cơ bản như chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm.
Ở các hệ thống ngân hàng thương mại thì nhà đầu tư sẽ tự động thực hiện toàn bộ quá trình giao dịch thông qua điện thoại hoặc mạng lưới Internet.
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay là một trong những tổ chức tài chính hoạt động dưới phương thức nắm giữ lẫn nhau. Những tổ chức này thường không cung cấp vượt quá 20% tổng vốn cho những công ty vay. Theo đó, những khách hàng sử dụng dịch vụ tại hội tiết kiệm, cho vay đa số là các cá nhân và các dịch vụ phổ biến tại đây thường là tài khoản tiền gửi, vay thế chấp hay khoản vay cá nhân.
Công ty tài chính
Công ty tài chính là một tổ chức trong chuỗi hệ thống định chế tài chính và chuyên cung cấp cho các công ty, người tiêu dùng các khoản vay khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty tài chính lại tương tự như ngân hàng. Sở dĩ, giống ngân hàng bởi vì hoạt động của nó cũng giống như một chủ thể cho vay thông qua phương pháp tăng tín dụng.
Mặc khác, các công ty tài chính vẫn có một số điểm khác với ngân hàng, đó là công ty tài chính sẽ không nhận tiền gửi, mà thay vào đó họ sẽ lấy quỹ từ hệ thống ngân hàng cũng như nhiều nguồn khác trên thị trường.
Nhiệm vụ chính của tổ chức tài chính là tăng tín dụng cho các công ty với mục đích thương mại hoặc dành cho các cá nhân thực hiện mua hàng. Ngoài ra, công ty tài chính còn hỗ trợ thêm cho công việc bán hàng qua hình thức trả góp.
Công ty môi giới chứng khoán
Công ty môi giới chứng khoán có trách nhiệm hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong quá trình mua bán chứng khoán với những nhà đầu tư có sẵn. Nhà giao dịch có thể đặt các giao dịch trái phiếu, cổ phiếu, quỹ giao dịch ngoại hối, quỹ tương hỗ hoặc các khoản đầu tư thay thế.
Những công ty môi giới thường chiết khấu sẽ tính chi phí thấp hơn so với những nhà môi giới truyền thống. Hệ thống giao dịch sẽ hoạt động thông qua phần mềm máy tính. Đối với các công ty môi giới chứng khoán Online thì nhà đầu tư sẽ được cung cấp một số trang website để tiến hành giao dịch.
Theo đó, các dịch vụ được công ty môi giới chứng khoán cung cấp thường bao gồm: Bảo hiểm, chứng khoán, thế chấp, cho vay, thẻ tín dụng, thị trường tiền tệ,…
Tổ chức bán lẻ
Các tổ chức bán lẻ sẽ chuyên kinh doanh các mặt hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và hoạt động này sẽ được thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Theo đó, hiện nay có nhiều tổ chức bán lẻ với nhiều quy mô khác nhau và các tổ chức bán lẻ lớn đều sẽ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hay đơn vị bán buôn.
Sau đó, họ mới bắt đầu bán sản phẩm này đến tay người tiêu dùng với mức giá đã định trước. Bởi những nhà bán lẻ này rất hiếm khi tự động sản xuất hàng hóa, họ giống như một đơn vị trung gian làm cầu nối, lấy sản phẩm từ nhà bán buôn rồi phân phối chúng đến với người tiêu dùng trên thị trường.
Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính, có trách nhiệm giúp các cá nhân đầu tư chuyển hóa rủi ro hiện tại thành thiệt hại, mất mát. Những cá nhân, doanh nghiệp chuyên sử dụng dịch vụ của công ty bảo hiểm để bảo vệ bản thân tránh khỏi những tổn thất về tài chính khi xảy ra các rủi ro như sau: Tai nạn, tử vong, tàn tật, bệnh,….
Các công ty bảo hiểm thường ký kết hợp đồng thông qua chính sách cụ thể dành cho khách hàng và chính sách này sẽ cung cấp cho khách hàng một cơ chế bảo vệ hoặc hoàn trả tài chính. Hiện tại trên thị trường đang có rất nhiều chính sách bảo hiểm được cung cấp cho trader, trong đó nổi bật nhất chính là chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm nhà.
Công ty quản lý tài sản
Công ty quản lý tài sản là một định chế tài chính khá phổ biến trên thị trường. Tổ chức này hoạt động thông qua việc cung cấp cho nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn hơn so với việc đầu tư vào những nguồn nhân lực khác trên thị trường.
Thông thường, các công ty quản lý tài sản sẽ đầu tư quỹ tổng hợp của các khách hàng vào chứng khoán tiềm năng trên các sàn giao dịch.
Dựa theo mục tiêu tài chính đã được công bố từ trước. Các công ty này sẽ có trách nhiệm với quỹ tương hỗ, quỹ đầu cơ và kế hoạch hưu trí. Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ, họ sẽ tính khoản chi phí dịch vụ hoặc chi phí hoa hồng. Ngoài ra, họ cũng có thể tính thêm một khoản chi phí hay hưởng phần trăm cố định từ tổng tài sản đang quản lý.
Như vậy, nhà đầu tư vừa tìm hiểu xong định chế tài chính là gì? Hy vọng bài viết đã giúp cho trader hiểu rõ hơn về tổ chức tài chính này ở thị trường Việt Nam, nếu vẫn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm thông tin thú vị và bổ ích khác thì nhà đầu tư có thể truy cập vào trong Sanuytin.com nhé. Chúc trader sẽ thành công!