X

Công thức tính WACC hiệu quả nhất 2023

Công thức tính WACC hiệu quả nhất 2021

Khi nhắc đến thị trường tài chính thì hầu như mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến chỉ số, nhất là WACC. Vậy WACC là gì? Công thức tính WACC ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để có thêm nhiều thông tin thú vị về chỉ số này nhé.

WACC là gì?

WACC có tên đầy đủ là Weighted Average Cost of Capital.

WACC có tên đầy đủ là Weighted Average Cost of Capital. Đây là một chỉ số ý chỉ chi phí sử dụng vốn bình quân được đa số các công ty tính toán dựa trên cơ sở về tỷ trọng những loại vốn đã được sử dụng trên thị trường tài chính.

Thực tế thì nguồn vốn của công ty gồm có: Cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, trái phiếu hay những khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Tùy vào chi phí của mỗi loại sẽ tương ứng với công thức tính tỷ lệ chiết khấu không giống nhau. Nhờ vậy, mọi người sẽ dễ dàng tính toán được doanh thu thuần hiện tại của công ty.

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC là gì?

Chi phí sử dụng vốn còn được gọi là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền. Đây là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư trên số vốn mà một doanh nghiệp hoặc công ty huy động được cho một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh. Thực chất của chi phí này là chi phí cơ hội để các nhà đầu tư thu lợi nhuận từ số vốn mà họ khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

Do đó, hiệu quả của việc ước tính chi phí sử dụng vốn sẽ được coi là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải đạt được. Khi đó, nguồn vốn đầu tư kinh doanh sẽ đảm bảo ROE hoặc EPS không giảm.

Công thức tính WACC

Hiểu về công thức WACC

Muốn tính được chỉ số này, chủ kinh doanh có thể áp dụng cách tính WACC như sau:

WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)

Trong đó:

  • Re: Nghĩa là chi phí vốn của người sở hữu
  • Rd: Khoản chi phí nợ của công ty.
  • E: Giá thị trường vốn của người sở hữu công ty
  • D: Giá thị trường của nợ công ty.
  • V (=E+D): Tổng giá trị tất cả thị trường của công ty về mặt tài chính.
  • Tc: Khoản thuế mà công ty cần phải đóng.
  • E/V: Chỉ số đại diện cho tỷ lệ tài chính dựa trên số vốn của người sở hữu.
  • D/V: Chỉ số đại diện có tỷ lệ tài chính dựa vào nợ của người sở hữu.

Ngoài ra, công thức tính WACC sẽ có cách tính khác được dựa trên tổng của [(E / V) * Re] và [(D / V) * Rd * (1-Tc)] như sau:

  • Vế đầu tiên: Thể hiện cho giá trị trọng số của mối liên kết vốn.
  • Vế thứ hai: Thể hiện cho giá trị trọng số của mối liên kết nợ.

Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng công thức tính WACC mở rộng như sau:

WACC = Chi phí vốn của chủ sở hữu x % vốn chủ sở hữu + Chi phí nợ x% nợ x1 – thuế) + Chi phí cổ phiếu ưu đãi x % Cổ phiếu ưu đãi.

Công thức tính WACC ý nghĩa

Công thức tính WACC được sử dụng với mục đích là xác nhận khoản chi phí của từng loại cấu trúc vốn trong công ty hoặc thậm chí là căn cứ trên số vốn, nợ của chủ sở hữu và cổ phiếu ưu đãi mà chỉ số WACC đang có.

Bởi vậy, mỗi một loại sẽ tương ứng với từng loại chi phí khác nhau cho công ty. Từ đó, công ty phải cần chi trả lãi suất định kỳ cho các khoản nợ của mình, nhưng cộng thêm lãi suất cố định trên giá cổ phiếu ưu tiên thị trường.

Ngoài ra, chủ kinh doanh có thể tự mình ước tính khoản chi phí sử dụng vốn bình quân thông qua cách phân chia các cấu trúc vốn của công ty thành từng phần khác nhau và bắt đầu tính riêng cho mỗi phần đó.

Ví dụ cách tính chi phí sử dụng vốn WACC

Giả sử: Một công ty A có tổng số vốn là 5.000 triệu đồng từ các nguồn sau:

Nguồn vốn Tổng số vốn Tỷ trọng (%)
Vốn vay 2.250 triệu đồng 45%
Vốn chủ sở hữu 2.750 triệu đồng 55%
Tổng cộng 5.000 triệu đồng 100%

Đây được xem là kết cấu vốn tối ưu của một doanh nghiệp.

  • Chi phí sử dụng vốn là 10%/năm
  • Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%/năm
  • Thuế suất thuế TNDN là 20%/năm.

Như vậy, ta có công thức tính WACC như sau:

WACC = 55% x 13,4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%

Các chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

WACC công thức tính cụ thể

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC có tên gọi tiếng anh là Cost of Capital. Đây là tỷ lệ sinh lời của nhà đầu tư với khoản vốn mà công ty hay doanh nghiệp đã kêu gọi vốn cho một dự án đầu tư lớn hay một kế hoạch kinh doanh cụ thể nào đó. Bản chất của chi phí bình quân này chính là thời cơ tốt để nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ khoản vốn mà trader đã đầu tư vào trong công ty.

Bởi vậy, việc ước tính chi phí WACC sẽ được xem giống như là tỷ suất sinh lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư phải đạt được nó. Khi đó, nguồn vốn tài trợ kinh doanh hay đầu tư sẽ đảm bảo cho chỉ số ROE hoặc EPS không suy giảm.

WACC có ý nghĩa gì?

Người đứng đầu doanh nghiệp sẽ dựa vào công thức tính WACC để đưa ra phương hướng xử lý.

Khi sử dụng công thức tính WACC trong một công ty thì nó sẽ thể hiện chi tiết toàn bộ lợi nhuận mà một doanh nghiệp nhất định phải đạt được. Do đó, thông thường người đứng đầu doanh nghiệp sẽ dựa vào công thức tính WACC để đưa ra phương hướng xử lý.

Giả dụ: Để xác nhận và đưa ra giải pháp sáp nhập hay tiến hành các cơ hội đầu tư khác. Tổng giám đốc công ty sẽ căn cứ vào khoản chi phí vốn bình quân cũng chỉ số trung bình trong ngành. Chính xác là tỷ lệ chiết khấu của các dòng tiền có đem lại rủi ro hay không và nó được lấy dựa trên chỉ số của công thức tính WACC.

Bên cạnh đó, công thức tính WACC cũng được sử dụng giống như một bài kiểm tra thực tế. Nhưng đa số nhà đầu tư sẽ gặp chút khó khăn trong việc tính toán chỉ số WACC. Bởi công thức tính WACC này tương đối khá phức tạp, nên muốn sử dụng được nó thì người đầu tư cần kiểm soát tốt cảm xúc, có suy nghĩ thận trọng để có thể áp dụng công thức tính WACC được hiệu quả nhất.

Có thể thấy, cứ tưởng chỉ số WACC rất dễ áp dụng, nhưng thực sự thì vô cùng khó và đây cũng chính là một thuật ngữ mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải biết đến nếu muốn thành công trên thị trường chứng khoán hay thị trường ngoại hối.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về công thức tính WACC. Hy vọng bài viết Sanuytin.com sẽ đem lại giải pháp đầu tư hiệu quả nhất cho trader, cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các chỉ số trong thị trường chứng khoán. Chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.