Bên cạnh các chứng khoán cơ sở thì nhà đầu tư cũng nên am hiểu một chút kiến thức về chứng quyền, bởi đây cũng là một trong số những sản phẩm đầu tư khá hấp dẫn. Vậy để hiểu rõ hơn về khái niệm chứng quyền là gì? Có nên đầu tư chúng hay không thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
- Ý nghĩa của Risk On và Risk Off khi giao dịch chứng khoán
- Ý nghĩa lệnh giới hạn LO trong chứng khoán mà người mới cần biết
- Ý nghĩa và hiểu có nên ủy thác đầu tư chứng khoán
- Ý nghĩa và hoạt động của mô hình Tweezer Top và Bottom
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là gì? Đây là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ nó có quyền mua bán chứng khoán cơ sở cho những tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được thỏa thuận từ trước hoặc có thể mua bán với mức giá ở trước thời điểm đã được xác định.
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo thực ra chỉ là một loại chứng quyền được đảm bảo bởi tổ chức đã phát hành ra nó và hình thức để đảm bảo chính là bên công ty phát hành sẽ phải mua lại các loại chứng khoán cơ sở hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì chứng quyền có đảm bảo sẽ được phân thành hai loại chứng quyền đó là:
- Chứng quyền mua: Có thể thu khoản lợi nhuận thông qua sự tăng giá của những loại chứng khoán cơ sở trên thị trường.
- Chứng quyền bán: Có thể thu khoản lợi nhuận thông qua xu hướng giảm giá của những loại chứng khoán cơ sở.
Nhưng cần lưu ý, khi người sở hữu chứng quyền mua và trong thời gian đó nếu cảm thấy giá của nó tăng lên nhiều so với giá lúc mua thì nhà đầu tư đang có lời. Nếu giá của nó tiếp tục suy giảm thấp hơn so với giá lúc mua thì có nghĩa chứng quyền của nhà đầu tư đang thua lỗ.
Hướng dẫn cách giao dịch chứng quyền
Cách mua và bán chứng quyền
Hiện có hai cách để nhà đầu tư có thể mua và bán chứng quyền như sau:
- Mua chứng quyền trên thị trường sơ cấp: Cụ thể là đăng ký mua với các tổ chức phát hành
- Mua chứng quyền trên thị trường thứ cấp: Cụ thể là mua trên sàn giao dịch khi chứng quyền đó được niêm yết trên sàn
Giống như việc mua chứng quyền, bán chứng quyền cũng tương tự. Nhà giao dịch có thể bán cho tổ chức phát hành hoặc bán thông qua các sàn giao dịch khi chứng quyền đến hạn. Lúc này, tổ chức phát hành sẽ hạch toán cho nhà đầu tư khi đến hạn.
Tài khoản giao dịch: Chứng quyền cũng giống như cổ phiếu, nhà giao dịch không cần mở tài khoản mà có thể dùng chung tài khoản với chứng khoán cơ sở.
Thời gian giao dịch chứng quyền: Giống như thời gian giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 chứng quyền.
Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương, T+2
- Giá tham chiếu: Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của ngày hôm trước đó.
- Giá trần/sàn của CW được xác định theo công thức sau:
Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá chứng khoán cơ sở x Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi
Ví dụ: Giá chứng khoán cơ sở là 100.000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 5,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1
- Giá trần CW = 5.000 + (100.000 x 7%)/2 = 8,500 đồng
- Giá sàn CW = 5.000 – (100.000 x 7%)/2 = 1,500 đồng
Phương pháp đầu tư chứng quyền dành cho nhà đầu tư mới
Sau khi đã nắm bắt sơ lược về khái niệm chứng quyền là gì? Bước tiếp theo để đầu tư chứng quyền hiệu quả thì nhà đầu tư cần phải nghiên cứu rất nhiều yếu tố và dưới đây sẽ là một số kiến thức cơ bản mà người chơi chứng khoán cần phải nắm vững khi đầu tư chứng quyền.
Cách thức đọc mã chứng quyền
Trước khi nhà đầu tư tham gia vào các sàn giao dịch chứng quyền của những công ty phát hành thì người chơi cần phải biết cách đọc được các mã chứng khoán quyền, bởi trên bảng điện tử sẽ không hiển thị tên mà sẽ ghi theo mã.
Dễ hiểu thì nhà đầu tư có thể xem xét ví dụ sau: Một mã chứng quyền có cấu trúc cơ bản là CUUUYYRR và trong đó:
- C: Có nghĩa là Call/Put hoặc C – Call là chứng quyền mua và P – Put là chứng quyền bán.
- UUU: Ký hiệu dành cho mã chứng khoán cơ sở và mỗi công ty đều sẽ có những mã chứng khoán riêng.
- YY: Nghĩa là năm phát hành hoặc thời gian đáo hạn của chứng quyền (Year)
- RR: Lần phát hành trong năm của chứng quyền, cùng một loại tài sản cơ sở và 01 sẽ là lần phát hành đầu tiên hay 03 sẽ là lần phát hành lần thứ ba.
Cách thức xem và đánh giá thông tin của chứng quyền
Sau khi nhà đầu tư đã xem xét các thông tin về mã chứng quyền xong thì để chọn lựa được mã thích hợp với mình thì cần phải có sự phân tích hay nghiên cứu mã chứng khoán đó, xem xét như thế nào rồi mới quyết định có nên mua hay không. Bởi không phải mã chứng quyền nào được bán đều sẽ chất lượng cả.
Nói cách khác đó là nhà giao dịch nên tiến hành định giá giống như cách mà trader mua cổ phiếu vậy. Điều này sẽ giúp cho người đầu tư nhận định được xu hướng tăng hay giảm của chứng quyền ở trong tương lai, tránh được những rủi ro nữa.
Một số thông tin mà nhà đầu tư cần xem xét, đánh giá mã chứng quyền đó là: Nghiên cứu các loại chứng khoán cơ sở, giá của chứng quyền, giá khi thực hiện, giá thanh toán, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn của chứng quyền, ngày đáo hạn, ngày thanh toán chứng quyền,…
Định giá chứng quyền
Trước khi bắt đầu mua chứng quyền thì bản thân nhà đầu tư cần hiểu rõ được cách định giá chứng quyền. Bởi chỉ như vậy thì có thể nắm bắt được hạn mức đầu tư, cũng như đảm bảo cân bằng tài chính cho bản thân. Vậy để định giá chính xác được chứng quyền thì nhà đầu tư cần chú ý đến một số yếu tố như sau:
- Giá của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
- Giá khi thực hiện chứng quyền
- Thời gian còn lại trước khi đến thời điểm đáo hạn
- Mức lãi suất phí rủi ro
- Độ lệch chuẩn của chứng quyền
- Tỷ lệ chuyển đổi của chứng quyền
Cụ thể hơn thì nhà đầu tư có thể áp dụng công thức dưới đây để định giá cho chứng quyền mà bản thân sẽ mua:
Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Mức giá cho thấy sự chênh lệch giữa mức giá tiến hành với giá thị trường của cổ phiếu.
- Giá trị thời gian: Cho thấy tiềm năng chứng quyền đó có thể tăng giá trong khoảng thời gian còn lại không và nó suy giảm theo khoảng thời gian còn lại của chứng quyền thì sẽ có giá trị bằng 0 vào ngày đáo hạn.
Cách tính lỗ/lãi của chứng quyền
Trước khi tính được mức lỗ hay lãi như thế nào thì nhà đầu tư cần tìm hiểu về tình trạng giá của chứng quyền đó. Có như vậy thì mới dự đoán hoặc tính toán được thời điểm dừng lỗ nếu nguy cơ giá suy giảm thấp có diễn ra.
- Trường hợp có lãi khi: Trước ngày đáo hạn mức giá bán > mức giá mua và trong ngày đáo hạn thì mức giá của chứng khoán cơ sở > mức giá thực hiện.
- Trường hợp thua lỗ khi: Trước ngày đáo hạn mức giá bán < mức giá mua và trong ngày đáo hạn thì mức giá chứng khoán cơ sở < mức giá thực hiện.
- Trường hợp hòa vốn: Trước ngày đáo hạn mức giá bán = mức giá mua và trong ngày đáo hạn thì mức giá chứng khoán cơ sở = mức giá thực hiện.
Nhà đầu tư có thể căn cứ vào 3 trường hợp trên, để áp dụng công thức tính sao cho thích hợp đó là:
Cách tính thua lỗ/lãi giao dịch trước ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng = (Giá chứng quyền ở hiện tại – mức giá mua) x Số lượng chứng quyền.
Cách tính thua lỗ/ lãi khi giao dịch trong ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng =[(Giá chứng khoán cơ sở – mức giá thực hiện) – Tỷ lệ chuyển đổi – Giá chứng quyền] x Số lượng chứng quyền mua.
Những yếu tố tác động đến giá chứng quyền
- Giá thị trường và giá giao dịch của chứng quyền cơ bản: Là hai yếu tố quan trọng quyết định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ khác nhau của hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá CW.
- Thời gian đáo hạn: Đại diện cho giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
- Biến động giá chứng khoán cơ bản: Là mức độ mà giá chứng khoán cơ bản dao động. Phạm vi giá của chứng khoán cơ bản càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (nghĩa là khả năng chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ bản và giá thực hiện của quyền chọn càng lớn), do đó, giá của CW cũng cao.
- Lãi suất: Lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến việc xác định giá của CW. Ví dụ, khi nhà đầu tư mua chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày hết hạn. Việc trì hoãn này giúp nhà đầu tư tiết kiệm một khoản tiền so với việc mua hoàn toàn chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm được hưởng lợi tức.
Các nhà đầu tư thu được nhiều hơn khi lãi suất tăng. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều hơn để mua CW và ít hơn để bán CW.
Theo dõi các thông tin liên quan đến chứng khoán cơ sở
Khi nhà giao dịch đã am hiểu được chứng quyền là gì, công thức tính thua lỗ hay lợi nhuận, biết cách đọc được mã chứng quyền,… Bước quan trọng tiếp theo chính là trader phải cập nhật các thông tin có liên quan đến chứng quyền, cũng như xem xét xu hướng giá của chứng quyền như thế nào.
Nhưng để theo dõi được chứng quyền, trước tiên cần chú ý vào tài sản chứng khoán cơ sở của công ty đã phát hành ra. Việc nghiên cứu, xem xét từ nhiều khía cạnh hay quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó đều vô cùng quan trọng.
Bên cạnh việc liên tục theo dõi thị trường, trader luôn chuẩn bị sẵn sàng trong tư thế bám sát thị trường để có thể nắm bắt tin tức hàng ngày và kịp thời đưa ra quyết định dừng lỗ thích hợp, để tránh những trường hợp chứng quyền bị mất giá trị.
Nhưng cũng không thể dựa hoàn toàn vào trong xu hướng của thị trường mà nhà giao dịch còn phải có tính kiên trì, bởi giá của chứng quyền không chỉ phụ thuộc vào trong biến động thị trường mà còn dựa vào thời gian nữa. Theo như kinh nghiệm chia sẻ của chuyên gia thì thời gian đáo hạn của chứng quyền càng lâu thì sẽ càng có lợi cho người đầu tư.
Trader có thể mua chứng quyền uy tín ở đâu?
Khi bắt đầu chọn mua chứng quyền nào thì luôn cần phải chọn được sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất, để đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư cũng như tài sản được an toàn. Bởi không phải bất cứ công ty phát hành chứng khoán nào cũng an toàn cả.
Và để sở hữu được các chứng quyền uy tín thì nhà giao dịch cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hiện nay chứng quyền đang được nhiều công ty chứng khoán hay các ngân hàng phát hành.
Do đó, nhà giao dịch chỉ cần xem bảng giá điện tử trên các công ty môi giới chứng khoán và xem xét các mã chứng quyền và tìm ra mã thích hợp với bản thân mình. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại khá phức tạp, nên dưới đây sẽ là một số công ty môi giới uy tín phát hành chứng quyền mà trader có thể tham khảo như:
- Sàn giao dịch chứng khoán HNX
- Sàn giao dịch chứng khoán HOSE
- Sàn giao dịch chứng khoán MSB
- Công ty môi giới chứng khoán Techcombank – TCBS
- Công ty môi giới chứng khoán Vietcombank – VCBS
- Công ty môi giới chứng khoán VnDirect
- Công ty môi giới chứng khoán SSI
Đa số những công ty môi giới chứng khoán hiện nay đều cung cấp dịch vụ giao dịch chứng quyền nhanh chóng, cùng thủ tục đơn giản và vô cùng đáng tin cậy. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tìm đến những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường hoặc có thể giao dịch ở các công ty môi giới chứng khoán mà bản thân nhà giao dịch đã có tài khoản đầu tư cổ phiếu để thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch.
Đầu tư vào chứng quyền được gì và mất gì?
Lợi ích
- Khả năng sinh lời cao: Giá CW dao động rộng, về lý thuyết giá CW có thể dao động hơn 100% đến 200% trong vòng 1 ngày. Do đó, có thể nhân đôi, gấp ba tài khoản kể từ khi nhà đầu tư mua CW đến ngày CW về (T + 2). Điều này là không thể đối với cổ phiếu cơ sở vì biên độ 1 ngày chỉ từ 7% đến 15% tùy theo sàn HNX, HSX hay Upcom.
- Xác định mức lỗ tối đa, lợi nhuận không giới hạn: Nếu giá của chứng quyền cơ sở không biến động như mong đợi, nhà đầu tư sẽ chỉ bị lỗ tối đa tương đương với mức phí bảo hiểm CW mua. Mức phí này chỉ bằng 7% đến 15% giá mua CKCS.
- Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua và bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới. Nhà đầu tư không cần mở tài khoản chứng khoán với công ty chứng khoán phát hành CW mà vẫn có thể giao dịch CW trên sàn giao dịch.
- Vốn đầu tư thấp hơn so với mua chứng khoán cơ sở: Nhà đầu tư có thể giao dịch chứng quyền trên sàn với các thủ tục đơn giản.
- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài không giới hạn: Thanh toán tiền mặt khi đáo hạn và nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền đối với số cổ phần đã bán.
Rủi ro
- Mất phí khi mua chứng quyền: Nếu giá thanh toán khi hết hạn (trung bình của 5 ngày giao dịch cuối cùng trước ngày hết hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện của chứng quyền, nhà đầu tư sẽ không nhận được khoản chênh lệch thanh toán và bị mất toàn bộ phí mua chứng quyền.
- Giá của chứng quyền cơ bản dao động dữ dội: Do đòn bẩy của chứng quyền cao, giá của chứng quyền dao động dữ dội theo giá của chứng quyền cơ sở.
- Thời hạn có hạn: Khi đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được chênh lệch (nếu có) từ công ty phát hành CW. Sau khi hết hạn, CW sẽ không còn được niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
- Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư phần lãi chênh lệch khi đến hạn, vì vậy nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, nhà đầu tư có nguy cơ không nhận được phần này. Để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, SEC đã ban hành quy định về bảo hiểm rủi ro và thanh toán tiền ký quỹ.
Hy vọng nhà giao dịch đã hiểu khái quát về chứng quyền là gì, cũng như công thức tính lỗ và lãi, để khi đầu tư được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam có lẽ chứng quyền vẫn còn khá xa lạ với giới đầu tư, nhưng ở thị trường quốc tế thì đây được xem là công cụ giao dịch hữu hiệu, được lựa chọn nhiều.
Nếu nhà đầu tư cảm thấy hứng thú với chứng quyền này thì có thể thử trái nghiệm đầu tư nó, biết đâu sẽ đem lại lợi nhuận khủng cho bản thân mình thì sao. Sanuytin.com chúc trader sẽ may mắn.