Trong thị trường chứng khoán, để xác định được giá trị của cổ phiếu hay các sản phẩm khác thì đa số nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số P/E để đưa ra quyết định nên đầu tư hay không? Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho trader cách tính chỉ số P/E như thế nào là tốt và các yếu tố ảnh hưởng đến P/E như thế nào?
- Chỉ số PPI là gì? Tác động đến thị trường ra sao?
- Chỉ số US30 và sự quan trọng của nó trong chứng khoán
- Chỉ số VN-Index là gì? Quan trọng tới thị trường chứng khoán như thế nào
- Chia sẻ những kinh nghiệm vay tiền Home Credit hiệu quả
- Chứng khoán phái sinh quốc tế là gì? Người mới có nên tham gia vào hay không?
Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E thể hiện quan hệ giữa giá cổ phiếu của một doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Đây được xem là phương pháp khá phổ biến giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn về giá trị của một doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số P/E cho thấy triển vọng của thị trường, hay nói cách khác là mức giá mà nhà đầu tư phải trả cho mỗi đơn vị thu nhập hiện tại hoặc trong tương lai.
Khi định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp thì thu nhập là phần vô cùng quan trọng bởi vì các nhà đầu tư muốn biết chính xác mức lợi nhuận hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp không phát triển và mức thu nhập hiện tại lại không có tiến triển thì chỉ số P/E trong chứng khoán có nghĩa là số năm mà doanh nghiệp phải trả tiền cho mỗi cổ phiếu.
Cách tính chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E thường được hiển thị trên các trang thông tin tài chính chứng khoán, hoặc các kênh thông tin đại chúng của doanh nghiệp. muốn cách tính P/E của bất kỳ cổ phiếu thì nhà đầu tư cần có bảng chi tiết về giá(Price) và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu(Earn per Share). Trong đó:
- Price: Giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường.
- EPS = (Lợi nhuận sau thuế của công ty – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu trên thị trường.
Nhà đầu tư có thể tìm kiếm giá của cổ phiếu trên thị trường trên các trang thông tin tài chính hoặc các sàn giao dịch có biểu đồ theo thời gian thực. Nhưng thường thu nhập được tính theo nhiều quan điểm khác nhau, nhằm tạo ra các chỉ số P/E không giống nhau, cụ thể là:
- Chỉ số P/E quá khứ: Đây là chỉ số thường được các trang báo chí công bố và được tính dựa trên thu nhập của các báo cáo tài chính cổ phiếu.
- Chỉ số P/E dự phóng: Thường được dùng trong các báo cáo thu nhập của một doanh nghiệp, dựa vào dự đoán mức thu nhập tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong trường hợp muốn định giá chỉ số chứng khoán, các nhà giao dịch sẽ tiến hành phân tích cũng như chú ý đến các xu hướng định giá dài hạn của các chỉ số P/E 10 hoặc P/E 30.
Ví dụ: Các chuyên gia phân tích, chỉ số P/E trung bình dài hạn của S&P 500 dao động khoảng 16 lần. Nhưng chỉ số này đang ở mức 36, trước đó thì chỉ số này có mức thấp là 5,31 vào năm 1917 và mức cao hơn 123 vào năm 2009. Khi quyết định đầu tư, các nhà giao dịch sẽ đánh giá từ nhiều khía cạnh của chỉ số P/E trung bình, được dùng làm thước đo dài hạn, ngăn ngừa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh và hiểu cách tính P/E.
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E được nhiều nhà đầu tư sử dụng với mục đích dùng để đánh giá các giá trị của một cổ phiếu hay chỉ số. Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao, đồng nghĩa việc cổ phiếu hoặc chỉ số càng đắt hơn so với thu nhập của nó. Ngược lại, tỷ lệ càng thấp thì cổ phiếu/ hoặc chỉ số sẽ càng rẻ.
Mặc khác, nhiều nhà đầu tư cho rằng việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp thì việc thanh toán ít hơn cho mỗi USD thu nhập mà nhà đầu tư sẽ nhận được. Hay nói cách khác, giá trị của cổ phiếu đang thấp và hấp dẫn hơn. Quan điểm này không có tính thuyết phục và không chính xác.
Hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty
- Khi nhà đầu tư tiến hành đánh giá chỉ số P/E trên một cổ phiếu, nói đơn giản là giá đắt hay rẻ của cổ phiếu khi trader mua. Mặc khác, nhà đầu tư nên xem xét đến tốc độ tăng trưởng trong tương lai và quá khứ của cổ phiếu đó. Hơn nữa, đa số trader thường lựa chọn các doanh nghiệp có tốc độ phát triển liên tục tốt và quá trình kinh doanh ổn định so với thị trường,
- Ví dụ: Nếu một cổ phiếu có hệ số P/E cao hơn thị trường. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nhận thấy được tình hình hoạt động của công ty đó có tiến triển tốt hơn so với thị trường. Điều này, cho thấy nhà đầu tư có thể sẵn sàng thanh toán giá cao hơn để đổi lại mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Liên quan tới các ngành
- Chỉ số P/E thực sự hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hay các ngành nghề. Giả sử, chỉ số P/E của các công ty ngành công nghệ thường rất cao, vì có nhiều đổi mới trong các dự án và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đột phá.
- Ngược lại, P/E của ngành thủy sản sẽ thấp, vì có biên lợi nhuận thấp do phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu đầu vào quá nhiều.
Giai đoạn kinh doanh
Khi xem xét chỉ số P/E, nhà đầu tư nên suy nghĩ về giai đoạn kinh doanh của cổ phiếu đó. Do một công ty đang trong thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ kinh doanh, sẽ có biên lợi nhuận cao và khiến cho P/E thấp. Trong khi đó, nếu công ty đang ở giai đoạn đáy của chu kỳ kinh doanh thì hệ số P/E sẽ cao.
Sử dụng chỉ số P/E để định giá cổ phiếu

Có thể nói, chỉ số P/E là một trong những công cụ có ích trong việc định giá cổ phiếu và chứng khoán. Nhằm giúp cho nhà đầu tư xác định được giá trị hợp lý của một cổ phiếu nhất định. Cho nên, công thức định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E là:
P = EPS * (P/E)ngành
Trong đó:
- P: Giá trị hợp lý của cổ phiếu
- EPS: Thu nhập của mỗi cổ phần và EPS thường được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi và chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Hơn thế, EPS cũng được hiển thị trên các trang chuyên tài chính, hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- (P/E)ngành: Chỉ số giá hay thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số này thường được cung cấp trên các trang tài chính.
Công thức này, thường được các chuyên gia đánh giá nó có ưu điểm và nhược điểm riêng để nhà đầu tư cần chú ý khi muốn sử dụng công thức đó.
- Ưu điểm: Có công thức đơn giản, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán được nó.
- Nhược điểm: Nhà đầu tư nên chú ý trong việc chọn chỉ số P/E có cùng một lĩnh vực với nhau thì mức độ tương đồng sẽ tốt hơn khi định giá một công ty. Tuy nhiên, công thức này lại phụ thuộc vào giá thị trường. Nếu cổ phiếu có biến động do vấn đề kinh tế thì chỉ số P/E sẽ bị sai lệch, gây ảnh hưởng đến việc định giá.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E

- EPS: Có nghĩa là thu nhập trên mỗi CP, thể hiện tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao kéo theo xu hướng của chỉ số P/E cao hơn.
- Hệ số đòn bẩy: Nguồn vốn của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, khi một doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy cao thì chỉ số P/E của doanh nghiệp đó sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp khác tương đương trong ngành.
- Chỉ số P/E toàn thị trường: Gây ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi nó đang tự điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các doanh nghiệp đơn lẻ sẽ cùng tăng hoặc giảm dẫn đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp này tăng giảm theo.
- Chỉ số P/E của các cổ phiếu cùng ngành: Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Để biết được việc này thì thường nhà đầu tư sẽ so sánh các chỉ số P/E của công ty với P/E trung bình ngành.
- Loại hình kinh doanh: Một doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực kinh doanh thì sẽ phân tán được các rủi ro hay ổn định thu nhập. Chính sự đa dạng này sẽ giúp giảm sự biến động mạnh về thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
- Lãi suất thị trường: Lãi suất là yếu tố quyết định đến giá cả của các loại chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ làm cho giá chứng khoán và chỉ số P/E thấp vì giá trị các khoản thu nhập tương lai của doanh nghiệp sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
Trên đây là bài viết của Sàn Uy Tín về chỉ số P/E và giúp giải đáp câu hỏi ” Chỉ số P/E như thế nào là tốt?”, hy vọng nó sẽ có ích cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đừng nên dựa vào chỉ số P/E cao hay thấp để đưa ra quyết định, nên xem xét thêm nhiều khía cạnh khác để có kết quả tốt nhất.