X

Chỉ báo Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả nhất

Chỉ báo Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả nhất

Stochastic là gì? Đó là một công cụ dùng để dự báo biến động của thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho trader cách sử dụng Stochastic Oscillator khi kết hợp với các mô hình khác, sẽ tạo ra một thành quả tuyệt vời trong giao dịch cho trader.

Chỉ báo Stochastic là gì?

Đường Stochastic là gì? Tìm hiểu chỉ báo oscillator

Chỉ báo Stochastic còn được biết đến với tên khác là Stochastic Oscillator, một loại chỉ báo dao động thường được nhà đầu tư sử dụng trong thị trường Forex. Tương đồng như các chỉ báo khác thì Stochastic Oscillator cũng thuộc nhóm động lượng, được tiến sĩ George Lane phát minh vào khoảng những năm 1950.

Sở dĩ được gọi là chỉ báo Stochastic Oscillator, do chỉ báo Stochastic được sử dụng để so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá nằm trong một khoảng thời gian nhất định. Theo như phân tích của George Lane, trong một chiều hướng tăng thì thường giá sẽ bị đẩy lên phía bên trên của biên độ giá và ngược lại, khi giá giảm thì sẽ di chuyển xuống gần với biên dưới của biên độ giá.

Chính vì thế, chỉ báo Stochastic Oscillator được tính toán với mục đích, giúp cho nhà giao dịch tìm kiếm được mức giá đóng cửa gần nhất trong một khoảng thời gian do họ lựa chọn. Đồng thời, đường K biểu hiện sự nhanh hơn trong khi đường D lại cho thấy sự di chuyển chậm hơn.

Xem thêm: https://sanuytin.com/cci-la-gi/

Cấu tạo của chỉ báo Stochastic RSI

Gồm hai đường dao động cấu tạo thành

Chỉ báo Stochastic Oscillator được cấu thành gồm hai đường đó là:

  • %K còn được gọi là đường chính.
  • %D là đường trung bình ba thời kỳ của %K.

Ngoài ra, chỉ báo Stochastic còn có thêm hai đường biên được mặc định ở mức 20 và 80. Điều này mang ý nghĩa, nếu giá di chuyển vượt qua đường biên 80, có nghĩa là biểu hiện của sự quá mua. Trường hợp, giá di chuyển vượt quá đường biên 20, có nghĩa là giá đang ở tình trạng là quá bán.

Đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư bắt đầu vào lệnh. Tuy nhiên, trader nên chú ý, khu vực này hay có sự biến thiên và nhiều người lại thích sử dụng ngưỡng 25 và 75, nhưng tốt nhất vẫn nên để nó ở trạng thái mặc định sẽ ổn hơn.

Hơn nữa, do đường %D lại được tạo ra từ %K, nên điều đó có nghĩa là đường %K cho thấy sự di chuyển nhanh hơn so với %D sẽ là đường chậm hơn. Mặc khác, %K là đường nếu rõ lên giá trị thực của bộ dao động trong mỗi phiên giao dịch.

Trong khi đó, %D thường được tính toán bằng cách dựa vào đường trung bình động SMA trong chu kỳ ba ngày, đồng thời đã sử dụng %D để tạo ra dấu hiệu mua hay bán nhờ vào sự phân kỳ tăng và giảm, cũng chính sự phân kỳ %D này là dấu hiệu duy nhất cho phép trader thực hiện mua và bán.

Trường hợp, hai đường này giao cắt nhau, cho thấy dấu hiệu của sự đảo chiều hay sự thay đổi của giá cả trên thị trường, lợi dụng điều này mà nhiều trader tiến hành giao dịch, nhưng cách tốt nhất của chỉ báo Stochastic, là nhà đầu tư nên xác định các tín hiệu quá mua và quá bán của những người tham gia thị trường, rồi đưa ra quyết định.

Công thức tính chỉ báo Stochastic Oscillator

Dựa vào công thức sẽ phân tích thuận tiện hơn

Như đã nói trên thì chỉ báo Stochastic được tạo thành từ hai đường dao động đó là: %K và %D, với %K là đường dao động nhanh và %D là đường dao động chậm hơn. Vì thế, nhà đầu tư nên căn cứ vào công thức dưới đây để tính toán và đưa ra kết quả cho thích hợp.

  • %K = (Giá đóng cửa – Giá thấp nhất của N ở phiên trước đó)/(Giá cao nhất của N ở phiên trước đó – Giá thấp nhất của N ở phiên trước đó).
  • %D = Đường SMA của %K

Trong đó, N được mặc định là 14 phiên và %K được mặc định là ba phiên giao dịch, nên nhà đầu tư có thể thay đổi nếu muốn.

Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic Oscillator

Ý nghĩa của chỉ số Stochastic là gì?

Chỉ báo Stochastic cũng có giới hạn phạm vi và luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Chính điều này, làm cho chỉ báo trở thành một công cụ vô cùng có ích trong việc đưa ra cảnh báo về tình trạng mua quá mức hay bán quá mức trong giao dịch của nhà đầu tư.

Nếu đường dao động vượt lên mức 80, cũng đồng nghĩa cho thấy dấu hiệu mua quá mức và nếu dao động xuống dưới mức 20, cũng là dấu hiệu bán quá mức. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên căn cứ vào kết quả của chỉ báo đưa ra và dự đoán là sự đảo chiều sẽ diễn ra. Bởi vẫn có nhiều trường hợp, chiều hướng vẫn không có sự thay đổi, dẫu cho tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức có xảy ra.

Cho nên, nhà đầu tư nên thật tỉnh táo đừng vội đưa ra quyết định, mà hãy kết hợp chỉ báo Stochastic Oscillator với nhiều loại công cụ khác để xem xét sự biến động của thị trường di chuyển như thế nào, rồi đưa ra kết luận vẫn chưa muộn.

Theo như George Lane phân tích thì công cụ Stochastic được dùng để so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá cao và thấp của một cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định và thường diễn ra chỉ trong 14 ngày. Mặc khác, George Lane đã nói rằng chỉ báo Stochastic không theo giá hay khối lượng hoặc bất cứ điều gì mà nó chỉ phản ứng với tốc độ hoặc động lượng của giá.

Không những thế, tốc độ và động lượng của giá sẽ biến đổi trước khi giá cổ phiếu thay đổi. Vì thế, chỉ báo Stochastic Oscillator xem như dự báo trước sự đảo chiều và cho thấy sự phân kỳ tăng hoặc giảm.

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Stochastic

Bạn có thể cài đặt chỉ báo Stochastic trên MT4 bằng những hướng dẫn phía bên dưới đây:

Bước 1: Mở phần mềm giao dịch MT4 và chọn vào mục Insert, chọn tiếp Indicators, chọn Oscillators và cuối cùng bạn chọn Stochastic Oscillator:

Làm thế nào để cài Stochastic?

Bước 2: Cài đặt thêm những chỉ số sau:

Trong phần Parameters, bạn chọn hai tham số:

  • %K là đường chính vững chắc trên biểu đồ
  • %D là đường trung bình động của %K
  • Price field: là giá nến cho bạn lựa chọn bao gồm giá đóng cửa, giá mở cửa…
  • Main, signal: bạn có thể điều chỉnh màu của các dòng %K và %D
Cách cài đặt Stochastic

Phần Levels: là cấp độ biên của công cụ ngẫu nhiên

  • 20: Vùng quá bán
  • 80: Vùng quá mua

Phần Visualization: Hiển thị công cụ trong khung thời gian mong muốn của bạn.

Bước 3: Sau khi hoàn tất cài đặt chỉ báo, nhấn nút OK để xác nhận cài đặt chỉ báo.

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

Thực hiện mua bán tại vùng quá mua và quá bán

Đây là cách giao dịch đơn giản nhất và dễ thực hiện

Có lẽ, đây là cách sử dụng đơn giản nhất và không hề khó khăn như trader nghĩ, bởi chỉ cần tập trung quan sát và xem xét thời gian thích hợp để giao dịch. Nên bất cứ trader nào cũng có thể làm được, tuy nhiên hiệu quả sẽ không được cao lắm.

  • Khi xuất hiện tín hiệu quá bán thì có thể vào lệnh mua
  • Khi xuất hiện tín hiệu quá mua thì có thể vào lệnh bán

Mua bán ngay điểm cắt nhau của chỉ báo Stochastic

Đối với phương pháp giao dịch này, đòi hỏi trader phải sử dụng giao điểm đường %K và đường %D như một dấu hiệu để vào lệnh như sau:

  • Khi đường %K cắt hướng lên đường %D thì nên vào lệnh mua
  • Khi đường %K cắt hướng xuống đường %D thì nên vào lệnh bán

Tuy nhiên, trader nên kết hợp thêm các công cụ khác để cho được kết quả dự đoán xu hướng thị trường chính xác nhất nhé.

Kết hợp thêm chỉ báo Stochastic phân kỳ

Nếu giá đang tạo đáy thấp hơn, nhưng chỉ báo Stochastic lại cấu thành đáy cao hơn, đang cho thấy dấu hiệu của sự phân kỳ tăng. Ngược lại, nếu giá đang tạo đáy cao hơn, nhưng chỉ báo Stochastic lại tạo nên đáy thấp hơn, đang cho thấy tín hiệu của phân kỳ giảm. Lúc này, trader chỉ cần:

  • Khi xuất hiện tín hiệu từ phân kỳ tăng nên vào lệnh mua
  • Khi xuất hiện tín hiệu từ phân kỳ giảm nên vào lệnh bán

Kết hợp chỉ báo Stochastic với các công cụ khác

Trong giao dịch, một trader không thể giao dịch với một chỉ báo được mà cần phải có sự kết hợp thêm các mô hình khác, nhằm tạo ra kết quả tối ưu nhất, tránh trường hợp bị tín hiệu đánh lừa. Chính vì thế, việc liên kết chỉ báo Stochastic với các công cụ khác, là vô cùng quan trọng, mang lại tỷ lệ thắng cao hơn. Dưới đây là một số chỉ báo khác mà nhà giao dịch có thể tham khảo như sau:

Đường trung bình động MA

Một trong những chỉ báo xác định xu hướng tốt nhất

Đường trung bình động là một chỉ báo được đánh giá là xác định chiều hướng tốt nhất trên thị trường. Để thực hiện công việc này, nhà đầu tư chỉ cần kết hợp chỉ báo Stochastic với đường MA200 lại và kể từ lúc này đường MA200 sẽ đóng vai trò như một hỗ trợ và kháng cự động, cho thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Nếu chiều hướng tăng vẫn tiếp tục được duy trì trong dài hạn thì giá sẽ liên tục di chuyển trên đường MA200 và xem MA200 như một hỗ trợ động.
  • Nếu giá có chiều hướng giảm dài hạn và di chuyển xuống dưới đường MA200, ngay lúc này đường MA200 sẽ có vai trò như đường kháng cự động.

Do đó, đường MA200 sẽ loại bỏ các biến động ngắn hạn đang xảy ra trên thị trường và cho thấy một phản ánh của chiều hướng dài hạn tương đối chính xác. Có thể xem đường MA200 như đường hỗ trợ và kháng cự động rất mạnh mẽ và sẽ rất khó để phá vỡ giá, vì vậy nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch như sau:

  • Trường hợp, giá nằm trên đường MA200 và chỉ báo Stochastic đi vào vùng quá bán thì nên thực hiện lệnh mua
  • Trường hợp, giá nằm dưới đường MA200 và chỉ báo Stochastic đi vào vùng quá mua thì nên thực hiện lệnh bán.

Tiến hành phân tích nhiều khung thời gian

Nếu nhà đầu tư thích giao dịch tại những khung thời gian ngắn và dường như chúng đang có chiều hướng tại khung thời gian ngắn này như chống đối lại chiều hướng chung tại những khung thời gian lớn hơn. Giả sử, nhà đầu tư muốn thực hiện lệnh ở khung thời gian H1, thì nên tiến hành theo từng bước sau:

  • Trước tiên, trader cần xác định được xu hướng ở khung thời gian H4 hoặc D1 và chờ đợi chiều hướng diễn ra ở H1 tương tự như chiều hướng ở H4.
  • Cuối cùng, nhà giao dịch chỉ cần chờ đợi đến khi chỉ báo Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua thì có thể lựa chọn thời điểm vào lệnh để giao dịch.

Các mô hình nến đảo chiều

Để hạn chế các tín hiệu nhiễu khi giao dịch trên thị trường, thì nhà đầu tư có thể dùng thêm mô hình nến đảo chiều, để cho ra kết quả hiệu quả nhất như sau:

  • Trước tiên, trader cần xác định chiều hướng chung của thị trường và tiến hành tìm kiếm các mẫu nến đảo chiều để đưa ra dự đoán về biến động của nó.
  • Cuối cùng, nhà đầu tư chỉ cần chờ đợi chỉ báo Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua thì có thể vào lệnh là thích hợp nhất.

Dùng chỉ báo Stochastic với Trendline

Sử dụng thêm đường xu hướng sẽ cho kết quả tốt

Chỉ báo Stochastic lúc này, sẽ đóng vai trò như một bộ lọc tín hiệu nhằm giúp cho nhà đầu tư, xác nhận các điểm vào lệnh dựa trên các đường Trendline theo các bước sau đây:

Khi thị trường đang trong chiều hướng tăng thì trader nên vẽ theo một đường xu hướng tăng, rồi cùng chờ giá Pullback trở lại trên đường Trendline. Nhưng chỉ đợi khi giá gần đường xu hướng, trader tìm kiếm thời điểm vào lệnh khi giá đang quá bán, để thực hiện lệnh mua.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý là điểm Stop Loss, sẽ ở phía dưới đường xu hướng tăng và điểm Take Profit, sẽ ở ngay ngưỡng kháng cự nằm phía trên.

Ngược lại, khi thị trường đang trong chiều hướng giảm, thì trader nên vẽ một đường Trendline giảm và chờ giá Pullback về lại hướng đường xu hướng, nhưng chỉ đợi giá vừa đến gần Trendline, rồi nhà đầu tư tìm kiếm thời điểm vào lệnh nếu thấy chỉ báo Stochastic đang vùng quá mua, để thực hiện lệnh bán.

Tuy nhiên, không giống như lệnh mua thì điểm đặt Stop Loss ở trên xu hướng giảm và điểm Take Profit ở ngay vùng hỗ trợ nằm phía dưới.

Ví dụ về chỉ báo Stochastic trong thực tế

Chỉ báo Stochastic trong xu hướng tăng dài hạn

Stochastic rsi là gì? Chỉ báo Stochastic trong xu hướng tăng
  • Giá tăng dài hạn từ đầu năm 2012
  • Giá điều chỉnh ngắn hạn tại vùng màu vàng
  • Chỉ báo Stochastic trong vùng quá bán dưới 20
  • Đường %K cắt trên đường %D thể hiện thị trường đang cải thiện trên đà giảm
  • Chỉ báo Stochastic cho tín hiệu phân kỳ dương vì đáy cao hơn, trong khi biểu đồ giá lại cho thấy giá hình thành đáy sau thấp hơn
  • Điểm bứt phá của trong vùng tích lũy cho thấy giá đảo chiều ngắn hạn và sau đó lại tiếp tục đà tăng

Chỉ báo Stochastic trong xu hướng giảm dài hạn

Stochastic la gi? Stochastic trong xu huong giam
  • Giá giảm dài hạn từ đầu năm 2018
  • Giá điều chỉnh tăng ngắn hạn tại vùng màu vàng
  • Chỉ báo Stochastic trong vùng quá mua trên 80
  • Đường %K cắt dưới đường %D thể hiện thị trường đang cải thiện trên đà tăng
  • Chỉ báo Stochastic cho tín hiệu phân kỳ âm vì đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, trong khi biểu đồ giá lại cho thấy giá hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
  • Điểm bứt phá của trong vùng tích lũy cho thấy giá đảo chiều ngắn hạn và sau đó lại tiếp tục đà giảm dài hạn

Lưu ý khi giao dịch với chỉ báo Stochastic

  • Chỉ báo Stochastic là một trong những chỉ báo nên dùng trên thị trường tài chính, nhưng nếu tín hiệu đồng thuận càng nhiều thì chỉ báo này đáng tin cậy hơn
  • Không nên dùng chỉ báo Stochastic một cách độc lập, vì đôi khi chỉ báo Stochastic sẽ cho tín hiệu nhiễu. Tốt nhất bạn nên giao dịch Stochastic với một số công cụ khác
  • Chỉ báo này thích hợp với những swing trader với dấu hiệu của vùng quá mua và quá bán

Như vậy, để tăng tính hiệu quả và độ chính xác khi dự đoán các biến động của thị trường thì nhà đầu tư nên kết hợp chỉ báo Stochastic với những công cụ phân tích kỹ thuật khác để tối ưu cho kết quả giao dịch, tránh những trường hợp sai lầm đáng tiếc xảy ra. Sàn Uy Tín chúc trader luôn may mắn và hiểu rõ hơn hơn stochastic là gì!

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.