CCI là gì? Được phát triển bởi Donald Lambert, Commodity Channel Index là chỉ báo xác định khi nào một tài sản đầu tư đạt đến điều kiện mua quá nhiều hoặc bán quá mức. Ngoài ra, chỉ báo CCI còn dùng để đánh giá hướng và sức mạnh của xu hướng giá. Từ đó, dự báo xu hướng giá trong tương lai của một sản phẩm tài chính nhất định. Cùng Sanuytin.com tìm hiểu về CCI trong bài hôm nay!
- Forex là gì? Hướng dẫn chơi Forex cho người mới bắt đầu
- Phần mềm Metatrader 4 là gì? Hướng dẫn sử dụng mới nhất
- Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn cách vẽ sóng Elliott mới nhất
- 6+Nguyên tắc quản lý vốn Forex mà không phải ai cũng biết khi giao dịch
- Bản tin FOMC là gì? Sức ảnh hưởng mà nó gây ra cho kinh tế thế giới mà bạn không thể ngờ đến
Chỉ báo CCI là gì?

Bạn có biết Chỉ báo CCI là gì không? Chỉ báo CCI là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật Donald Lambert vào năm 1980. Chỉ báo này được xem xét dựa trên mức giá trung bình hiện tại và giá trung bình trong quá khứ. Các nhà giao dịch thường sử dụng chỉ báo CCI để đo lường và xác định các mức quá mua và quá bán tiềm năng cho một thị trường nhất định.
Ngoài ra, chỉ báo CCI cũng được các nhà giao dịch sử dụng để đánh giá sức mạnh xu hướng, hướng xu hướng và các cơ hội mua hoặc bán tiềm năng. Ban đầu, CCI chỉ được phát triển để phục vụ cho thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, nó cũng có thể áp dụng cho các tài sản khác.
Giá trị chỉ báo CCI sẽ cao, khi giá cao hơn mức trung bình, đây là một tín hiệu cho sức mạnh. Ngược lại, giá trị của chỉ báo CCI sẽ thấp khi giá thấp hơn so với mức trung bình, đây cũng là dấu hiệu suy yếu của chỉ báo.
Đặc điểm của chỉ số Commodity Channel Index
Chỉ số CCI chỉ dao động trong khoảng từ -100 cho đến +100, cụ thể như sau:
- Khi thị trường ổn định và không có biến động, chỉ số này sẽ dao động quanh mức 0. Trục 0 ở đây là biểu thị của mức giá cân bằng.
- Khi thị trường biến động theo chiều hướng tăng hoặc giảm, chỉ số sẽ dao động về hai hướng -100 hoặc +100.
Chỉ số CCI trên hoặc dưới -100, +100 thể hiện điều gì?
- Nếu chỉ số này vượt lên con số 100, chứng tỏ thị trường đang khởi đầu cho một xu hướng tăng.
- Ngược lại nếu chỉ số này nằm ngoài vùng -100 chứng tỏ sẽ xuất hiện xu hướng giảm trong tương lai.
Ngoài ra, chỉ số CCI còn đóng vai trò là chỉ báo dự đoán tương lai.
- Khi chỉ số vượt lên số 100 tức là thị trường đang tăng quá mạnh dẫn đến các xu hướng điều chỉnh giảm và tài sản đang nằm trong vùng quá mua.
- Khi chỉ số nằm dưới -100 tức là thị trường đang giảm mạnh và có xu hướng điều chỉnh giá tăng, sản phẩm đang nằm trong vùng quá bán.
Chỉ số CCI chỉ hoạt động tốt nhất trong thị trường nằm ngang, nếu nằm trong xu hướng tăng hoặc giảm thì sức mạnh của nó lại giảm.
Công thức tính chỉ số CCI là gì?

Tính toán chỉ số CCI có liên quan đến một số yếu tố và CCI trong 20 kỳ, công thức tính như sau:
Giá điển hình = (giá cao + giá thấp + giá đóng cửa) / 3
Giá trị chỉ báo CCI = (Giá điển hình – SMA 20 kỳ của giá điển hình) / (0,015 x Độ lệch trung bình)
Giá trị 0,015 đại diện cho một hằng số được xác định bởi người tạo ra chỉ số và việc bao gồm hằng số này có nghĩa là phần lớn (khoảng 70 đến 80%) các giá trị CCI sẽ nằm trong khoảng từ +100 đến -100.
Độ lệch trung bình bằng hiệu của giá điển hình và đường trung bình SMA 20 kỳ. Cuối cùng, nhà giao dịch nên cộng các giá trị tuyệt đối và chia kết quả với số khoảng thời gian (20) để có được độ lệch trung bình.
Cách hoạt động của chỉ báo CCI

- Khi CCI di chuyển trên +100, một xu hướng tăng mạnh mới đang bắt đầu, đây là báo hiệu mua. Nhà giao dịch nên sử dụng các chỉ báo xu hướng hoặc các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để xác nhận các tín hiệu được chỉ ra bởi CCI.
- Khi CCI di chuyển xuống dưới -100, một xu hướng giảm mạnh mới đang bắt đầu, đây là tín hiệu bán. Nhà giao dịch nên đóng vị trí CCI tăng trên -100. Sử dụng các chỉ báo xu hướng hoặc các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để xác nhận các tín hiệu được chỉ ra bởi CCI.
- Tìm các mức quá mua trên +100 và mức quá bán dưới -100. Các mức CCI này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào sự biến động của cặp tiền.
Phương pháp giao dịch với CCI
Đa phần nhà giao dịch dùng CCI để tìm kiếm những cơ hội tốt cho giao dịch của mình, dựa trên việc xác định việc mua hoặc bán quá mức. Theo đó, trường hợp thị trường đang có dấu hiệu quá mua, chiến lược được đề ra sẽ là kỳ vọng giá giảm, còn nếu thị trường đang có dấu hiệu bán quá mức, nhà giao dịch sẽ luôn kỳ vọng việc giá sẽ tăng lên.

Ngoài việc đi đúng theo xu hướng giá nhờ việc xác định quá mua và quá bán, nhà giao dịch còn có thể đi ngược lại xu hướng, khi CCI đạt cực trị (tức từ mức -200 hoặc +200). Tuy nhiên, việc làm này khá rủi ro, nhà giao dịch nên cân nhắc.
Giống như nhiều chỉ báo khác, đôi khi chỉ báo CCI cũng có những tín hiệu không đúng. Chình vì vậy, nhà giao dịch vẫn luôn đi tìm phương pháp để lọc ra những tín hiệu không chính xác này.
Hiện nay, các nhà giao dịch đang tận dụng việc tìm kiếm phân kỳ tăng, giảm, bằng cách kết hợp Price Action và chỉ báo CCI. Nguyên nhân của sự kết hợp này bắt nguồn từ việc phân kỳ có thể hướng đến sự đảo chiều tiềm năng, do động lượng không phù hợp với chuyển động giá.
Nhược điểm của chỉ báo CCI

Khi bạn đã tìm hiểu được CCI là gì, bạn cần biết những nhược điểm của chỉ báo này. Việc xác định mức quá mua và quá bán có liên quan đến những dữ liệu trong quá khứ, cho nên đôi khi rất ít tác động đến tương lai.
Bên cạnh đó, chỉ số CCI còn có độ trễ. Tín hiệu tăng hoặc giảm vượt mức 100 đến trễ, khiến nhà giao dịch bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.
Kết luận
Chỉ báo CCI có thể cung cấp cho nhà giao dịch những tín hiệu đáng tin cậy, khi và chỉ khi chỉ báo này được sử dụng đúng cách. Nhà giao dịch cần lưu ý những yếu tố như khung thời gian, chiến lược quản trị rủi ro, đặt Stop Loss và Take Profit, để tránh những khoản lỗ không đáng trong quá trình giao dịch.
“Chỉ báo CCI là gì” là một kiến thức tuyệt vời, bổ sung vào vốn chỉ báo của nhà giao dịch một công cụ hoàn hảo. Bên cạnh đó, chỉ báo này còn khiến con đường đi đến thành công của nhà giao dịch thuận lợi hơn.