X

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán dễ hiểu nhất

Nhà đầu tư đang muốn dấn thân vào trong lĩnh vực chứng khoán thì cần biết cách đọc bảng giá chứng khoán trước tiên, bởi đây là yếu tố cơ bản giúp định hướng chuẩn xác hành động của xu hướng thị trường. Vậy làm như thế nào để đọc hiểu chính xác nhất? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

Cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất

Tại thị trường Việt Nam có 2 trung tâm giao dịch chứng khoán lớn đó là sàn HOSE – Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM và sàn HNX – Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, cùng hàng trăm doanh nghiệp môi giới chứng khoán khác.

Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có một bảng giá chứng khoán riêng, nhưng hầu như lại giống nhau về các số liệu hay thông tin được hiển thị trên bảng điện tử. Và trong mỗi bảng giá đúng tiêu chuẩn sẽ hiển thị đầy đủ thông tin như trên hình, để học cách đọc bảng giá chứng khoán đúng chuẩn thì có thể phân ra thành 3 vùng như sau:

Mỗi công ty sẽ có một bảng giá chứng khoán riêng, nhưng đều giống nhau về dữ liệu và thông tin

Vùng trên cùng: Cho nhà đầu tư biết được bảng giá thuộc sàn giao dịch nào.

  • Người chơi chỉ cần nhấn nhẹ vào là sẽ hiển thị ra hàng loạt các danh sách mã cổ phiếu của sàn giao dịch đó, có thể là của bảng giá của sàn HOSE, bảng giá của sàn HNX,…

Vùng phía trên nằm bên trái: Biểu đồ chỉ số diễn biến trong mỗi ngày giao dịch

  • Nhà đầu tư có thể quan sát được biểu hiện sự biến động giá theo khoảng thời gian xảy ra trong ngày giao dịch, rồi xem xét đưa ra phương án đầu tư thích hợp.

Vùng phía trên nằm bên phải: Bảng tổng hợp chỉ số

  • Một nơi bao gồm toàn bộ các chỉ số chứng khoán đó là: Chỉ số Vn-Index, chỉ số VN30-Index hay chỉ số HNX-Index,…Trong đó, chỉ số Vn-Index được xem là quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần chú ý.

Khối lượng giao dịch (KLGD): Tổng toàn bộ số mã cổ phiếu đã được mua bán từ lúc đầu cho đến thời điểm trader xem.

Giá trị giao dịch (GTGD): Số cổ phiếu đang được giao dịch trong một ngày

Cách đọc bảng giá chứng khoán dựa trên từng cổ phiếu

Với cách đọc bảng giá chứng khoán dựa trên từng mã cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể nhìn vào hình ảnh màu vàng bên dưới, sẽ nhìn thấy cụ thể đó là:

Bảng giá chứng khoán điện tử cho biết chi tiết ý nghĩa từng cột hiển thị trên hình

CK – Mã chứng khoán (Symbol): Mã của công ty đang được niêm yết và mỗi một doanh nghiệp sẽ mang một mã chứng khoán riêng, đa phần sẽ lấy theo tên của công ty đó.

Trần – Giá trần – Giá tím (Ceil): Mức giá cao nhất của một mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm đó.
Sàn – Giá sàn – Giá xanh da trời (Floor): Mức giá thấp nhất của một mã cổ phiếu diễn ra trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

TC – Giá tham chiếu – Giá vàng (Ref): Mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó, nếu như Trần>TC>Sàn thì từ giá tham chiếu nhà đầu tư sẽ dễ dàng tính toán được giá trần và giá sàn.

Tại sàn giao dịch HOSE: Mức giá trần và giá sàn sẽ có sự chênh lệch 7% so với giá tham chiếu

Tại sàn giao dịch HNX: Mức giá trần và giá sàn sẽ có khoảng cách chênh lệch 10% so với giá tham chiếu

Cụ thể thì mỗi sàn sẽ có quy định khác nhau về mức giá mà nhà đầu tư có thể tham khảo như sau:

Sàn chứng khoán HOSE:

  • Giá trần = Giá tham chiếu + 7%giá tham chiếu
  • Giá sàn = Giá tham chiếu – 7%giá tham chiếu

Sàn chứng khoán HNX:

  • Giá trần = Giá tham chiếu + 10%giá tham chiếu
  • Giá sàn = Giá tham chiếu – 10%giá tham chiếu

Sàn chứng khoán Upcom:

  • Giá trần = Giá tham chiếu + 15%giá tham chiếu
  • Giá sàn = Giá tham chiếu – 15%giá tham chiếu

Dư mua – Bên mua (Bid): Chờ mua với mức tương ứng của giá 1 là khối lượng 1, giá 2 là KL2, giá 3 là KL3. Nghĩa là nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng mu với mức giá hay khối lượng tương ứng đó, nhưng chưa có dự định bán nên sẽ được gọi là dư mua.

Dư bán: Ngược lại chờ mua thì là chờ bán, tương tự như dư mua nhưng dư bán sẽ ngược lại, do người bán muốn bán với mức giá cao hơn.

Khớp lệnh (Matched): Mức giá trùng khớp giữa bên người mua và bên người bán, nếu cổ phiếu giao dịch thành công sẽ gồm có: Giá (Price) là mức giá bán thành công và KL(Vol) là khối lượng cổ phiếu đã bán ra.

“+/-“: Khoảng cách chênh lệch so với giá tham chiếu.

Cao: Mức giá cao nhất đạt được trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Thấp: Mức giá thấp nhất đạt được trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

TB: Trung bình cộng toàn bộ cuộc giao dịch đã diễn ra trong hôm nay.

KL: Tổng khối lượng giao dịch của phiên hôm nay, nghĩa là tổng số cổ phiếu đã được bán ra.

NN mua: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu.

NN bán: Nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu.

Room: Tổng khối lượng của nhà đầu tư đang sở hữu, nghĩa là số cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ.

Cách đọc bảng giá chứng khoán dựa trên màu sắc

Cách đọc bảng giá chứng khoán dựa trên màu sắc, sẽ giúp cho nhà đầu tư biết được xu hướng tăng giảm của cổ phiếu, cụ thể như sau:

Màu sắc trên bảng chứng khoán sẽ cho trader biết được tình hình thị trường diễn biến như thế nào?
  • Màu đỏ: Giá đang suy giảm, tức là TC>Giá>Sàn
  • Màu vàng: Giá không tăng cũng không giảm, tức là Giá=TC
  • Màu xanh lá cây: Giá đang xu hướng tăng, tức là Trần>Giá>TC
  • Xanh da trời: Mức giá suy giảm kịch sàn, tức là Giá =Sàn
  • Màu tím: Mức giá tăng kịch trần, tức là Giá=Trần

Với cách đọc bảng giá chứng khoán được hướng dẫn trong bài, mong rằng nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian tìm hiểu về thị trường chứng khoán, cũng như có những quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả cho mình. Nếu trader vẫn còn thắc mắc về chứng khoán thì có thể tìm đọc những bài viết khác trong Sanuytin.com nhé.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.