Trái phiếu Bond là gì? Các nhà đầu tư vẫn thường nghe về trái phiếu hoặc cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vậy thì trái phiếu là gì, những đặc điểm và cách giao dịch trái phiếu như thế nào? Hãy cùng Sàn Uy Tín tìm hiểu những kiến thức liên quan đến Trái phiếu Bond là gì trước khi quyết định đầu tư nhé!
- ROS là gì? Công thức tính và cách đọc chỉ số ROS
- Rose coin là gì? Toàn tập từ A – Z về dự án Oasis Network (ROSE)
- Rủi ro tỷ giá là gì? Tác động của rủi ro tỷ giá lên thị trường Forex
- Sách Nhà Đầu Tư Thông Minh PDF – Review chi tiết
Trái phiếu Bond là gì?
Bond hay trái phiếu là một hình thức đầu tư tài chính. Nó là một giấy chứng nhận nợ của người phát hành trái phiếu với người mua trái phiếu. Sau một thời gian nhất định, người mua trái phiếu sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận từ người phát hành trái phiếu. Thông thường, những đơn vị phát hành trái phiếu là Chính phủ, Kho bạc nhà nước hoặc doanh nghiệp.
Đặc điểm của trái phiếu Bond
- Trái phiếu hoặc trái chủ có thể được mua bởi một cá nhân, chính phủ hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt, trái phiếu có thể được phép ghi tên trái chủ, hay còn gọi là trái phiếu ghi danh. Ngược lại, nếu không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
- Người mua trái phiếu thường được gọi là trái chủ, những người này sẽ không chịu trách nhiệm với hiệu quả việc vay mượn của người muốn vay. Đồng thời, nhà phát hành trái phiếu phải chịu trách nhiệm trả lãi suất cho người mua trái phiếu.
- Trái phiếu sẽ có những tên gọi khác nhau tùy vào nhà phát hành. Nếu trái phiếu được phát hành từ doanh nghiệp, thì trái phiếu đó là trái phiếu doanh nghiệp, nếu trái phiếu được phát hành bởi chính phủ thì được gọi là trái phiếu chính phủ, nếu trái phiếu được phát hành từ Kho bạc, thì được gọi là trái phiếu kho bạc.
- Lãi suất khi đầu tư trái phiếu là một khoản tiền cố định và nó không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay Chính phủ.
- Trái phiếu hay còn được gọi là chứng khoán nợ. Một khi công ty phá sản, cổ phần sẽ được trích ra để trả cho trái chủ, sau đó mới chia ra cho từng cổ đông.
Xem thêm: https://sanuytin.com/co-phieu-bluechip/
Đặc trưng của trái phiếu bond
- Giá trị mệnh giá: Đây là số tiền mà trái chủ phải bỏ ra để mua trái phiếu với ngày đáo hạn cụ thể, giá trị mệnh giá cũng chính là số tiền tham chiếu để nhà phát hành có thể dùng để tính toán lãi suất
- Lãi suất định kỳ (coupon): Lãi suất này được nhà phát hành chi trả theo mệnh giá của trái phiếu và thường được thể hiện dưới dạng phần trăm
- Kỳ trả lãi: Đây là thời hạn nhà phát hành thanh toán lãi suất cho trái chủ. Thanh toán này có thể thực hiện ở bất kỳ thời gian nào, nhưng thường sẽ diễn ra vào giữa năm
- Ngày đáo hạn là ngày nhà phát hành trả cho trái chủ mệnh giá của trái phiếu trái chủ đã mua
- Giá phát hành là giá công ty trái phiếu niêm yết khi phát hành trái phiếu và được tính theo tỷ lệ phần trăm
- Có 2 yếu tố làm nên giá trị của trái phiếu là chất lượng trái phiếu cùng thời gian đáo hạn.
Cách phân loại các loại trái phiếu
Phân loại trái phiếu theo đối tượng phát hành
- Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là loại trái phiếu được phát hành bởi những công ty nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, nhằm phát triển nguồn vốn hoạt động. Trong trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau.
- Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu ít rủi ro nhất, bởi vì Chính phủ là một nhà phát hành uy tín nhất. Chính phủ huy động vốn từ người dân và các tổ chức kinh tế – xã hội để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của mình.
- Trái phiếu của các ngân hàng, tổ chức tài chính: Loại trái phiếu này cũng phát hành nhằm huy động vốn hoạt động.
Phân loại trái phiếu dựa trên tính chất
- Trái phiếu cho phép mua cổ phiếu: Khi mua loại trái phiếu này, trái chủ sẽ được cấp quyền mua một lượng cổ phiếu nhất định của công ty đó.
- Trái phiếu có thể mua lại: Đây là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành mua lại trường thời hạn thanh toán lãi suất.
- Trái phiếu chuyển đổi: Loại này thường được các công ty cổ phần áp dụng. Trái chủ sẽ được đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu của công ty đó theo một tỷ lệ và thời gian quy định.
Phân loại trái phiếu dựa trên phương thức đảm bảo
- Trái phiếu có đảm bảo: Đây là loại trái phiếu được đảm bảo về việc thanh toán, có thể là đảm bảo toàn bộ hoặc chỉ đảm bảo một phần về lãi suất hoặc tiền gốc khi đến hạn thanh toán. Tài sản được đảm bảo là tài khoản do doanh nghiệp phát hành, tài sản từ bên thứ ba, từ các tổ chức tài chính, tín dụng.
- Trái phiếu không được đảm bảo: Nghĩa là những trái phiếu được phát hành mà không được đảm bảo bởi tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba, chủ yếu trái phiếu này chỉ dựa trên sự uy tín của đơn vị phát hành.
Cách thức trái phiếu hoạt động
Trái phiếu do công ty phát hành sẽ bao gồm thời hạn vay, thời gian trả lãi và thời hạn trả gốc. Lợi tức là phần lợi nhuận mà trái chủ kiếm được khi họ vay tiền từ công ty phát hành bằng cách mua trái phiếu.
Hầu hết trái phiếu có mệnh giá từ 100.000 đồng trở lên, tùy thuộc vào tổ chức phát hành. Giá phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như danh tiếng của công ty phát hành trái phiếu, ngày đáo hạn, và lãi suất kỳ hạn (coupon). Mệnh giá của trái phiếu là số tiền được trả lại cho người vay khi trái phiếu đáo hạn.
Nếu bạn sở hữu trái phiếu, bạn không nhất thiết phải giữ chúng đến ngày đáo hạn, bạn có thể bán chúng cho các nhà đầu tư khác nếu muốn. Thông thường, nếu lãi suất giảm, người đi vay sẽ mua lại trái phiếu, và trái phiếu mới có thể được phát hành với chi phí thấp hơn.
Lợi tức trái phiếu gồm mấy loại?
- Trái phiếu có lãi suất bằng 0 (zero coupon bond là gì): Những người mua loại trái phiếu này sẽ không được nhận lãi suất. Tuy nhiên, họ lại được mua với mức giá chiết khấu, mà khi được thanh toán thì được trả với giá ghi trên mệnh giá.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Đây là loại trái phiếu có lợi tức được trả cho từng kỳ khác nhau. Lãi suất này sẽ được đo lường dựa trên một lãi suất tham chiếu trong trái phiếu.
- Trái phiếu có lãi suất cố định (coupon bond là gì): Người mua sẽ được nhận lãi suất cố định theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của trái phiếu Bond là gì.
Mức độ đảm bảo thanh toán là gì?
Mức độ bảo đảm thanh toán trong trái phiếu chia thành 2 loại: có bảo đảm và không bảo đảm. ‘
Những tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm thanh toán sẽ dùng một loại tài sản nào đó có giá trị để đảm bảo cho việc thanh toán của mình. Một khi nhà phát hành bị phá sản, các trái chủ sẽ có quyền yêu cầu bán loại tài sản đảm bảo để có thể thanh toán khoản nợ. Có hai loại trái phiếu đảm bảo là trái phiếu có tài sản cầm cố và trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ.
Trái ngược với trái phiếu bảo đảm, trái phiếu không được bảo đảm chỉ dựa trên sự uy tín của nhà phát hành để tạo niềm tin đầu tư.
Mối quan hệ giữa lãi suất trái phiếu và lãi suất ngân hàng
Một thực tế thú vị là trái phiếu luôn có xu hướng di chuyển ngược lại với lãi suất, khi lãi suất tăng thì giá trị của trái phiếu giảm, và khi lãi suất giảm thì giá trị của trái phiếu tăng lên.
Ví dụ, khi một trái phiếu được phát hành với lãi suất là 5%, nó có mệnh giá là 1.000 đô la. Kết quả là trái chủ sẽ nhận được 50 đô la một năm tiền lãi. Nhưng nếu chẳng hạn, nếu lãi suất của nền kinh tế giảm xuống còn 4%, thì trái chủ sẽ vẫn nhận được lãi suất kỳ hạn 5% như trước đây. Điều này làm cho trái phiếu có giá trị hơn. Tương tự như vậy, nếu lãi suất ngân hàng tăng lên 6% thì kỳ hạn 5% trên trái phiếu không còn hấp dẫn.
Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Rủi ro từ việc tái đầu tư
Một điểm đặc biệt của trái phiếu chính là cho phép nhà phát hành mua lại trái phiếu đó trước ngày đáo hạn. Chính vì vậy, trái chủ sẽ nhận được tiền gốc trên mệnh giá.
Nhưng nhà đầu tư sẽ không thể tái đầu tư với lãi suất cũ. Xét về lâu dài, rủi ro từ việc tái đầu tư sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Để khắc phục tình trạng rủi ro này, nhiều nhà đầu tư chọn loại trái phiếu có thể thu hồi để có lãi suất cao hơn.
Rủi ro từ tình hình lạm phát
Lạm phát tăng thì sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm, lợi nhuận lúc này sẽ âm. Nói một cách đơn giản, khi nhà đầu tư đầu tư vào trái phiếu với lãi suất 2% nhưng lạm phát lại tăng 4%, tức là nhà đầu tư đang có lợi nhuận -2%.
Rủi ro từ tín dụng
Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất, vì chính phủ phát hành tiền trả nợ hoặc có thể đánh thuế. Những công ty phát hành trái phiếu khách thì không làm được như vậy, cho nên rủi ro và trả cho các nhà đầu tư với lãi suất cao hơn.
Những yếu tố này sẽ khiến cho giá trái phiếu giảm sút và gây bất lợi cho trái chủ của mình. Ngoài các rủi ro trên thì còn có rủi ro về việc thanh khoản, bạn nên xem có nhiều người mua bán trái phiếu này hay không để đánh giá tính thanh khoản của nó.
Kết luận
Những thông tin trên đã chỉ cho nhà đầu tư biết về tất cả các kiến thức trái phiếu bond là gì, ngoài ra còn giúp bạn phân biệt một số loại trái phiếu đang có trên thị trường, giúp cho việc lựa chọn đầu tư của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc bạn thành công với lĩnh vực đầu tư trái phiếu!