X

Tìm hiểu về bảo lãnh chứng khoán là gì?

Tìm hiểu về bảo lãnh chứng khoán là gì?

Bảo lãnh chứng khoán là một hình thức bảo lãnh quan trọng giúp các doanh nghiệp thực hiện các quy trình trước khi chào bán cổ phiếu và ổn định giá trên thị trường. Nhưng để hiểu rõ hơn về hoạt động, điều kiện phát hành thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?

Bảo lãnh chứng khoán có tên tiếng Anh là Securities Issuance Guarantee

Bảo lãnh chứng khoán có tên tiếng Anh là Securities Issuance Guarantee – Một hình thức mà những tổ chức bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết với các công ty, doanh nghiệp phát hành chứng khoán về việc tiến hành các quy trình trước khi chào bán chứng khoán trên thị trường.

Nói cách khác, tổ chức bảo lãnh sẽ phải mua một nửa hoặc toàn bộ các chứng khoán do công ty phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán vẫn chưa được phân phối hết của công ty phát hành đó, thậm chí là giúp đỡ họ phát hành trong quá trình phân phối chứng khoán ra mắt thị trường.

Những tổ chức bảo lãnh phải là doanh nghiệp chứng khoán được cấp giấy phép đầy đủ hoặc các ngân hàng thương mại được công nhận bởi Ủy ban Chứng khoán theo đúng quy định pháp luật của Bộ tài chính.

Nếu số lượng chứng khoán phát hành không quá nhiều thì chỉ cần một tổ chức bảo lãnh đứng ra chịu trách nhiệm là được. Nhưng với số lượng chứng khoán phát hành quá lớn, vượt khỏi sự kiểm soát của tổ chức bảo lãnh thì phải cần đến sự trợ giúp từ một tổ hợp công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Các hình thức của bảo lãnh chứng khoán

Hiện tại, trên thị trường có đến 5 hình thức bảo lãnh chứng khoán. Tuy nhiên, tùy vào mục đích mà bên cơ quan phát hành có thể lựa chọn được phương thức thích hợp, để đem lại kết quả tốt nhất cho mình. Cụ thể đó là:

Trên thị trường có đến 5 hình thức bảo lãnh chứng khoán để nhà đầu tư lựa chọn

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn

Firm Commitment Underwriting – Một hình thức bảo lãnh chứng khoán mà các cơ quan bảo lãnh phải thực hiện cam kết sẽ mua tất cả số lượng chứng khoán được phát hành, cho dù số chứng khoán đó có được phân phối ra mắt công chúng hết hay không.

Thông thường, hình thức này sẽ do một nhóm các cơ quan bảo lãnh kết hợp lại để hình thành một tổ hợp bảo lãnh, rồi cùng nhau mua chứng khoán của cơ quan phát hành với mức giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán đó đúng mức giá hiện tại trên. Khoảng chênh lệch giá đó chính là phần lợi nhuận của tổ chức bảo lãnh chứng khoán.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất

Best Efforts Underwriting – Một hình thức mà các cơ quan bảo lãnh chứng khoán sẽ thương lượng để trở thành đại lý cho các công ty phát hành.

Tuy nhiên, các cơ quan bảo lãnh sẽ không cam kết bán hết hoàn toàn số chứng khoán, thay vào đó họ sẽ cố gắng để bán số chứng khoán đó ra thị trường. Nhưng nếu không thể bán hết thì họ sẽ được quyền hoàn trả lại số chứng khoán còn lại cho cơ quan phát hành và không chịu bất cứ hình thức xử phạt nào.

Bảo lãnh theo hình thức tất cả hoặc không

All or Nothing – Trong hình thức này, các công ty phát hành sẽ yêu cầu phía cơ quan bảo lãnh bán chứng khoán với một số lượng cụ thể, nếu như họ không phân phối được hết thì sẽ bị hủy bỏ tất cả chứng khoán trong lần phát hành đó. Theo đó, các cơ quan bảo lãnh chứng khoán sẽ phải thanh toán một khoản tiền cho các nhà giao dịch đã mua số chứng khoán đó.

Bảo lãnh theo hình thức tối thiểu hoặc tối đa

Đây chính là một hình thức bảo lãnh chứng khoán trung gian giữa hình thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất cùng hình thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không.

Theo cách bảo lãnh này, các doanh nghiệp đã phát hành sẽ yêu cầu cơ quan bảo lãnh chứng khoán được quyền tự do chào bán số chứng khoán theo mức độ quy định tối đa – Mức trần. Trường hợp số lượng cổ phiếu bán được chiếm tỷ lệ thấp hơn mức giá sàn thì tất cả cổ phiếu trong lần phát hành đó sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn.

Bảo lãnh theo hình thức dự phòng

Standby Underwriting – Phương thức dành riêng cho các doanh nghiệp đại chúng muốn phát hành bổ sung thêm số lượng cổ phiếu thường và chào bán cho những cổ đông cũ trước khi phát hành chúng ra bên ngoài thị trường. Nhưng sẽ có một vài trường hợp các cổ động đó sẽ không muốn mua thêm cổ phiếu của doanh nghiệp.

Vì thế, những doanh nghiệp cần đến một cơ quan bảo lãnh chứng khoán dự phòng, họ sẽ chấp nhận mua những quyền mua không được tiến hành, để quy đổi thành các cổ phiếu rồi phân phối chúng ra ngoài thị trường hay cho người có nhu cầu mua.

Như vậy, bảo lãnh chứng khoán theo hình thức này chính là các cơ quan bảo lãnh phải cam kết sẽ trở thành người mua cuối cùng hoặc phân phối hộ số lượng cổ phiếu của những quyền mua không được thực hiện.

Quy định về việc bảo lãnh chứng khoán

Đối với thị trường Việt Nam thì quá trình bảo lãnh chứng khoán được thực hiện theo 1 trong 2 cách

Đối với thị trường Việt Nam thì quá trình bảo lãnh chứng khoán được quy định thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây như sau:

  • Chỉ nên mua một nửa hoặc tất cả số lượng cổ phiếu, trái phiếu được phép phát hành để bán lại ra công chúng.
  • Tiến hành mua số cổ phiếu, trái phiếu còn sót lại trong đợt phát hành nhưng vẫn chưa được chào bán hết. Đây thực sự cũng là một dạng của hình thức cam kết chắc chắn, nhưng do cơ quan bảo lãnh chứng khoán phát hành cam kết sẽ mua số còn lại trong đợt phát hành chưa được chào bán hết.

Điều kiện để bảo lãnh phát hành chứng khoán

Theo quy định tại Điều 54 của Thông tư 210/2012/TT-BTC về thủ tục thành lập doanh nghiệp chứng khoán thì doanh nghiệp chứng khoán sẽ nhận được bảo lãnh phát hành dựa trên phương thức cam kết chắc chắn, với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

Công ty phải nhận được sự cấp phép hoạt động hay thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán.

Ngay lúc ký kết hợp đồng bảo lãnh chứng khoán, tổng toàn bộ giá trị của các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo phương thức cam kết chắc chắn vẫn còn hiệu lực nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:

  • Không được vượt quá một trăm phần trăm (100%) vốn chủ sở hữu được tính theo các báo cáo tài chính trong quý gần nhất
  • Không được vượt hơn 15 lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn cùng nợ ngắn hạn được tính theo các báo cáo tài chính trong quý gần nhất.
  • Không bị áp đặt vào các tình trạng quản lý, kiểm soát đặc biệt trong thời gian 3 tháng liền trước thời gian ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán

Quy định về việc phát hành chứng khoán sẽ bao gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: Tiến hành phân tích, đánh giá khả năng trong đợt phát hành. Nên tính toán các mức giá và xem xét có hợp lý hay không, cần điều chỉnh thay đổi như thế nào.
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký chào bán chứng khoán ra mắt thị trường. Nhà đầu tư cần chú ý, hồ sơ sẽ được quy định theo đúng luật chứng khoán.
  • Bước 3: Tiến hành chào bán chứng khoán ra ngoài thị trường.
  • Bước 4: Bình ổn giá và điều tiết thị trường. Cần chú ý, không được can thiệp quá sâu, để kiểm soát thị trường, nếu không sẽ trở thành vi phạm pháp luật và bị xử lý theo đúng quy định.

Chi phí bảo lãnh chứng khoán

  • Thông thường, những tổ chức bảo lãnh chứng khoán sẽ nhận được một khoản phí dựa trên số tiền thu được trong đợt phát hành. Tuy nhiên, chi phí này cao hay thấp sẽ còn tùy thuộc nhiều vào đợt phát hành như số lượng cổ phiếu lớn hay nhỏ, có gặp vấn đề khó khăn gì hay không.

Vai trò của bảo lãnh chứng khoán với công ty phát hành?

Các tổ chức bảo lãnh chứng khoán sẽ đảm bảo quá trình phát hành của công ty sẽ được diễn ra thành công.

Trên thực tế, việc công ty phát hành cần có một tổ chức bảo lãnh chứng khoán được xem là vô cùng quan trọng, bởi không chỉ ngăn ngừa được các rủi ro phát sinh mà còn giúp ổn định lại giá cổ phiếu trên thị trường, đảm bảo doanh thu cho các công ty phát hành.

Đó chỉ là một trong số các lý do cơ bản của cơ quan phát hành, bởi mỗi một cơ quan sẽ có mục đích, chiến lược, quy mô hoạt động khác nhau. Vì thế, tùy theo nhu cầu mà họ sẽ quyết định cần sự hỗ trợ từ tổ chức bảo lãnh chứng khoán hay không.

Thường các tổ chức bảo lãnh sẽ đảm bảo quá trình phát hành của công ty sẽ được diễn ra thành công. Bởi một vài doanh nghiệp mới đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch, sẽ luôn kỳ vọng định giá chứng khoán của mình được cao nhất.

Điều này sẽ giúp huy động được nguồn vốn đầu tư lớn. Nhưng tâm lý chung của các nhà giao dịch lại muốn được sở hữu các chứng khoán có mức giá thấp hơn.

Giả sử như không xuất hiện phương thức bảo lãnh chứng khoán thì nhà giao dịch và chứng khoán của các công ty phát hành rất khó gặp được nhau. Vì bảo lãnh phân phối chứng khoán có quyền điều chỉnh mức giá phù hợp hoặc tiếp cận với nhà giao dịch cũng thuận tiện hơn. Điều này sẽ đảm bảo số lượng chứng khoán được lưu hành với tính thanh khoản cao hơn.

Bên cạnh đó, bảo lãnh chứng khoán sẽ nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình phát hành chứng khoán từ các doanh nghiệp mới thành lập trên thị trường. Hoạt động này sẽ làm cho mức độ đáng tin cậy của cơ quan phát hành chứng khoán càng thêm vững vàng, thu hút sự chú ý của nhiều trader hơn. Đặc biệt, trong các lần chào bán chứng khoán kế tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường hơn.

Khi đã hiểu rõ về bảo lãnh chứng khoán, sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhu cầu của nhà đầu tư để khi phân phối chứng khoán ra thị trường sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, cũng như nâng cao vị thế của mình trên thương trường.

Những doanh nghiệp dự định phát hành cần chú ý, nếu quá trình chào bán thành công thì sẽ phải chi trả một khoản chi phí nhất định dành cho tổ chức bảo lãnh. Nếu muốn tham khảo thêm các thông tin thú vị khác có thể tham khảo trong Sanuytin.com nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.