X

YOY là gì? Vì sao bạn phải tính chỉ số YOY?

YOY là gì? Vì sao bạn phải tính chỉ số YOY?

YOY (Year Over Year) là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác tình hình hoạt động của công ty để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Vậy YOY là gì? Tại sao phải tính chỉ số Year Over Year? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

YOY là gì?

YOY (Year Over Year) còn được gọi là chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm

YOY (Year Over Year) còn được gọi là chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm – Một công cụ được sử dụng để so sánh hiệu suất doanh thu của công ty trong khoảng thời gian được xem xét. Do đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định tình trạng của công ty đang được cải thiện hay xấu đi thông qua chỉ số này.

QOQ là gì?

QOQ (Quarter on Quarter) là gì?

QOQ (Quarter on Quarter) là một kỹ thuật tính toán được sử dụng để đo lường sự thay đổi dữ liệu từ quý này sang quý tiếp theo trong cùng một năm tài chính. Khi so sánh cùng kỳ hoặc quý đầu tiên của năm hoặc cùng quý, thuật ngữ này tương tự như các trường hợp theo năm.

Đặc điểm và ý nghĩa của Year Over Year là gì?

Đặc điểm và ý nghĩa của YOY là gì?

Đặc điểm của chỉ số YOY

YOY cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Khi xem xét trong những khoảng thời gian cụ thể, họ có thể dễ dàng xác định hoạt động của đơn vị đó có hiệu quả hay không. Từ đó, đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.

Chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm này được thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính, phản ánh chính xác sự biến động của công ty theo thời gian. Hơn nữa, các nhà quản trị có thể dễ dàng so sánh các mốc thời gian, cho phép họ đánh giá những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Ý nghĩa của Year Over Year

Year Over Year là một chỉ số tài chính phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả tài chính chứng khoán, bởi vì nó cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Việc so sánh chỉ số YOY theo thời gian giúp nhà đầu tư xác định tình hình kinh doanh của công ty hiện đang được cải thiện hay xấu đi.
  • Đồng thời, thông qua việc phân tích chỉ số YOY, nhà đầu tư có thể so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa 2 tháng cùng kỳ, 2 năm cùng kỳ hoặc các tháng, năm gần nhau.
  • Nhà đầu tư đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư của công ty đồng thời tính toán và phân tích so với cùng kỳ, từ đó biết được tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Tóm lại, chỉ số YOY là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của quá trình đầu tư kinh doanh theo tháng, quý, năm và quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không.

Vì sao cần phải tính chỉ số YOY?

Doanh nghiệp có thể nắm bắt các chiến lược giúp họ phát triển ngày càng tốt hơn nhờ tính linh hoạt của chỉ số YOY.

Vì sao cần phải tính chỉ số YOY?

Hiểu rõ được hoạt động kinh doanh của công ty

Phân tích chỉ số YOY có thể được sử dụng để so sánh và xác định tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Sau đó công ty sẽ đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp để tăng lợi nhuận nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.

Xác định vị thế của công ty trên thị trường

Khi các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường và cạnh tranh với nhau, dẫn đến tình trạng phân chia vị thế. Các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng và suy giảm của chính họ bằng cách xác định chỉ số YOY. Nhờ đó, việc phát triển một chiến lược và thiết lập một vị trí vững chắc trên thị trường trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đưa ra quyết định đầu tư phù hợp

Từ các chỉ số YOY doanh nghiệp sẽ có được quyết định đứng đắn trong quá trình đầu tư. Căn cứ vào chỉ số này các nhà đầu tư có thể biết được tình hình kinh doanh hiện tại; dễ dàng sàng lọc đâu là nơi nên đầu tư.

Các doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất dựa trên các chỉ số của năm. Chỉ số này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu được tình hình kinh doanh hiện tại và dễ dàng lựa chọn được đơn vị đầu tư tốt nhất, đem lại nguồn lợi nhuận cao.

Hướng dẫn cách tính chỉ số YOY hiệu quả khi đầu tư

Cách tính tỷ lệ phần trăm giữa 2 năm

Để tính tỷ lệ phần trăm giữa 2 năm nhà đầu tư có thể sử dụng công thức sau:

(Hiện tại) – (Quá khứ) / (Quá khứ) X 100%.

Ví dụ: Nếu công ty đang có trị giá 30 triệu đồng vào đầu tháng và hiện tại trị giá 50 triệu đồng. Tức là, tỷ lệ tăng trưởng quá khứ là 30 triệu và hiện tại là 50 triệu. Trường này, số 205 và 310 sẽ được sử dụng để tính toán. Nếu hai giá trị này bằng nhau, suy ra không có sự tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng bằng 0.

Cách tính tỷ lệ phần trăm giữa 2 năm
  • Thay số vào công thức: (310 – 205)/205 = 105/205 = 0,51
  • Cuối cùng, nhận được kết quả là: 0,51 x 100 = 51%.

Điều này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng là 51% hay nói cách khác, giá trị hiện tại đang lớn hơn giá trị quá khứ. Bởi nếu giá trị hiện tại thấp hơn quá khứ, tỷ lệ tăng trưởng đang âm.

Cách tính tốc độ tăng trưởng

Cách tính tỷ lệ tăng trưởng trong 1 năm

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (Giá trị doanh thu cuối – Giá trị doanh thu đầu)/Giá trị doanh thu đầu x 100

Trong đó:

  • Giá trị doanh thu cuối: Tổng doanh thu cuối năm của năm đang được xem xét.
  • Giá trị doanh thu đầu: Doanh thu đầu năm của năm đang được xem xét (doanh thu cuối năm của năm trước đó).

Lưu ý: Tốc độ tăng trưởng sẽ âm nếu giá trị hiện tại nhỏ hơn giá trị quá khứ. Hiện tại công ty đang có nguy cơ phá sản nên cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng.

Ví dụ: Năm 2019, doanh thu của công ty A là 30 tỷ USD. Tuy nhiên đến hết năm 2020 doanh thu của doanh nghiệp A là 50 tỷ. Vậy làm thế nào để tính tốc độ tăng trưởng của công ty A trong năm 2020?

  • Dựa vào công thức trên, sẽ tính được tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2020: (50 – 30)/50 x 100 = 66,67%
  • Như vậy, tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp A năm 2020 tăng 66,67% so với năm 2019.

Cách tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

Để tính tốc độ tăng trưởng hàng năm, 3 giá trị phải được sử dụng: Giá trị bắt đầu, giá trị kết thúc và khoảng thời gian cần thiết để đạt được giá trị kết thúc. Đây là công thức tính tốc độ tăng trưởng trong một khoảng thời gian dài:

Công thức tốc độ tăng trưởng hàng năm

Trong đó:

  • f: Giá trị cuối
  • s: Giá trị đầu
  • y: Số năm

Ví dụ: Một doanh nghiệp C đạt doanh thu 10.000 USD trong năm 2015, đến năm 2019, doanh nghiệp tiếp tục kiếm được 65.000 USD. Vậy tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp C là bao nhiêu?
Dựa vào công thức, sẽ có các giá trị tương ứng sau:

  • s = 10.000 USD
  • f = 65.000 USD
  • y = 2019 – 2015 = 4 năm

Vậy tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp C sẽ là:

Cách tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

Suy ra, doanh nghiệp C có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ năm 2015 – 2019 là 59.67%.

Ưu nhược điểm khi sử dụng YOY

Tương tự như các chỉ số khác, YOY cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Đây cũng là một số vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần phải chú ý:

Ưu nhược điểm khi sử dụng YOY

Ưu điểm YOY

  • YOY là chỉ số tính toán dễ dàng
  • Hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đưa ra kế hoạch hoạt động tốt nhất.
  • Để có kết quả tốt nhất, hãy tiến hành phân tích kết quả ròng chính xác. Họ cũng không cần quan tâm đến quy trình kinh doanh hoạt động như thế nào, họ chỉ cần quan tâm đến kết quả.

Nhược điểm YOY

  • Khó khăn trong việc hiểu quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Nếu kết quả là một số âm, kết quả là vô nghĩa và không thể phân tích thêm.
  • Do chỉ số này được tính theo thời gian nên việc nhiễu thông tin rất dễ xảy ra.
  • Khi so sánh các chỉ số YOY theo năm, đa số sẽ bỏ qua các biến động hàng tháng và không biết vấn đề gì đã phát sinh trong khoảng thời gian đó.

Như vậy, YOY được coi là một chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư xác định hiệu quả hoạt động của công ty đang cải thiện hay xấu đi. Từ đó, hỗ trợ họ đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn mang lại kết quả tích cực. Hy vọng, bài viết của Sanuytin.com giúp cho trader hiểu rõ hơn về YOY là gì?

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.