Cung và cầu là hai khái niệm cơ bản trong thị trường tài chính, luôn bao hàm tất cả cơ chế quy luật chuyển động trong giao dịch. Vì thế, việc áp dụng vùng cung cầu trong Forex để kiếm tiền là điều không dễ dàng. Trong bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến quý trader cách xác định và sử dụng vùng cung cầu khi đầu tư.
- Forex Peace Army là gì? Cách xem đánh giá sàn Forex trên Forex Peace Army
- Forex Tester 3 – Công cụ giao dịch kiểm tra chiến lược tuyệt vời
- Forex Trading là gì? 10 sự chuẩn bị hoàn hảo trước khi bắt đầu giao dịch Forex
- Forex và chứng khoán cái nào hơn? Sự khác nhau giữa chứng khoán và Forex chi tiết nhất
Vùng cung cầu trong Forex là gì?
Trong một thời kỳ tích lũy, một xu hướng giảm mới kết thúc vì nguồn cung đã cạn kiệt, bắt đầu xuất hiện quá trình mua vào, cũng chính là chuẩn bị cho một xu hướng tăng giá. Chính vì vậy, giai đoạn này còn được gọi là vùng cầu (Khu vực xuất hiện cầu).
Ngược lại, trong một thời kỳ phân phối cũng là lúc xu hướng tăng tạm ngưng, khi giá đã tăng đủ nhiều nên lực cầu dần biến mất và thay vào đó áp lực cung đã tăng mạnh hơn. Vì thế, khu vực này đã được gọi là vùng cung.
Nhìn chung, vùng cung cầu trong Forex không khác biệt gì nhiều so với vùng kháng cự hay hỗ trợ mở rộng ngay khi giá có xu hướng quay đầu, thậm chí đảo chiều xu hướng tại nơi đây. Trader hãy nhìn qua ví dụ dưới đây, để phân tích vai trò cũng như quá trình hoạt động của vùng cung cầu, nơi mà cung có thể nhiều hơn cầu hoặc cầu nhiều hơn cung.
- Đối với khu vực cung: Ngay khi giá thị trường vừa chạm đến khu vực này thì giá sẽ bắt đầu suy yếu. Nhà đầu tư có thể nhận được mức lợi nhuận nếu đặt lệnh bán tại nơi đây.
- Đối với khu vực cầu: Nơi mà nhu cầu của người mua tăng mạnh mẽ sẽ đẩy giá tăng nhanh theo. Đây là cơ hội tốt để nhà giao dịch đặt lệnh mua đem lại khoản lợi nhuận tốt.
- Trường hợp mà khu vực cung bị phá vỡ thì sẽ biến thành vùng cầu và ngược lại, nếu khu vực cầu bị phá vỡ thì lập tức chuyển thành vùng cung.
Vùng cung cầu trong Forex gồm những gì?
Các dạng của khu vực cầu
Dạng 1: Xu hướng giảm – Vùng Base (Giằng co) – Xu hướng tăng
Đây chính là khu vực cầu xảy ra trong một xu hướng giảm, nên sẽ xuất hiện vùng giằng co có màu xanh (Base) và tiếp sau đó là giá sẽ bật lại với xu hướng tăng.
- Giải nghĩa: Khi giá đã giảm đến một mức độ nhất định nào đó, nhà giao dịch thường lầm tưởng đây là mức đáy và giá không thể suy giảm thêm nữa. Chính vì vậy, đa số nhà giao dịch sẽ đặt lệnh mua vào ngay tại khu vực giá này. Do nhu cầu nhiều hơn cung làm cho giá tăng lên.
Dạng 2: Xu hướng tăng – Vùng Base (Giằng co) – Xu hướng tăng
Đây là nơi cầu xảy ra trong một xu hướng tăng, xuất hiện sự giằng co mãnh liệt tạo thành vùng Base, rồi sau đó tiếp tục tăng lên. Ngay lúc này, vùng Base trở thành khu vực cầu.
- Giải nghĩa: Khi giá tăng đến một mức độ nhất định nào đó, làm cho nhà giao dịch do dự không biết rằng có tăng nữa hay không. Cho nên, sẽ xuất hiện một vùng giằng co tại đây. Sau đó, dự đoán của hầu hết trader sẽ là giá tiếp tục tăng và vùng giằng co đó sẽ biến thành khu vực cầu.
Các dạng của khu vực cung
Dạng 1: Xu hướng tăng – Vùng Base (Giằng co) – Xu hướng giảm
Giải nghĩa: Khi giá tăng đến một mức độ nhất định nào đó, sẽ hình thành khu vực giằng co. Nhà giao dịch sẽ hơi do dự không biết giá có tăng cao hơn mức này hay không.
- Sau đó, phần lớn nhà giao dịch đều dự đoán giá sẽ không thể tăng, nên họ bắt đầu bán ra làm cho nguồn cung nhiều hơn cầu, dẫn đến tình trạng giá giảm xuống. Lúc này, vùng giằng co đã biến thành khu vực cung.
Dạng 2: Xu hướng giảm – Vùng Base (Giằng co) – Xu hướng giảm
Giải nghĩa: Khi giá suy giảm đến một mức nhất định nào đó, tâm lý của trader bắt đầu hoang mang không biết giá có tiếp tục giảm nữa hay không. Thời điểm này sẽ xuất hiện vùng giằng co.
- Nhưng số lượng nhà giao dịch suy đoán mức giá có thể giảm lại chiếm ưu thế nên họ vẫn tiếp tục bán ra ngoài thị trường. Điều này làm cho cung nhiều hơn cầu và giá lại tiếp tục suy giảm xuống, nên vùng giằng co lại biến thành khu vực cung.
Cách xác định vùng cung cầu trong Forex hiện nay
Muốn sử dụng các vùng cung cầu trong Forex vào giao dịch thì nhà đầu tư cần xác định được các khu vực cung cầu trên biểu đồ.
Thị trường tài chính có muôn vàn biến động khác nhau, nên sẽ dễ nhầm lẫn giữa vùng cung cầu trong Forex với các khu vực khác, giống như vùng kháng cự và hỗ trợ thông thường. Nhưng để nhìn thấy vùng cung cầu được rõ ràng thì nhà giao dịch có thể tận dụng các dấu hiệu cơ bản sau đây:
Khi giá xuất hiện vùng giằng co và không thể hiện xu hướng rõ ràng (Sideway) với khoảng 10 thanh nến nhỏ, sẽ tạo ra một khu vực được gọi là vùng cơ sở. Khi đó, trader sẽ có được một vùng cung cầu trong Forex được tạo thành dựa trên khu vực này và giá sẽ bắt đầu đảo chiều sau khi khu vực cơ sở tích lũy đủ.
Trong một tình huống khác, giá không nằm ở Sideway mà vẫn xảy ra biến động đảo chiều nhanh chóng mặt, chỉ thể hiện qua một thanh nến duy nhất. Khi đó, nhà đầu tư không có khu vực cơ sở mà chỉ đưa ra những tín hiệu là các cây nến hoặc mẫu hình nến điển hình như nến Hammer, nến nhấn chìm,…
Tương tự như bất cứ phương thức phân tích nào cũng đều đưa ra tín hiệu mạnh và yếu, nhà đầu tư có những vùng cung cầu mạnh mẽ và vùng cung cầu yếu khác nhau. Để đơn giản hóa hơn trong quá trình sử dụng, cũng như để hiệu quả được tốt hơn, nhà giao dịch chỉ nên tập trung sâu vào khu vực cơ sở mang tín hiệu mạnh với các dấu hiệu như sau:
- Phạm vi giá hẹp: Những cây nến Sideway nằm ngay khu vực cơ sở nên là các cây nến nhỏ, biên độ giá lại thấp. Nếu phạm vi giá quá lớn chứng tỏ giá vẫn có các diễn biến lớn khác và không có sự chắc chắn là đảo chiều có xảy ra hay không.
- Dưới 10 ngọn nến: Nếu khu vực cơ sở tích lũy quá dài, khoảng trên 10 thanh nến cũng là một dấu hiệu minh chứng cho quyết định không chắc chắn.
- Biến động mạnh mẽ sau khi thoát ra khỏi khu vực tích lũy hay phân phối: Sau quá trình tích lũy trong khu vực cơ sở, giá cần có sự một sự đột phá mới thể hiện được ý nghĩa của vùng cung cầu trong Forex.
- Càng mới càng tốt: Những vùng cung cầu trong Forex tốt nhất là khi giá chưa quay trở lại vùng đó lần nào kể từ khi nó xuất hiện. Nếu càng được thử nghiệm lại nhiều lần kể từ khi nó xuất hiện, nếu như càng được thử nghiệm nhiều lần thì giá trị của nó sẽ càng suy giảm hơn.
Đối với vùng cung cầu không có khu vực cơ sở mà chỉ xuất hiện trên một thanh nến thì cây nến sẽ là cây nến phá vỡ giá, giống như nến Spring. Đó thực chất là các mô hình nến có râu dài cho thấy giá chỉ vừa mới chuẩn bị quá trình đột phá mới, nhưng nhanh chóng rút râu lại thể hiện quá trình đảo chiều chuẩn bị xảy ra.
Nguyên tắc sử dụng vùng cung cầu trong Forex hiệu quả.
Nhà đầu tư sẽ cùng tìm hiểu về hình thức giao dịch với khu vực Supply Demand hay vùng cung cầu, một cách rất đơn giản và vô cùng hiệu quả nhất sau khi đã vẽ được các khu vực này trên biểu đồ.
Theo như một vài đặc điểm riêng biệt của khu vực cung cầu, không khó để nhà giao dịch có thể nhận ra rằng: Thật sự có thể áp dụng vùng cung cầu trong Forex để giao dịch đảo chiều tương tự như mức hỗ trợ hay kháng cự. Người chơi có thể đặt lệnh bán ngay tại vùng cung và lệnh giao dịch ngay tại vùng cầu.
Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả vùng cung cầu người tham gia cần chú ý: Hãy luôn tìm kiếm các khu vực cung cầu chưa bị tác động bởi giá và tốt nhất là giá chưa từng được thử nghiệm lần nào tại nơi đây.
Nói cách khác, những vùng cung cầu trong Forex càng mới sẽ cáng phát huy hiệu quả tốt nhất. Nếu người đầu tư phát hiện được vùng cung cầu ngay từ khi nó mới hình thành thì chính là một thời cơ tốt để giao dịch với phương pháp cung cầu.
Sau mỗi lần giá trải qua sự thử nghiệm mới trên một vùng cung cầu, thì tại nơi đó sẽ bị suy giảm giá trị. Nhà đầu tư có thể hiểu cách giá chuyển động cũng giống như một quả bóng, với vùng cung cầu thường là các khu vực nền để cho người chơi đập bóng. Hiểu đơn giản, bóng càng đập xuống nền mạnh nhiều lần thì độ nảy sẽ càng giảm cho đến khi chúng dần biến mất.
Cách giá phản ứng với vùng cung cầu trong Forex cũng gần giống như thế. Lần đầu tiên, khu vực cung cầu mới hình thành chính là lúc nó cho thấy trạng thái thực sự của thị trường, vùng cung cầu đang có sự chuyển đổi.
Trong các lần tiếp theo, nó chỉ thể hiện đơn giản là tâm lý của thị trường khi nghĩ rằng giá sẽ đáp trả lại khu vực này và dần dần tâm lý đó sẽ suy yếu đi đến khi biến mất hoàn toàn thì vùng cung cầu trong Forex đầu tiên sẽ không còn giá trị trên thị trường nữa.
Mặc dù, khó có thể để sử dụng hay xác định giống như các kháng cự, hỗ trợ bình thường nhưng vùng cung cầu trong Forex lại đưa ra tín hiệu đáng tin cậy hơn nhiều. Nếu như trader có sự chịu khó rèn luyện, thực hành thì chắc chắn nó sẽ trở thành một công cụ vô cùng có ích khi đem lại khoản lợi nhuận xứng đáng với sự nỗ lực đó của trader.
Tuy nhiên, cần khẳng định lại với thị trường Forex luôn biến động này thì sẽ không có một chỉ báo hay công cụ nào có thể đưa ra kết quả chắc chắn 100% được. Thay vào đó, người chơi cần thử nghiệm nhiều chiến thuật khác nhau để tối ưu hóa phương pháp của mình cũng như có thể xử lý hoàn hảo trong bất cứ lĩnh vực đầu tư nào. Sanuytin.com chúc trader sẽ thành công.