Vốn hóa là gì? Vốn hóa là khái niệm rất phổ biến trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nó còn là một chỉ số quan trọng, dùng để định giá cả một doanh nghiệp. Cùng Sàn Uy Tín tìm hiểu thêm về những kiến thức của vốn hóa thông qua bài viết hôm nay.
- Time Frame là gì? Các Time Frame phổ biến và ý nghĩa của nó
- Timing là gì? Tìm hiểu khái niệm Timing trong Forex
- Tín hiệu forex là gì? Cách nhận biết tín hiểu forex
- Tín hiệu MQL5 là gì? Cách bán tín hiệu trên MQL5 chi tiết
Thông tin về vốn hóa (Capitalization)
Vốn hóa là gì?
Vốn hóa của một công ty thể hiện tổng giá trị hiện tại của nó tại một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm tất cả giá trị cổ phiếu đang lưu hành, lợi nhuận giữ lại và nợ dài hạn.
Vốn hóa thị trường là thước đo quy mô, đơn giản là tổng giá trị của các loại vốn chủ sở hữu mà công ty đang phát hành hoặc tổng số tiền cần có để mua lại doanh nghiệp. Tốc độ và quy mô tăng trưởng Market Capitalization quyết định thành công hay thất bại của công ty.
Hơn nữa, giá trị vốn hóa là một hàm số của giá cổ phiếu và có thể biến động để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.
Tỷ lệ vốn hóa là gì?
Tỷ lệ vốn hóa là gì? Đầu tiên chúng ta hãy hiểu vốn hóa là thuật ngữ rất quan trọng trong kế toán, nó giúp bạn định giá được giá trị của công ty, doanh nghiệp mình trên thị trường chứng khoán và được biểu thị theo cổ phiếu.
Hơn nữa, vốn hóa thị trường còn được dùng với mục đích đánh giá các rủi ro, làm thức đo cổ phiếu và đồng thời còn đo lường được giới hạn của thị trường. Nó là công cụ giúp bạn hiểu rõ được loại cổ phiếu mà mình đang quan tâm để bạn có thể đưa ra câu trả lời chính xác hơn cho việc đầu tư của mình.
Công thức tính tỷ lệ vốn hóa là gì?
Tỷ lệ vốn hóa = Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Tỷ lệ vốn hóa cũng là một con số vô cùng cần thiết để nhà đầu tư đưa ra quyết định có giao dịch hay không.
Ý nghĩa của Market Capitalization
Trên thị trường chứng khoán, “vốn hóa” có nhiều ý nghĩa và được coi là một chỉ báo quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
- Đánh giá quy mô doanh nghiệp: Giá trị tất cả cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán được đánh giá bằng chỉ số vốn hóa thị trường. Quy mô và năng lực tài chính của một công ty tăng lên cùng với vốn hóa thị trường của nó.
- Đánh giá tiềm năng phát triển: Tầm quan trọng của tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của một công ty cũng được biểu thị bằng vốn hóa thị trường của nó. Sự gia tăng vốn hóa là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của công ty.
- Đánh giá rủi ro đầu tư: Capitalization là một công cụ hữu ích để đánh giá mức độ rủi ro của một khoản đầu tư. Các công ty có vốn hóa lớn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn và có sức mạnh tài chính tốt hơn, họ cũng ít bị ảnh hưởng trước những biến động của thị trường và giá cổ phiếu.
- So sánh giá trị giữa các doanh nghiệp: Vốn hóa thị trường là một chuẩn mực được sử dụng để đánh giá các công ty trong cùng lĩnh vực. Nếu vốn hóa của hai công ty tương tự nhau, nhà đầu tư có thể rút ra kết luận rằng giá trị thị trường của chúng tương đương nhau.
Trong các chỉ số chứng khoán như VN-Index và HNX-Index, vốn hóa cũng thường được sử dụng. Vì vậy, khi theo dõi và đánh giá sự biến động của thị trường, vốn hóa thị trường đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Xem thêm: Những cổ phiếu sắp lên sàn 2022
Các loại vốn hóa thị trường hiện nay
Mỗi quốc gia sẽ có những cách phân loại vốn hóa thị trường khác nhau. Chúng ta đang tìm hiểu vốn hóa là gì tại thị trường Việt Nam, nên chúng ta sẽ phân chia các loại vốn hóa như sau:
Capitalization lớn
Các cổ phiếu Large Cap là những công ty có vốn hóa thị trường lớn. Điển hình là những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường hơn 10.000 tỷ đồng.
Những công ty này nổi tiếng và có giá trị trên thị trường chứng khoán, đồng thời họ có quy mô hoạt động lớn. Đa số đều là những tập đoàn lớn với thị phần thống trị trong lĩnh vực của họ và có nguồn doanh thu ổn định.
Capitalization trung bình
Các doanh nghiệp được xếp vào nhóm Midcap có giá trị vốn hóa từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng. Đây là những doanh nghiệp có quy mô vừa, ở giai đoạn đang tăng trưởng và có tiềm năng phát triển nhanh chóng trong tương lai.
Capitalization nhỏ
Small Cap dùng để chỉ những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa dưới 1.000 tỷ đồng. Đây là những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai nhưng cũng có rủi ro đầu tư cao hơn.
Nhà đầu tư có thể xác định cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình và đánh giá mức độ rủi ro đầu tư bằng cách phân loại các công ty theo giá trị vốn hóa của chúng.
Yếu tố ảnh hưởng tới vốn hóa thị trường
Giá trị Capitalization thay đổi định kỳ dựa trên nhiều yếu tố. Giá cổ phiếu trên thị trường và số lượng cổ phiếu đang lưu hành có tác động đến sự thay đổi vốn hóa thị trường.
- Thị giá (Giá trị cổ phiếu): Vốn hóa tăng song song với giá cổ phiếu tăng, vốn chịu sự biến động liên tục do nhiều yếu tố như cung và cầu, chính trị, kinh tế vĩ mô,… Một yếu tố quan trọng làm thay đổi giá trị vốn hóa của công ty là sự biến động giá cổ phiếu.
- Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành: Lượng cổ phiếu phổ thông được giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu lưu hành cao sẽ có giá trị vốn cao hơn. Vốn hóa tăng theo số lượng cổ phiếu đang lưu hành nếu giá cổ phiếu không đổi.
- Các công ty mua lại hoặc phát hành cổ phiếu mới: Việc các công ty mua lại hoặc phát hành thêm cổ phiếu có tác động đến giá trị vốn hóa. Vốn hóa của một công ty tăng lên khi phát hành thêm cổ phiếu và giảm khi mua lại cổ phiếu.
So sánh vốn hóa thị trường và vốn hóa điều lệ
Trong lĩnh vực tài chính nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng, vốn điều lệ và vốn hóa có những điểm khác biệt rất rõ ràng.
- Vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu: Đây là những căn cứ để định lượng giá trị thật của một công ty, doanh nghiệp. Khác với vốn hóa thị trường, vốn điều lệ không bị phụ thuộc vào cổ phiếu, mà nó phụ thuộc vào chính những tài sản của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng không phụ thuộc vào những biến động theo thời gian giống như cách mà vốn hóa thị trường bị tác động trên thị trường chứng khoán Việt.
- Vốn hóa thị trường: Là một trong những căn cứ để đánh giá quy mô phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là chỉ số bị tác động bởi cổ phiếu và nó bị tác động do sự tác động của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo thời gian.
Ưu và nhược điểm của tỷ lệ vốn hóa là gì?
Vốn hóa cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để có thể xác định chính xác về vốn hóa trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần phải biết ưu và nhược điểm của vốn hóa là gì.
Giá cổ phiếu có thể làm cho nhà đầu tư có những so sánh sai lệch về giá trị của một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại không chính xác, bởi tỷ lệ vốn hóa chính là lý do chính để cổ phiếu của một công ty tăng. Đây đồng thời lại là lợi thế lớn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào mua cổ phiếu của công ty họ.
Vốn hóa thị trường nói lên giá trị của doanh nghiệp, nhưng nó lại khiến cho những thông tin thực tế bị hạn chế. Chính vì vậy, khi quyết định giao dịch, nhà đầu tư phải tìm hiểu thông tin thật kỹ và tìm hiểu nhiều công ty, doanh nghiệp cùng lúc.
Ngoài ra, bạn không thể dùng vốn hóa thị trường để điều chỉnh tỷ lệ cổ tức và hiệu suất phân phối của doanh nghiệp một cách chính xác. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tính lợi nhuận của nhà đầu tư.
Những sai lầm của nhà đầu tư vốn hóa trên thị trường chứng khoán
Không chỉ những tổ chức, mà các cá nhân cũng được phép đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, những nhà đầu tư cá nhân thường sẽ mắc một số sai lầm trên thị trường như:
- Kế hoạch đầu tư mong muốn của các nhà đầu tư cá nhân không phù hợp với chiến lược, cũng như thời gian mà họ bỏ ra trên thị trường chứng khoán.
- Đưa ra những nhận định đầu tư sai, vì tìm hiểu những thông tin không chính xác về doanh nghiệp.
- Bị tác động nhiều bởi tâm lý.
- Không nắm rõ kiến thức về đầu tư chứng khoán.
Các chiến lược đầu tư hiệu quả với Capitalization
Sau đây là một số chiến lược đầu tư dựa trên vốn hóa:
Đầu tư vào các công ty nhỏ có vốn hóa thấp
So với các công ty lớn, các công ty vốn hóa nhỏ thường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, do tính thanh khoản giảm nên việc đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Đầu tư vào các công ty nhỏ có vốn hóa trung bình
Ngoài tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn hơn các doanh nghiệp nhỏ, các công ty có vốn hóa trung bình thường có tiềm lực tài chính ổn định hơn.
Đầu tư vào các công ty nhỏ có vốn hóa lớn
Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường cao thường là những doanh nghiệp được yêu thích và có quyền lực. Mua cổ phiếu của các công ty vốn hóa lớn có thể giảm rủi ro và giúp đảm bảo tính thanh khoản cho các nhà đầu tư.
Đầu tư vào giá trị
Nền tảng của chiến lược đầu tư giá trị là xác định các doanh nghiệp có giá trị nội tại vượt quá giá trị thị trường. Điều này hiệu quả đối với các doanh nghiệp có vốn hóa thấp.
Đầu tư vào tăng trưởng
Đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai được gọi là chiến lược đầu tư tăng trưởng. Điều này hiệu quả đối với các doanh nghiệp có vốn hóa thấp và trung bình.
Kết luận
Sau khi đã nắm được kiến thức tỷ lệ vốn hóa là gì, nhà giao dịch sẽ hiểu được nhiều hơn về giá trị thực của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Cộng với việc khai thác những thông tin mới nhất và đúng nhất, chắc chắn nhà đầu tư sẽ thành công khi lựa chọn bỏ tiền vào một doanh nghiệp nào đó.