Vàng trắng và bạch kim được biết đến là hai trang sức đang được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều người lại có sự nhầm lẫn giữa hai kim loại này, khi cho rằng cả hai đều giống như nhau.
Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho mọi người cách phân biệt vàng trắng thật hay giả, sự khác nhau giữa hai loại trang sức này và nên mua vàng trắng hay bạch kim, cũng như cách bảo quản chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi nhé!
- Thị trường tiền điện tử là gì và tất cả những điều bạn nên biết
- Thông tin các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
- Thông tin chính xác về phiên giao dịch chứng khoán
- Thông tin về dự án Celer Network và tiềm năng của đồng CELR
Tìm hiểu về vàng trắng và bạch kim
Vàng trắng là gì?
Vàng trắng là một hỗn hợp của vàng kết hợp với các kim loại quý khác và được tạo ra thông qua công nghệ luyện kim đặc biệt, nhưng trong đó vàng sẽ chiếm một lượng lớn trong hợp kim theo tỷ lệ là 58,3% Au (14k) đến 75% Au(18k).
Nói chính xác hơn, thông thường người ta sẽ chọn lọc ra những kim loại quý, nhưng có tỷ lệ thích hợp với vàng và tiến hành nấu chảy chúng lại với nhau, cho đến khi kết tinh thu được một hợp chất có màu trắng, thì sản phẩm này được gọi là vàng trắng.
Cụ thể hơn là vàng trắng được biết đến là một hợp chất bao gồm đa nguyên tố với nhau, chứ không phải đơn thuần là một chất nằm trong bảng tuần hoàn của Mendeleev. Vì vậy, thành phần của vàng trắng gồm có vàng và một số kim loại quý hiếm khác như Niken, Paladi, Platin,…nhưng do hợp kim có tính chất đặc biệt mà màu vàng của vàng đã biến mất trong vàng trắng.
Bạch kim là gì?
Bạch kim còn được biết đến với tên gọi khác là Platin và có ký hiệu là Pt. Thực ra, đây là một kim loại quý hiếm, có màu xám trắng và rất đặc dẻo, nên dễ uốn nắn hay được sử dụng để làm trang sức, nhưng là một trang sức quý tộc vô cùng quý giá chỉ dành cho những người có điều kiện về kinh tế.
Mặc khác, kim loại này được tìm thấy đầu tiên là ở khu vực Châu Âu vào năm 1748, do sự phát hiện của những người Tây Ban Nha và còn được tìm thấy ở một số con sông lớn. Bản chất thực sự của bạch kim ở dạng tinh khiết, sẽ không bị oxy hóa cho dù ở bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào.
Tuy nhiên, bạch kim có thể bị ăn mòn bởi các chất như halogen, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn ra. Vì vậy, mà giá thành của trang sức bạch kim thường cao hơn gấp hai lần so với giá của vàng nguyên chất 9999 và những loại trang sức được thiết kế từ kim loại bạch kim sẽ mang kiểu dáng đơn giản cùng với kích thước nhỏ gọn, nhưng có độ bền rất cao. Vậy làm sao phân biệt vàng trắng và bạch kim ?
Vàng trắng có giá trị như thế nào?
Vàng trắng có giá trị được đảm bảo bằng hàm lượng vàng đang có trong nó và muốn tính được giá trị của vàng trắng thì chỉ cần sử dụng như phương thức tính giá trị của những loại vàng tây trên thị trường. Trong công nghệ chế tác trang sức, vàng trắng được xem là một trang sức có giá trị cao về mặt kinh tế và mỹ thuật, bởi nó có thể thay thế cho bạch kim, một kim loại quý hiếm lại có giá trị cao hơn vàng và rất khó để chế tạo ra đồ trang sức.
Do bản chất của bạch kim có nhiệt độ nóng chảy quá cao với một số tính năng đặc biệt, mà giá thành từ các nguyên liệu hay kỹ thuật chế tác đều rất cao, thường gấp 1,5 đến 2 lần so với vàng trắng. Trong khi đó, vàng trắng lại có độ bền vật lý hay tính hoá học nhất định, có ánh kim rực rỡ kèm theo màu trắng, có sự gần giống với bạch kim, nhưng đặc biệt giá thành của nó lại chỉ tương đương với vàng tây thường.
Không những thế, vàng trắng có đặc tính cứng, dẻo và có tính phản quang đàn hồi rất tốt, có khả năng chịu được ma sát khi đeo. Cho nên, khi được dùng làm trang sức sẽ ít bị hao mòn, biến dạng hay đứt gãy và đặc biệt có khả năng giữ chắc các loại đá quý, kim cương được đính trên đồ trang sức.
Mặc khác, vàng trắng chính thức du nhập vào thị trường Việt Nam từ những năm 1997 và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng bởi tính hữu dụng, kiểu dáng tinh tế với vẻ đẹp quý phái và sang trọng của nó. Hiện nay, trên thị trường đang thịnh hành hai loại vàng trắng đó là: Vàng 14K (58,3%) và vàng 18K (75%).
Nhưng ở thị trường Việt Nam, phổ biến nhất là vàng trắng 14K, được pha chế chủ yếu bằng vàng 24k (99.9%) kết hợp với hợp kim, một danh từ chuyên ngành được gọi là hội hay hợp kim có thành phần kim loại quý ở nước ngoài khá phổ biến là tại Đức hay Ý.
Trong quá trình chế tác tại Việt Nam, thường sử dụng hợp kim (Alloy) ngoại nhập nên chất lượng vàng trắng sẽ tương tự như ở nước ngoài, nhưng giá trị lại thấp hơn so với vàng của nước ngoài rất nhiều. Trên thực tế vàng trắng đẹp và có độ bền cao, nhưng chế tạo sẽ rất khó hơn vàng tây thường, nên giá bán ra sẽ không cao hơn mấy so với vàng tây.
Cách nhận biết vàng trắng
Như đã nói ở trên, thì vàng trắng thật sẽ có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh, có độ phản quang tốt và khả năng chịu đựng ma sát vô cùng tốt. Nên khi đeo vàng trắng sẽ không thấy hiện tượng bị hao mòn, gãy đứt hay biến dạng.
Tuy nhiên, nếu phân biệt vàng trắng bằng mắt thường thì ngay cả chuyên gia kim hoàn cũng không thể nhận dạng được. Bởi vàng trắng giả, thường được chế tạo từ hai chất liệu gần giống nhất chính là Inox và bạc, trong đó vàng trắng giả được chế tạo từ Inox lại chiếm phần lớn và đem lại lợi nhuận từ việc kinh doanh cao hơn so với bạc.
Nếu sử dụng phương pháp hoá học, thì bạn có thể dễ dàng nhận biết vàng trắng thật hay giả như sau:
- Sử dụng bằng muối I-ốt: Nếu thấy có vết bẩn còn tồn đọng lại trên vật phẩm sau khi thử nghiệm, thì có nghĩa là sản phẩm đó là đồ giả hoặc được chế tạo bởi hợp kim và thành phần trong đó có một lượng lớn kim loại thường.
- Sử dụng giấm: Vàng giả sẽ chuyển sang màu vàng đậm rất nhanh. Đó cũng là lý do tại sao để kiểm tra một sản phẩm thì chỉ cần đổ một chút giấm vào ly và nhúng sản phẩm vào trong đó khoảng 5 phút, rồi quan sát sẽ có thể kết luận được.
So sánh giữa vàng trắng và bạch kim
Do có cùng máu trắng tinh khiết giống nhau, nên nhiều người lầm tưởng vàng trắng là một tên gọi khác của bạch kim, nhưng trên thực tế thì điều đó không đúng. Bởi vì, vàng trắng và bạch kim là hai kim loại hoàn toàn khác nhau, giá trị của bạch kim cao hơn nhiều so với vàng trắng nên chỉ những người có khả năng tài chính dư giả mới sở hữu được chúng. Dưới đây sẽ là một số điểm khác biệt như sau:
Tính chất kim loại
- Vàng trắng thực chất được kết hợp từ vàng nguyên chất, cùng với một số kim loại khác để nấu chảy nó và tạo ra một màu trắng ngà, sau đó sẽ được phủ một lớp kim loại có tên là Rhodium lên trên bề mặt để tạo ra màu trắng sáng. Trong quá trình sử dụng vàng trắng, sẽ thấy chúng dễ bị ngả sang màu vàng ố, nên cần được mạ lại Rhodium hai năm/lần và kết quả là khá tốn kém chi phí.
- Trong khi bạch kim bản chất của nó đã là màu trắng có pha chút xám, nhưng khi sử dụng lâu ngày thì tỷ lệ màu xám sẽ tăng dần lên, và người sử dụng chỉ cần đánh bóng lại thì sẽ sở hữu được màu như lúc đầu liền ngay.
- Cũng chính vì tính chất kim loại nên trọng lượng giữa vàng trắng và bạch kim cũng có sự khác nhau rõ ràng. Cụ thể là, những trang sức thiết kế bằng bạch kim sẽ phải tốn khá nhiều công sức nên nó sẽ có trọng lượng nặng hơn vàng trắng rất nhiều. Đó cũng là lý do tại sao trang sức bằng bạch kim lại có giá trị hơn vàng trắng nhiều lần.
Quá trình sử dụng để phân loại vàng trắng và bạch kim
- Với những thông tin ở trên, có thể thấy trong quá trình sử dụng thì bề mặt của vàng trắng có phủ lớp Rhodium rất dễ bị bào mòn và cần phải mạ lại lớp này, nhưng đối với bạch kim thì chỉ cần đánh bóng lại là xong.
- Tuy nhiên, xét về tốc độ phai màu, thì khi sử dụng sẽ thấy bạch kim có tốc độ phai màu lại nhanh hơn vàng trắng nhiều lần, nhưng quá trình xử lý cũng dễ dàng hơn vì nó đã có sẵn màu sáng trắng tự nhiên nên sẽ duy trì được lâu hơn so với vàng trắng.
Khả năng gây kích ứng da
- Do vàng trắng không phải 100% vàng tự nhiên, mà nó được pha trộn với một số kim loại khác để tạo nên màu trắng sáng. Do đó, trong quá trình sử dụng có thể gây ra một số kích ứng da đối với những người có làn da khá nhạy cảm với kim loại. Ngược lại, thì bạch kim gần như hoàn toàn là nguyên chất, nên khả năng gây kích ứng da sẽ rất khó có thể xảy ra.
Có nên mua vàng trắng hay bạch kim không?
Có thể nói, việc chọn lựa giữa bạch kim và vàng trắng sẽ phụ thuộc rất nhiều về khả năng kinh tế của bản thân người mua. Thông thường, giá của bạch Kim cao gấp 1,5 đến 3 lần giá của vàng. Cho nên, nếu bạn là người dư giả thì nên chọn mua bạch kim, bởi số tiền càng cao thì chất lượng của bạch kim sẽ càng có giá trị.
Ngược lại, nếu khả năng tài chính không đủ thì vàng trắng cũng không phải là lựa chọn dễ dàng, nhưng so với bạch kim thì có lẽ sẽ hợp lý hơn vì giá vàng trắng cũng khá cao và giá trị của nó cũng khá lớn.
Ngoài ra, do bản chất của vàng trắng cứng, sáng bóng, hiện đại nên luôn được ưu tiên để chế tác các kiểu dáng trang sức có độ khó rất cao, nên khi nhìn vào trang sức vàng trắng, người mua sẽ luôn cảm thấy một sự tinh xảo nhất định.
Cách bảo quản vàng trắng và bạch kim
Cho dù, khác nhau về chất liệu nhưng trong quá trình sử dụng vàng trắng hay bạch kim thì đều cần được bảo quản như nhau, nhằm mục đích để cho trang sức được lâu và đẹp thì tốt nhất nên hạn chế đeo trang sức khi đang hoạt động thể thao ra mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hóa học có thể làm cho trang sức bị xuống màu nhanh chóng, dẫn đến bị mất đi sự bóng đẹp vốn có của nó.
Trường hợp không mang trang sức, nên cất giữ chúng cẩn thận trong hộp hoặc túi vải hay ở những nơi khô ráo. Thường xuyên vệ sinh chúng bằng cách dùng nước ấm pha với dầu gội của trẻ em hoặc sữa tắm và ngâm trang sức trong khoảng 30 phút, rồi lau sạch lại bằng khăn khô hay đánh bóng lại bằng vải nỉ.
Như vậy, bài viết của Sàn Uy Tín đã cung cấp toàn bộ thông tin về vàng trắng là gì? Và cách phân loại vàng trắng và bạch kim. Có thể thấy, cả hai đều thuộc những trang sức rất đắt tiền, nên sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của người mua mà sẽ chọn lựa được kiểu dáng thích hợp với mình và tốt nhất là nên chọn được một cửa hàng có độ uy tín để mua, tránh bị lừa đảo nhé!