V-Shaped Recovery là mô hình hồi phục chữ V thường được các chuyên gia kinh tế sử dụng để dự đoán sức khỏe nền kinh tế một quốc gia. Vậy mô hình chữ V là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Giao dịch với mô hình thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- IFC là gì? Làm thế nào để có giấy phép IFC
- Immutable X là gì? Đánh giá mới nhất về dự án Immutable X (IMX)
- ImToken là gì? Hướng dẫn đăng ký và nhận coin trong ví ImToken
- Infinite Launch là gì? Nên đầu tư vào Infinite Launch không?
Mô hình hồi phục chữ V là gì?
V-Shaped Recovery theo nghĩa tiếng Việt là mô hình hồi phục chữ V – Một mô hình đặt tên dựa trên biểu đồ được sử dụng bởi các nhà kinh tế khi phân tích các dữ liệu của nền kinh tế và nó phản ánh trạng thái suy giảm mạnh trong các số liệu kinh tế, theo sau đó sẽ là xu hướng gia tăng mạnh hơn so với mức đỉnh điểm trước đó.
Đặc điểm mô hình V-Shaped Recovery
Mô hình V-Shaped Recovery là một trong số kiểu biểu đồ suy thoái và phục hồi, cùng một số mô hình phục hồi khác như: Mô hình phục hồi hình chữ L, hình chữ W, hình chữ U và hình chữ J. Mỗi loại sẽ tượng trưng cho một dạng suy thoái hay phục hồi khác đã được mô tả trên biểu đồ để phản ánh sức khỏe chung của kinh tế.
Các biểu đồ này được phát triển bởi các nhà kinh tế thông qua việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế như: Tỷ lệ việc làm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sản lượng công nghiệp trên thị trường,…
Với một cuộc suy thoái mang hình dạng chữ V có nghĩa nền kinh tế đang giảm xuống mạnh mẽ, nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục trở lại. Hiện tượng này xảy ra là do sự chuyển động trong hoạt động kinh tế gây ra bởi số lượng cầu, kết hợp chi tiêu từ người tiêu dùng trên thị trường tăng lên.
Điển hình của mô hình V-Shaped Recovery là cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ vào năm 1953. Nền kinh tế của Hoa kỳ ở đỉnh cao vào những năm đầu 1950, cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất chỉ để kiểm soát tình hình lạm phát, dẫn đến nền kinh tế bắt đầu rơi vào trạng thái suy thoái.
Tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại trong Quý 3 năm 1953, cho đến Quý 4 năm 1954 thì nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, chuẩn bị trở lại đường đua với phát triển vượt bậc xa đường xu hướng. Vì thế, khi biểu diễn trên biểu đồ về tình trạng suy thoái hay phục hồi sẽ có dạng hình chữ V.
Đầu tư với V-Shaped Recovery như thế nào hiệu quả?
Thực tế, mô hình này không khó để nhà đầu tư nhận dạng. Chỉ cần người nhìn thấy một mã chứng khoán đang tụt dốc chóng mặt thì cần đặt ra câu hỏi “Liệu nó có khả năng phục hồi lại trên thị trường hay không?”
Chính công ty đó sẽ đưa ra đáp án. Giả sử, một doanh nghiệp không ổn định, không có chính sách rõ ràng về giá, cùng một số nguồn thông tin xấu làm ảnh hưởng đến công ty thì việc V-Shaped Recovery được hình thành là rất khó để xảy ra nhất là sau giai đoạn suy giảm. Do đó, trader không nên quá chú tâm vào các mã chứng khoán này.
Tuy nhiên, chỉ cần mã chứng khoán của công ty đó tốt, do một nguồn thông tin hay sự cố hoặc các vấn đề tiêu cực đã khiến cho giá của nó bất ngờ giảm xuống trên thị trường. Nhưng quá trình này thực sự chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
Trong khi đó, nhà đầu tư sẽ chịu áp lực về tâm lý mà bắt đầu có hành động bán tháo nhanh chóng làm cho đường ía của nó tụt dốc thảm khốc hơn nữa, chính điều đó đã tạo cơ hội để hình thành giai đoạn đầu của mô hình V-Shaped Recovery.
Bởi khi xem xét đến tính thanh khoản của giá, nếu giá càng suy giảm nhanh thì tính thanh khoản sẽ càng lớn và nghi vấn được nhà đầu tư đặt ra ở đây chính là “Nếu họ là các nhà giao dịch nhỏ đang bán ra như thế thì ai sẽ là những người mua vào?”
Chỉ những người có tâm lý vững vàng sẽ thực sự mua vào và có một số người vẫn giữ được bình tĩnh nắm bắt nhạy bén vấn đề xảy ra trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng này lại vô cùng hiếm trong số những người muốn bán ra trên thị trường. Lúc này, bên người mua sẽ chính là nhà giao dịch theo tổ chức có quy mô hoạt động rõ ràng.
Khi số lượng cung được đưa vào thị trường đã được mua hết hoàn toàn thì khi đó giá sẽ lập tức tăng lên ngay, do thị trường chỉ còn lại nhu cầu mà thôi. Đây chính là giai đoạn tiếp theo của mô hình phục hồi chữ V xuất hiện và cũng chính cơ hội để người giao dịch đặt lệnh mua vào.
Nhìn hình minh họa, có thể thấy PNJ không phải là một doanh nghiệp tệ đến mức từ bán quá nhiều 120.000 xuống chỉ còn 75.000. Khi đó, công ty PNJ chắc đang gặp phải một vấn đề gì hay tình trạng kinh doanh không được tốt như mục tiêu đặt ra hoặc có thể mức giá được định ra trong thời gian trước khá cao.
Tuy nhiên, do thị trường đang bắt đầu hình thành các tâm lý tiêu cực làm cho mức giá bị ảnh hưởng và tụt dốc không phanh đến 40% chỉ trong thời gian khoảng 2 tuần.
Nhà đầu tư hãy nhìn vào tính thanh khoản đang di chuyển lên và gần chạm mốc cao nhất ở đáy mô hình Bạn hãy nhìn vào tính thanh khoản đang đi lên và chạm mốc cao nhất ở đáy mô hình V-Shaped Recovery, thể hiện có một lượng bắt đáy tương đối cao từ dòng tiền bên ngoài đổ vào. Điều này đã thúc đẩy quá trình tăng lên của giá. Đây chính là phương pháp đầu tư theo mô hình chữ V.
Khác nhau giữa mô hình V-Shaped Recovery và mô hình L-Shaped Recovery
Khác với mô hình V-Shaped Recovery khi mà kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau một quá trình suy thoái, thì mô hình chữ L chính là hình thức suy giảm và hồi phục kinh tế mãnh liệt từ quá trình phát triển kinh tế suy yếu nhanh, kèm theo nền kinh tế phát triển chậm trong thời gian dài hạn.
Dễ hiểu hơn thì mô hình chữ L chính là đại diện của hình thức suy yếu cực đại do sự phục hồi của nó có khả năng cần đến thời hạn là 100 năm.
Thông thường, những quốc gia sẽ gặp phải các giai đoạn mà nền kinh tế phát triển giảm vào hàng năm, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lại đi xuống gần nửa năm và sau đó, đi lên trở lại thì đây được xem là giai đoạn suy thoái kinh tế của một quốc gia.
Mặc dù vậy, khi mức tăng của một nền kinh tế bắt đầu suy yếu mạnh hơn, cùng thời gian kéo dài tận hơn 1 năm thì các nhà kinh tế nhận định đó là sự khủng hoảng. Do mô hình chữ L có quá trình tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh mẽ, cùng chu kỳ hồi phục cũng kéo dài, chững lại, vì vậy nó được gọi là sự khủng hoảng của nền kinh tế.
Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hợp về mô hình V-Shaped Recovery và đây cũng chính là một biểu đồ dùng để phản ánh tình trạng sức khỏe của kinh tế – Một yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hối, chứng khoán mà nhà đầu tư có thể dựa trên cơ sở đó để suy đoán xu hướng chung của thị trường và xây dựng chiến lược giao dịch thích hợp. Sanuytin.com chúc trader sẽ thành công.