Hiện nay, đa số nhà giao dịch đều tìm đến phương thức đầu tư vào các quỹ, vì muốn được an toàn và đảm bảo nguồn vốn của mình, điển hình là hai tài khoản PAMM và MAM. Tuy nhiên, hầu hết trader đều dễ nhầm lẫn giữa hai dịch vụ này.
Trong bài viết hôm nay, sẽ chỉ ra điểm khác biệt giữa hai tài khoản PAMM và MAM, nhằm giúp cho nhà giao dịch có được cái nhìn tổng thể về hai dịch vụ này và đưa ra được quyết định đúng đắn hơn. Bây giờ cùng tìm hiểu về hai tài khoản dưới đây nhé!
- Central Bank là gì? Tác động từ Ngân hàng Trung ương đến Forex
- CertiK (CTK) là gì? Review chi tiết về Certik & CTK coin
- Chainlink là gì? Những điều cần biết để đầu tư Chainlink (LINK) hiệu quả
- Chandelier Exit là gì? Ý nghĩa của chỉ báo Chandelier Exit
Thông tin về tài khoản PAMM và MAM
Tài khoản MAM
MAM có tên gọi tiếng Anh là Multi Account Manager và có nghĩa tiếng Việt là quản lý đa tài khoản. Đây là một hình thức dịch vụ cho phép người sử dụng được quyền quản lý hay kiểm soát, thực hiện giao dịch trên nhiều tài khoản cùng một thời gian nhất định và được tùy ý cài đặt thông qua một hệ thống duy nhất.
Với dịch vụ MAM, nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch và được quyền kiểm soát quá trình giao dịch của mình trên nhiều tài khoản được hiển thị trên một màn hình lớn mà không cần phải đăng nhập vào nhiều tài khoản đơn lẻ khác.
Hầu hết, nhiều nhà môi giới ngoại hối đã sử dụng hai tài khoản PAMM và MAM này để cung cấp cho những nhà đầu tư của mình, riêng quỹ MAM, thì nhà đầu tư có quyền chủ động thực hiện giao dịch với khối lượng lớn và vô cùng nhanh chóng. Đặc biệt thì nhà môi giới cũng sẽ nhận được một khoản chi phí về phí hoa hồng hay phí chênh lệch mua và bán, nhưng các mức phí này có thể thay đổi tùy vào khối lượng giao dịch của chính người tham gia nữa.
Có thể hiểu đơn giản hơn, dịch vụ MAM là một hình thức ủy thác giao dịch cho người khác thực hiện. Với phương thức dịch vụ này, nhà đầu tư có thể phó thác cho những trader chuyên nghiệp và xuất sắc để thực hiện các giao dịch trên tài khoản của mình và nhà đầu tư cũng không cần bận tâm quá nhiều về quản lý tiền.
Bởi vì, đối với các quỹ MAM này, nhà giao dịch sẽ không được phép tiếp xúc vào số tiền trong tài khoản, chính xác là không thể nạp tiền và rút tiền mà chỉ được quyền thực hiện giao dịch mà thôi.
Tài khoản PAMM
PAMM có tên gọi tiếng Anh là Percent Allocation Management Module và theo nghĩa tiếng Việt gọi là quản lý quỹ theo mô đun tỷ lệ phần trăm. Đây là một loại hình dịch vụ được các nhà môi giới ngoại hối cung cấp cho những trader giao dịch. Đồng thời, cho phép nhà đầu tư có quyền ủy thác toàn bộ số tiền của họ đưa cho những người quản lý tài khoản để giao dịch, kiếm lời thay cho họ.
Với hình thức này thì nhà giao dịch được phép kiểm soát số lỗ tối đa đối với từng nhà quản lý quỹ mà họ đã chọn và số dư trong tài khoản PAMM chính là tổng số tiền hiện có của tất cả nhà đầu tư. Nhằm bảo toàn cho tất cả số vốn đang có trong tài khoản của nhà đầu tư và số tiền đã nạp vẫn nằm trong chính tài khoản giao dịch của họ, người quản lý dịch vụ sẽ không được phép truy cập vào tài khoản này, họ chỉ có thể đại diện để thực hiện giao dịch, nhưng không rút tiền từ tài khoản đó được.
Để một dịch vụ PAMM được tạo thành thì cần phải có những thành phần sau đây:
- Một sàn giao dịch ngoại hối có uy tín và chất lượng trên thị trường.
- Một người để thực hiện giao dịch hay người sẽ quản lý số vốn của nhà đầu tư.
- Những người tham gia vào giao dịch hay gọi là trader
So sánh giữa tài khoản PAMM và MAM
Tài khoản PAMM và MAM là hai hình thức dịch vụ khác nhau, nhưng hầu hết những nhà giao dịch hay người đầu tư đều dễ bị nhầm lẫn giữa hai tài khoản này. Vì vậy, phải xem xét đến nhiều khía cạnh khác nhau, để có thể giúp cho nhà đầu tư phân biệt được hai tài khoản PAMM và MAM.
Tài khoản PAMM và MAM đều giống nhau vì mục đích
- Cụ thể hơn, hai tài khoản PAMM và MAM này đều là loại hình dịch vụ cung cấp người quản lý nguồn vốn cho nhà đầu tư và khi tạo ra lợi nhuận thì sẽ tiến hành chia sẻ phần lợi nhuận đó cho nhau.
Tài khoản PAMM và MAM khác nhau về cách thức hoạt động
- Đối với người quản lý tài khoản MAM và tài khoản của nhà đầu tư là hoàn toàn độc lập, chỉ riêng quỹ PAMM thì toàn bộ số vốn của người quản lý và nhà đầu tư đều sẽ phải gửi tiền vào chung một tài khoản cố định.
- Với dịch vụ MAM thì nhà đầu tư có quyền thay đổi khối lượng giao dịch trên tài khoản theo tỷ lệ phù hợp với sở thích của bản thân. Ngược lại, dịch vụ PAMM thì khối lượng giao dịch ở tài khoản sẽ được tính theo tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư.
Cách thực hiện giao dịch của hai tài khoản PAMM và MAM
- Với tài khoản PAMM: Tất cả sẽ cùng góp tiền vào một tài khoản chung với tỷ lệ vốn nhất định và khi có lời/lỗ đều phải nhờ vào năng lực của chính người quản lý.
- Với tài khoản MAM: Toàn bộ quá trình giao dịch của người quản lý đều được sao chép vào tài khoản cá nhân của nhà đầu tư, nhưng còn tùy vào ký quỹ của nhà đầu tư nữa. Đều sử dụng tài khoản riêng biệt.
Tài khoản PAMM và MAM khác nhau về rút tiền
- Với dịch vụ PAMM: Chỉ được rút tiền khi đã hết hạn góp vốn theo thỏa thuận từ trước.
- Với dịch vụ MAM: Nhà đầu tư thích rút tiền khi nào cũng được.
Tài khoản PAMM và MAM khác nhau về chia lời hay lỗ
- Với quỹ PAMM: Việc thực hiện cuối kỳ được diễn ra khi đóng tài khoản chung
- Với quỹ MAM: Khi một chuỗi lệnh đã kết thúc theo thỏa thuận sẽ tiến hành chia lời hay lỗ
Tài khoản PAMM và MAM khác nhau về ký quỹ
- Với dịch vụ PAMM: Số tiền ký quỹ thấp nhất chỉ từ 1 USD.
- Với dịch vụ MAM: Số tiền ký quỹ còn tùy theo khối lượng lệnh mua, nhưng thường sẽ lớn hơn so với quỹ PAMM.
Tuy nhiên, cả hai tài khoản PAMM và MAM đều có những điểm bất lợi mà nhà đầu tư cần chú ý khi tham gia, để hạn chế được những điều không may xảy ra khi giao dịch. Những điểm bất lợi của tài khoản PAMM và MAM như sau:
- Quỹ PAMM: Nếu vào thời điểm cuối kỳ, có một trader lớn bỗng nhiên rút vốn ra thì tài khoản sẽ mất ổn định, khiến cho số tiền trong tài khoản bị giảm và có thể làm cho khả năng chịu đựng cũng suy yếu theo. Bên cạnh đó, việc rút tiền thường chỉ diễn ra ở cuối kỳ, có thể vào cuối tuần hay tháng và năm,…tùy theo thỏa thuận từ trước.
- Quỹ MAM : Yêu cầu số tiền ký quỹ phải lớn vốn ký quỹ lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư phải tính toán được khả năng Lot trade sao cho hợp lý vì người quản lý dịch vụ sẽ không thấy tài khoản của nhà đầu tư, trong khi đó số lệnh giao dịch thì chỉ được sao chép theo tài khoản của họ, nếu nhà đầu tư Set Volume không đúng thì có thể dẫn đến kết quả là cháy tài khoản.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt giữa hai tài khoản PAMM và MAM như thế nào rồi đúng không? Hy vọng, nhà đầu tư sẽ cẩn thận lựa chọn và tìm hiểu kỹ càng về những loại hình dịch vụ này, vì nếu không thận trọng có thể dẫn đến việc bị tổn thất nặng nề.
Tất nhiên, không một nhà đầu tư nào muốn điều đó xảy ra với mình cả. Nên hãy chắc chắn là nhà đầu tư đã chọn lựa được một người quản lý tài năng, có thể đem lại lợi nhuận cho bản thân mình. Sàn Uy Tín chúc nhà đầu tư có quyết định đúng đắn và thành công nhé!