Sóng Elliott và Fibonacci là một mối quan hệ tuyệt vời để đo lường hành động giá tại biên độ và thời gian để kết thúc. Nhưng đặc biệt là những chuỗi Fibonacci lại là tiền đề để phát triển mô hình sóng Elliott đã được chính người phát triển nó khẳng định.
- ERC20 Token là gì? Token tiềm năng đáng sở hữu hiện nay
- ERD Coin là gì? Đánh giá tiềm năng của IEO và ERD Coin
- ERM là gì? Sự kiện Thứ Tư Đen Tối có tác động gì đến thị trường?
- Etherbanking là gì? Etherbanking (EBC) có phải dự án lừa đảo hay không?
Tìm hiểu về sóng Elliott và Fibonacci
Sóng Elliott là gì?
Nguyên lý của sóng Elliott là một trong những nội dung của quyển sách nổi tiếng “Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott.”
Đây là một phương thức kỹ thuật phân tích từng giai đoạn thị trường chứng khoán hay trong các sàn ngoại hối uy tín hoặc được dùng để phân tích xu hướng chính trên thị trường thông qua việc nhận định kiểm soát tâm lý của các nhà đầu tư hoặc các mức giá cao thấp trong hành động giá cùng yếu tố trong tập thể.
Với lý thuyết sóng Elliott thì nó lại phản ánh xu hướng biến động của thị trường theo những mô hình từ 5 cho đến 3 như sau:
- Mô hình 5 sóng thứ nhất được xem như là sóng đẩy và dịch chuyển cùng hướng với xu hướng của sóng cao cấp hơn.
- Mô hình 3 sóng cuối cùng được xem như là sóng tùy chỉnh và dịch chuyển động ngược phương hướng với xu hướng của các sóng cao cấp hơn.
Bên cạnh đó thì lý thuyết vẽ sóng Elliott cũng bao gồm ba nguyên tắc nhất định khi giao dịch như sau:
- Sóng 2 sẽ không được thoái lui hay vượt quá thời điểm bắt đầu của sóng 1.
- Sóng 3 sẽ không phải là sóng ngắn nhất trong những sóng đẩy 1, 3, 5.
- Sóng 4 không được vi phạm vào khu vực giá của sóng 1.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý rằng những mô hình sóng này thực tế chỉ để hỗ trợ nhận định các xác suất thị trường, chứ không thể chắc chắn sẽ cung cấp thông tin chính xác về sự biến động giá trong tương lai.
Dãy số Fibonacci cùng tỷ lệ Fibonacci
Đây bao gồm một chuỗi số vô hạn và thường được bắt đầu từ số 0 và số 1, trong khi những số kế tiếp sẽ được tính bằng tổng của hai số liền kề trước đó. Như vậy, nhà đầu tư sẽ được một dãy số Fibonacci như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610,…
Trong đó, những dãy số Fibonacci cũng sở hữu một số đặc điểm riêng biệt có thể kể đến như sau:
- Ngoại trừ 4 số trong chuỗi Fibonacci đầu tiên ra thì tỉ số của một số bất kỳ với số lớn hơn kế tiếp sẽ luôn gần bằng 0.618.
- Tỉ số giữa hai số bất kỳ trong chuỗi Fibonacci với số nhỏ hơn đều luôn bằng 1.618 hoặc có tỷ lệ nghịch đảo sẽ là 0.1618.
- Tỉ số giữa các số xen kẽ trong chuỗi Fibonacci cũng luôn gần bằng 2.618 hoặc có tỷ lệ nghịch đảo sẽ là 0.382.
Từ những tỷ lệ trong chuỗi Fibonacci tương ứng như: 1.1618, 2.618, 0.382,… đều được sử dụng để trở thành những ngưỡng Fibonacci thoái lui hay ngưỡng Fibonacci mở rộng giúp nhà đầu tư chốt lời hay đóng lệnh giao dịch hiệu quả.
Xem thêm: https://sanuytin.com/nen-doji-bia-mo/
Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Sóng Elliott và Fibonacci có một mối quan hệ tuyệt vời, được sử dụng để thiết lập những vùng hỗ trợ hay kháng cự cho sóng thị trường, chính xác là căn cứ vào từng mức giá để nhận định các tham số trong một xu hướng giá biến động trên thị trường.
Với mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci thì lý thuyết sóng đã tạo ra kiểu dáng hay tổng thể trong khi những tỷ lệ của dãy Fibonacci lại tạo thành các công cụ đo lường những chuyển động giá, bất chấp cả biên độ hay thời gian kết thúc. Do đó, khi kết hợp lại sẽ có những cơn sóng như sau:
Sóng chủ số 1
Đợt sóng đầu tiên trong mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci này lại chính là bắt nguồn của một chuỗi sóng chủ và được bắt đầu từ thị trường đầu cơ giá đi xuống. Vì thế, hiếm khi nhận dạng được đợt sóng 1 ngay từ lần đầu tiên.
Bởi thực tế thì chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 diễn ra chủ yếu là thị trường đang trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, tại sóng 1 nhà đầu tư không nên giao dịch mà hãy chờ đợi đến khi nó hoàn thiện để có thể tính toán biên độ kế tiếp của các sóng.
Sóng chủ số 2
Sóng chủ số 2 sẽ bắt đầu tùy chỉnh sóng 1 tại mối quan hệ sóng Elliott và Fibonacci, nhưng thời điểm thoái lui sẽ không được vượt quá thời điểm đầu tiên của sóng 1. Do đó, khối lượng giao dịch ở hai sóng cũng sẽ rất ít sóng 1.
Tại đây, giá sẽ tự tùy chỉnh suy giảm và chờ đợi trong khoảng từ 0.382 cho đến 0.618 tại mức cao nhất trong đợt sóng 1. Nếu so với sóng 1 thì sóng 2 sẽ hồi lại chủ yếu ở 3 mức đó là 50%, 61.8% và 76.4% và mỗi lần hồi lại ít nhất sẽ chiếm 23.6%.
Sóng chủ số 3
Thông thường, những cơn sóng 3 trong mối quan hệ sóng Elliott và Fibonacci hay diễn ra lớn nhất và cũng mạnh nhất trong xu hướng giá tăng. Tại đó thì sóng chủ số 3 ít nhất xấp xỉ sóng 1, ngoại trừ các mô hình LD, ED, đặc biệt là sóng 3 sẽ ngắn hơn sóng 1.
Nếu sóng 3 là sóng mở rộng và dài nhất trong những cơn sóng chủ 1, 3, 5 thì xu hướng của nó cũng sẽ cao hơn mức cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ chiếm từ 161.8% cho đến 261.8% hoặc thậm chí có khi đạt được 461.8%.
Sóng chủ số 4
Sóng 4 cũng nằm trong mối quan hệ sóng Elliott và Fibonacci và thuộc con sóng điều chỉnh. Do xu hướng của nó thường di chuyển xuống và có thể tạo thành hình dáng răng cưa kéo dài. Đặc biệt sóng 4 thường tùy chỉnh tại các mức tỷ lệ 38.2%, 50%, 61.8% so với sóng 3, nếu sóng chủ 3 không phải sóng mở rộng.
Trong trường hợp sóng chủ 3 là sóng mở rộng thì sóng chủ 4 chỉ hồi lại các mức chiếm tỷ lệ 23.6% hoặc 38.2% so với sóng chủ 3 và ở sóng chủ 4, khối lượng giao dịch cũng sẽ thấp hơn khối lượng giao dịch ở sóng chủ 3.
Sóng chủ số 5
Đây chính là đợt sóng cuối cùng trong chuỗi sóng Elliott và Fibonacci, do sóng 5 thường bằng với sóng chủ 1 hay cách một khoảng là 61.8% chiều dài của sóng chủ 1. Sóng 5 có thể chiếm tỷ lệ từ 38.2% hoặc 61.8% tính từ chân sóng chủ 1 lên đến đỉnh sóng chủ 3 cộng lại.
Nếu sóng chủ 5 là sóng mở rộng thì nó sẽ chiếm tỷ lệ 161.8% của sóng chủ 3 hoặc bằng tổng chiều dài của sóng chủ 1 và sóng chủ 3 với tỷ lệ sẽ là 161.8%. Nếu nó không phải là sóng chủ mở rộng thì sẽ xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa đỉnh và đáy ở sóng chủ 3 và sóng chủ 5.
Sóng điều chỉnh chữ
Sóng điều chỉnh A
Sóng A cũng chính là con sóng chủ đầu tiên cho các sóng điều chỉnh A, B, C và tất nhiên sóng A sẽ hồi lại với tỷ lệ là 38.2% của cả 5 sóng chủ trước đó và bắt đầu di chuyển vào khu vực của sóng thứ 4.
Sóng điều chỉnh B
Sóng B hầu như sẽ tiến hành hồi lại với tỷ lệ 38.2% hoặc 61.8% so với sóng điều chỉnh A. Tại đây, khối lượng giao dịch của sóng điều chỉnh B cũng sẽ thấp hơn so với sóng điều chỉnh A.
Sóng điều chỉnh C
Sóng điều chỉnh C thường rất lớn tương tự như sóng điều chỉnh A hoặc cũng sẽ tiến hành mở rộng với chiều dài ít nhất là 61.8% so với sóng điều chỉnh A. Sóng C có thể ngắn hơn hoặc không thể vượt qua điểm cuối cùng trong sóng điều chỉnh A tại mô hình Zigzag Running hoặc Flat Running.
Trên đây là mối quan hệ mật thiết giữa sóng Elliott và Fibonacci, nhà đầu tư có thể dựa vào nó để tìm ra thời điểm thích hợp vào lệnh giao dịch hay đóng lệnh ở một xu hướng thị trường. Nhưng cũng sẽ có một số trường hợp là tín hiệu của sóng bị nhiễu hơn sóng Elliott nên trader phải thận trọng suy nghĩ, thực hành nhiều hơn thì mới có khả năng chiến thắng. Sanuytin.com chúc trader thành công.