Qũy dự trữ ngoại hối tương tự như “Kho lương thực” quan trọng của một đất nước hay khu vực và có tầm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế một quốc gia. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết hơn về dự trữ ngoại hối, các hình thức và tình hình dự trữ hiện tại của Việt Nam hay trên thế giới.
- Những điều chưa biết về tiền Việt Nam được in ở đâu?
- Những điều trader chưa biết về tài khoản demo forex là gì?
- Những đồng coin sắp lên sàn 2023 đáng đầu tư
- Những hậu quả của lạm phát có thể mang lại cho nhà đầu tư
Quỹ dự trữ ngoại hối là gì?
Theo lý thuyết của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì, ngoại hối được xem là dạng tài sản ngoại tệ và chúng được các tổ chức tiền tệ của một quốc gia sử dụng để phục vụ nhu cầu thanh toán tài chính. Đồng thời, chúng cũng có tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối và các mục đích khác có liên quan.
Từ việc phân tích trên thì có thể hiểu nôm na rằng, cách sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối chính là công việc tích trữ nguồn, số lượng ngoại tệ nhất định nào đó của Ngân Hàng Trung Ương tại một quốc gia hay đất nước bất kỳ.
Nguồn dự trữ này có thể gồm có nhiều hình thức tài sản khác như: Tiền giấy, tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, vàng, quyền rút vốn của IMF, quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và các chứng khoán khác có liên quan đến chính phủ.
Thông thường, phần lớn trữ lượng ngoại hối của các quốc gia đang sở hữu đều là đô la Mỹ và một phần nhỏ sẽ là Euro. Vì đây là những đơn vị tiền tệ đang mang giá trị lớn nhất trên thị trường thế giới.
Các hình thức phổ biến của quỹ dự trữ ngoại hối
Hiện nay, trên thị trường đang có bao nhiêu loại quỹ dự trữ ngoại hối phổ biến nhất? Có thể nói, nguồn dự trữ ngoại hối sẽ được phân thành các hình thức như sau:
- Dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt, số dư của tiền gửi bằng ngoại tệ ở các hệ thống ngân hàng nước ngoài.
- Dự trữ ngoại hối bằng số lượng vàng và một số hình thức tích trữ khác.
- Dự trữ bằng các trái phiếu, hối phiếu, hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của hệ thống ngân hàng của chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các hệ thống ngân hàng ở nước ngoài.
- Hình thức một số quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn trên thế giới.
Tiêu chí để đánh giá đất nước có quỹ dự trữ ngoại hối tốt hay không?
Muốn đánh giá được một quốc gia đang có quỹ dự trữ ngoại hối tốt hay không, thì thông thường nhà đầu tư sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Tỷ lệ giữa các quỹ dự trữ ngoại hối với giá trị một tuần được nhập khẩu trong năm tiếp theo tại quốc gia đó. Hiểu theo cách khác, quy mô số lượng dự trữ ngoại hối sẽ được tính bằng số tuần nhập khẩu và tiêu chí này sẽ cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế từ quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia đó ra sao.
- Theo như đánh giá của tổ chức IMF, quốc gia, vùng lãnh thổ nào đang sở hữu các quỹ dự trữ ngoại hối có quy mô từ 12 cho đến 14 tuần nhập khẩu thì sẽ được xem là quốc gia có đủ điều kiện để dự trữ ngoại hối.
- Tiêu chí tỷ lệ giữa các quỹ dự trữ ngoại hối và khoản nợ ngắn hạn nước ngoài ở trong nước. Điều này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia đó khi xảy ra trường hợp tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
- Tỷ lệ giữa mức cung tiền rộng và quỹ dự trữ ngoại hối, có thể hỗ trợ cho đất nước có khả năng can thiệp vào quyết định tỷ giá hối đoái của Ngân Hàng Trung Ương với tỷ lệ dao động từ 10% cho đến 20% được xem là mức tiêu chuẩn cho quỹ dự trữ ngoại hối.
Tình hình dự trữ ngoại hối trên thế giới
Theo dữ liệu đã được IMF chia sẻ thì hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia sở hữu các quỹ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Theo đó, đất nước này đang nắm giữ 3.161,5 tỷ giá trị tài sản được tính bằng ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ.
Thứ hạng sau Trung Quốc, không ai khác chính là Nhật Bản và Thụy Sĩ. Đây là hai quốc gia đang nắm giữ quỹ dự trữ ngoại hối có thể sánh ngang cùng với Trung Quốc, với con số giá trị lần lượt là 1.204,7 tỷ USD và 785,7 tỷ USD.
Các quốc gia có nền kinh tế khác như Hoa Kỳ hay Châu u lại sở hữu số lượng nguồn dự trữ ngoại tệ thấp do đồng USD và Euro là hai loại đồng ngoại tệ được tích trữ nhiều nhất hiện nay tương tự như mục đích tích trữ ngoại hối đã được phân tích phía trên. Vì thế, các quốc gia này không cần thiết phải tích trữ nhiều ngoại tệ.
Trong khi đó, đồng Yên Nhật cũng là trở thành một trong những đồng tiền được tích trữ nhiều nhất. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là quốc gia tích trữ ngoại hối lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1.205 tỷ USD. Sở dĩ như vậy là do Nhật Bản là một đất nước chuyên xuất khẩu, kiếm được hơn 605 tỷ USD hàng xuất khẩu ra nước ngoài vào mỗi năm.
Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Khi đã tìm hiểu sơ lược về tình hình quỹ dự trữ ngoại hối trên thế giới thì trader cũng sẽ tò mò về tình hình dự trữ ngoại hối ở Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, nguồn dự trữ ngoại hối tại thị trường Việt Nam đã và đang dần tăng mạnh mẽ trong từng khoảng thời gian gần đây sau khi Ngân Hàng Nhà Nước quyết định sẽ tích cực mua ngoại tệ từ các ngân hàng vào.
Chính vì thế, đã giúp củng cố niềm tin tăng lên tạo thành tiền đề để tỷ giá tiếp tục ổn định. Thông tin gần đây thể hiện rõ, quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức chạm mốc 73 tỷ USD vào cuối tháng 10 năm 2019, sau khi liên tục thực hiện mua vào tổng giá trị lên đến 6,65 tỷ USD chỉ trong vòng có 4 tháng.
Gần đây, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác đang lần lượt được đổ vào thị trường Việt Nam, làm cho nhu cầu từ người dân đã có sự thay đổi mạnh mẽ thông qua việc xác thực người đầu tư không còn cảm thấy hứng thú với đồng đô la Mỹ, vàng hay các loại chứng khoán đang tăng trưởng khác trên thị trường.
Do đó, các mức dự trữ ngoại hối lại ngày càng tăng cao và mang ý nghĩa quan trọng trong việc giúp củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Sự thay đổi này đang dần góp phần làm tăng thêm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Tại sao phải có quỹ dự trữ ngoại hối?
Sau khi đã hiểu một chút về khái niệm về quỹ dự trữ ngoại hối là gì thì chắc hẳn trader cũng đã biết được nguyên nhân tại sao cần phải tích trữ ngoại tệ. Cụ thể, nhà đầu tư có thể tham khảo một số lợi ích mà nó đem lại dưới đây và từ đó sẽ tự rút ra được câu trả lời thích hợp cho mình nhé.
Khi một đất nước nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp cho Ngân Hàng Nhà Nước có thêm dư địa và trở thành giải pháp thích hợp trong công việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt là tạo ra cơ hội thuận lợi trong quá trình điều hành linh hoạt, ổn định tỷ giá hối đoái, nâng cao giá trị của đồng tiền trên thị trường.
Chính vì điều đó, mà niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đa số người dân trong nước cũng ngày càng được nâng cao hơn, củng cố được vị thế và vững chắc hơn trong tương lai.
Rõ ràng hơn, sự ổn định của thị trường ngoại hối sẽ trở thành bàn đạp giúp cho những nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy tự tin hơn khi tham gia đầu tư vào thị trường trong nước. Bởi có lẽ, họ sẽ cảm thấy ít lo ngại về tỷ giá hơn và sẽ thu hút được vốn ngoại tệ, đồng thời giúp cho Ngân Hàng Nhà Nước có thêm cơ hội tăng quỹ dự trữ ngoại hối.
Quan trọng hơn khi các quỹ dự trữ ngoại hối trên xu hướng tăng mạnh sẽ quay trở lại giúp các nhà điều hành có thêm công cụ và nguồn lực để ổn định lại tỷ giá khi có nhu cầu cần thiết hay xảy ra sự cố cấp bách để có thể ứng phó kịp thời, ngăn ngừa các tổn thất không đáng có.
Khi số lượng dự trữ ngoại hối tăng mạnh cũng đồng nghĩa quá trình thúc đẩy, nâng cao vị trí xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trên thương trường quốc tế trong tương lai, nhất là khi khả năng thanh toán nợ của đất nước này đã tăng vọt lên một cách đáng ngạc nhiên.
Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm của Việt Nam đã tiếp tục suy giảm thêm từ 7,37 bps xuống còn 113,77 bps. Đây là mức thấp nhất trong tháng 1 năm 2022. Điều này, giúp cho nhà nước giảm bớt được khoản chi phí đi vay nếu có kế hoạch phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc Ngân Hàng Nhà Nước lựa chọn mạnh tay chi tiền để thu mua ngoại tệ và bơm một lượng tiền khổng lồ tương ứng ra ngoài thị trường sẽ tạo thành cơ sở đáng tin cậy cho hệ thống ngân hàng để tiếp tục duy trì mức độ. Do đó, việc để mặt bằng lãi suất tương đối ổn định trong thời kỳ thanh khoản thường sẽ chịu áp lực lớn về cuối năm.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài về quỹ dự trữ ngoại hối, hy vọng nhà đầu tư đã hiểu được tầm quan trọng của nó cũng như những lợi ích từ việc tích trữ đem lại. Qua đó, sẽ có thêm chút kiến thức về lĩnh vực mới, giúp quá trình hội nhập và đầu tư được bền vững trên thị trường. Nếu vẫn còn muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị thì có thể tham khảo trong Sanuytin.com nhé!