X

Cách phân loại thị trường ngoại hối dành cho người mới

Cách phân loại thị trường ngoại hối dành cho người mới

Muốn phân loại thị trường ngoại hối thì nhà đầu tư có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như tính chất nghiệp vụ, địa điểm giao dịch, hình thức giao dịch, quy mô thị trường,….Theo đó, mỗi loại thị trường sẽ mang những đặc điểm riêng biệt mà trader sẽ được tìm hiểu qua bài viết hôm nay. Hãy cùng theo dõi nhé!

Phân loại thị trường ngoại hối gồm những gì?

Phụ thuộc vào từng tiêu chí mà nhà đầu tư có thể tiến hành phân loại thị trường ngoại hối thành nhiều loại khác nhau như sau:

Dựa vào tính chất nghiệp vụ để phân loại thị trường ngoại hối

Phân loại thị trường ngoại hối an toàn như thế nào?

Thị trường giao ngay

Thị trường giao ngay có tên khác là Spot Market – Một dạng thị trường tồn tại để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hằng ngày của khách hàng đầu tư.

Với phân loại thị trường ngoại hối này cho phép sẽ cung cấp nhu cầu ngoại tệ ngay tức thời cho các chủ thể thanh toán tiền hàng khi đến hạn hay nợ đến hạn,… Trong đó, người mua và người bán ngoại tệ đều phải tuân theo tỷ giá mua bán thực tế chứ không có quyền lựa chọn nào khác, ngoại trừ việc không tiến hành mua bán.

Thị trường kỳ hạn

Forwards Market – Thị trường giao dịch với các hợp đồng mua bán tiền tệ theo kỳ hạn, một hợp đồng mua bán tiền tệ mà công việc chuyển giao ngoại hối được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi việc thỏa thuận hợp đồng được chấp nhận.

Chính vì điều đó mà thị trường kỳ hạn có thể đảm bảo chắc chắn cho các chủ thể về việc cung ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ theo đúng kỳ hạn đã được xác định. Đồng thời, phân loại thị trường ngoại hối này còn tạo thêm điều kiện cho các chủ thể sử dụng những biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tỷ giá khi xảy ra biến động mạnh hay chịu tác động từ thị trường.

Thị trường hoán đổi

  • Swaps Market – Phân khúc thị trường này cho phép nhà đầu tư được quyền trao đổi một khoản nợ từ đồng tiền này sang một khoản nợ bằng đồng tiền khác. Thông qua thị trường hoán đổi, các nhà đầu tư có thể tự động chuyển hóa rủi ro ở một thị trường hay một loại tiền tệ bất kỳ sang một thị trường hay loại tiền tệ nào khác.

Thị trường tương lai

  • Thị trường tương lai hay được gọi là Futures Market – Một dạng phân loại thị trường ngoại hối có thể hỗ trợ khách hàng đầu tư thực hiện được các quá trình giao dịch tương lai và đây là cuộc giao dịch diễn ra giữa hai phía chấp nhận mua bán một số lượng tài sản cơ sở đã được xác định với mức giá được thương lượng ngay tại thời điểm giao dịch hôm nay, nhưng thời gian giao hàng có thể là một thời điểm trong tương lai.

Thị trường quyền chọn

Options Market – Một dạng phân loại thị trường ngoại hối mà trong đó, hợp đồng mua bán tiền tệ có kỳ hạn sẽ cho phép người mua được thực hiện quyền chọn, tức là người mua có thể tiến hành hợp đồng hoặc không có hợp đồng.

Với thị trường quyền chọn sẽ giúp cho khách hàng đầu tư hạn chế được rủi ro về tỷ giá khi có biến động và vừa tạo thêm điều kiện linh hoạt để họ có thể thực hiện được quyền của mình, miễn sao có lợi cho chính bản thân họ.

Dựa vào tính chất kinh doanh để phân loại thị trường ngoại hối

Phân loại thị trường ngoại hối doanh nghiệp

Thị trường bán buôn

  • Thị trường này có tên khác là Interbank – Nơi diễn ra các quá trình giao dịch mua bán giữa các hệ thống ngân hàng thương mại và các nhà môi giới tiền tệ với nhiều mục đích khác nhau như: Bảo hiểm (Hedging), đầu cơ (Speculation), kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage là gì),…. trên thị trường.

Thị trường bán lẻ

Đây là thị trường khách hàng – Nơi diễn ra các cuộc giao dịch mua bán giữa khách hàng mua bán lẻ với các hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó, ngân hàng thương mại là người tạo ra giá, khách hàng mua bán lẻ sẽ là người chấp nhận mức giá đó.

Đa số các khách hàng mua bán lẻ ngoại tệ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, đi vay và trả nợ bằng ngoại tệ, chuyển tiền phi mậu dịch,…

Dựa vào địa điểm giao dịch để phân loại thị trường ngoại hối

Thị trường tập trung trên sở giao dịch và thị trường phi tập trung

Thị trường tập trung trên sở giao dịch

  • Thị trường này có tên gọi khác là Exchange – Một phân khúc chuyên dành cho các tổ chức giao dịch, cá nhân thực hiện các hợp đồng đã được chuẩn hóa bởi Sở giao dịch.

Thị trường phi tập trung

Trên thực tế, không phải toàn bộ các quá trình gia dịch đều được tiến hành trên OTC và đây cũng chính là một thị trường hoàn hảo để thay thế cho thị trường tập trung. Những nhà đầu tư trên thị trường này không nhất thiết phải gặp mặt nhau, mà thay vào đó có thể liên hệ với nhau thông qua các hệ thống được kết nối Internet hay điện thoại.

Quá trình giao dịch được thực hiện qua điện thoại sẽ thường được diễn ra giữa hai định chế tài chính hay giữa các định chế tài chính với chính khách hàng của họ. Các định chế tài chính này đều là người sáng lập thị trường với các công cụ được sử dụng phổ biến trên thị trường. Điều này có nghĩa, họ sẽ sẵn sàng niêm yết cả giá mua và giá bán.

Dựa vào tính chất pháp lý để phân loại thị trường ngoại hối

Thị trường chính thức và thị trường phi chính thức

Thị trường chính thức

Đây là loại thị trường hối đoái có tổ chức hay được gọi là Organized Market – Một dạng thị trường có quy chế hoạt động, quy định tiêu chuẩn dành cho các thành viên, quy trình giao dịch thanh toán đều phải tuân theo quy định chặt chẽ an toàn.

Thị trường chính thức, khách hàng có thể được thực hiện giao dịch theo múi giờ giao dịch từ 9h00 cho đến 15h00 hàng ngày và cũng có thể thực hiện giao dịch không qua quầy (Over The Counter – OTC) hay giao dịch qua các hệ thống vi tính có liên kết mạng, Fax, Telex,…

Quá trình giao dịch này sẽ được diễn ra một cách trực tiếp giữa người mua và người bán và hình thức giao dịch OTC là nơi diễn ra liên tục khi các dữ liệu điện tử đã được kết nối sẵn với nhau trên thị trường.

Thị trường phi chính thức

Thị trường này có thể là các chợ đen, thị trường ngầm hay Unorganized Market và là nơi diễn ra các cuộc mua bán trực tiếp hay bằng tiền mặt. Một thị trường không được công nhận về mặt pháp lý, bởi các thủ tục diễn ra trên thị trường này đều nhanh chóng khi giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ hay tiền mặt dành cho đối tượng nhưng kèm theo đó là độ rủi ro cao.

Dựa vào quy mô thị trường để phân loại thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế và nội địa

Thị trường ngoại hối quốc tế

  • Đây là một thị trường hối đoái mà phạm vi hoạt động của nó diễn ra trên toàn thế giới. Các thành viên của thị trường này có thể gồm có: Thành viên trong nước hay các thành viên ở nước ngoài có đủ điều kiện.

Thị trường ngoại hối nội địa

Một dạng thị trường chỉ có các thành viên tham gia là hệ thống ngân hàng, các công ty,… trong cùng một quốc gia. Hoạt động của thị trường này sẽ không gây ảnh hưởng đến dòng ngoại tệ chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi quốc gia đó.

Những quốc gia chưa có thị trường tài chính ổn định thì thông thường sẽ chỉ có tổ chức thị trường hối đoái nội địa, để tránh sự tác động từ các yếu tố bên ngoài vào.

Dựa vào hình thức giao dịch để phân loại thị trường ngoại hối

Thị trường giao dịch trực tiếp và qua môi giới

Thị trường giao dịch trực tiếp

  • Trên thị trường này bao gồm các thành viên trực tiếp tham gia giao dịch mua bán với nhau, không thông qua bất cứ nhà môi giới trung gian nào cả.

Thị trường giao dịch qua môi giới

Các giao dịch trên thị trường đều phải thông qua các nhà môi giới trên thị trường. Các thành viên tham gia trên thị trường đều phải tiến hành đặt lệnh giao dịch cho nhà môi giới và các nhà môi giới sẽ căn cứ vào đó, để tìm kiếm các lệnh thích hợp với lệnh của khách hàng đầu tư.

Thông qua hoạt động môi giới này, nhà môi giới sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ ngân hàng mua và từ ngân hàng bán.

Những chia sẻ về phân loại thị trường ngoại hối, hy vọng nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn, cũng như nhìn nhận khác về thị trường này. Nếu trader muốn tìm hiểu thêm kiến thức về ngoại hối có thể tham khảo các bài viết trong Sanuytin.com nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.