Momentum là gì? Momentum có rất nhiều ý nghĩa khi được đặt vào một ngành nghề nào đó. Thông thường, nó có nghĩa là “đà”, tuy nhiên, khi xét trong thị trường ngoại hối, thì nó lại mang ý nghĩa là động lượng hay động lực. Chỉ số Momentum mang một nhiệm vụ rất quan trọng trong ngoại hối. Cùng xem bài viết sau của Sanuytin.com để biết được công dụng của chỉ số này nhé!
- Hướng dẫn cách chơi Forex an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư mới
- Hướng dẫn cách đào bitcoin trong năm 2023
- Hướng dẫn cách đặt lệnh chứng khoán dễ hiểu nhất
- Hướng dẫn cách đầu tư coin rác hiệu quả
Chỉ báo Momentum là gì?
Trong đầu tư ngoại hối, nhà đầu tư thường phải xác định được xu hướng của cặp tiền mà họ muốn giao dịch, trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chính vì vậy, họ rất cần một chỉ số để xác nhận một xu hướng đang mạnh hay yếu và nó sẽ tiếp diễn hay kết thúc trong tương lai và Momentum là chỉ số giúp nhà đầu tư những công việc đó.
Momentum hoạt động dựa trên những dữ liệu trong quá khứ của giá. Cụ thể, nó sẽ xác nhận tỷ lệ tăng và giảm nhờ vào một khoảng thời gian được xác định bởi nhà đầu tư trong quá khứ.
Công thức tính Momentum
Momentum = (Giá đóng cửa tại i / Giá đóng cửa tại i-n ) x 100
Trong đó: i là một cây nến tại thời điểm đóng cửa tại i.
n là khoảng thời gian mà mỗi nhà đầu tư chọn.
Những đặc điểm của chỉ số Momentum
- Chỉ số Momentum có thể ứng dụng được trên những khung thời gian khác nhau
- Con số mặc định của Momentum là 100, đây là mức để biết rằng xu hướng giá đang mạnh hay yếu. Nếu giá càng đi xa ngưỡng 100, tức xu hướng đó đang cực kỳ mạnh và ngược lại.
- Khoảng cách giữa đường 100 và đường Momentum thể hiện được mức giá đang di chuyển như thế nào trên thị trường.
Momentum được dùng để làm gì?
Momentum sẽ cho nhà giao dịch biết 3 loại tín hiệu khi nó cắt đường 100, cắt đường trung bình động và xảy ra phân kỳ hoặc hội tụ với đường giá. Tuy nhiên, chung quy lại thì đây là một tín hiệu cho nhà giao dịch biết xu hướng trên thị trường sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại hay tăng hay giảm và kết thúc xu hướng. Chính nhờ chỉ báo này, nhà đầu tư có thể biết chính xác hơn điều mình đang làm là đúng hay sai và tìm kiếm những lệnh lợi nhuận nhờ vào Momentum.
Chỉ báo Momentum có thể sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho những nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhà giao dịch phải tìm hiểu về chỉ báo này thật kỹ về cách thức giao dịch và những kiến thức liên quan để có thể áp dụng thật tốt nó.
Cách tải chỉ báo Momentum trên hai nền tảng MT4 và MT5
Chỉ báo Momentum là chỉ báo mặc định trên các nền tảng như MT4 hoặc MT5. Các nhà phát triển nền tảng đã tích hợp chỉ báo và tự động tính chỉ báo giúp nhà đầu tư. Bạn chỉ cần tải một trong hai loại nền tảng này và thêm chỉ báo là có thể sử dụng được.
Đầu tiên bạn vào cửa sổ Navigator => Indicators => Oscillators => Momentum. Để thêm chỉ báo này vào biểu đồ, bạn chỉ cần kéo chỉ báo vào biểu đồ hoặc nhấn đúp vào chỉ báo để thêm vào biểu đồ.
Thiết lập mặc định sẽ không có trục 100 nên bạn có thể thêm nếu cần thiết bằng cách vào cửa sổ Levels.
Cách thiết lập Momentum trong phần mềm MT4
Để có thể thiết lập chỉ báo này vào trong nền tảng giao dịch MT4, thì bạn nhất định phải có tài khoản MT4.
Sau khi đã cài xong phần mềm này, bạn vào thanh “Menu” chọn “Insert” chọn tiếp “Indicators” chọn “Oscillators” và cuối cùng chọn vào “Momentum”.
Khi đã hoàn thành việc bật Momentum, bạn còn phải điều chỉnh những con số có trong Momentum để giao dịch một cách thuận tiện hơn.
Những chỉ số bạn cần điều chỉnh gồm có:
- Parameters: Chỉ số này là số kỳ bạn phải chọn, thường sẽ được mặc định là 14, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi theo ý của mình. Tiếp theo, bạn sẽ chọn giá và màu sắc cho Momentum.
- Level: Đây là mức mặc định cho đường 100 để tham chiếu cho Momentum, bạn có thể thay đổi màu sắc cho đường này.
- Visualization: Bạn sẽ chọn khung thời gian cho Momentum ở đây.
Sau đó nhấn nút “Ok” để hoàn tất phần cài đặt.
Để có thể giao dịch, bạn cần phải thực hiện những bước để thêm vào Moving Average. Bạn có thể chọn tại mục “Navigator” và chọn Moving Average, sau đó thả vào khung đồ thị đã lập có Momentum. Tuy nhiên bạn phải chỉnh lại Period của Moving Average là 21, Simple và First Indicator’s Data trên những mục của Period.
Cách sử dụng chỉ báo Momentum
Momentum giao với đường 100
Như bạn cũng đã biết, thị trường ngoại hối luôn biến động và thậm chí biến động rất mạnh, cho nên bạn sẽ thấy đường Momentum luôn nằm trên hoặc dưới đường 100. Và khi có sự giao nhau giữa hai đường này, thì chắc chắn là những tín hiệu mua hoặc bán, nhưng nó lại không mạnh.
Nhà giao dịch cần chú ý, những trường hợp và Momentum và đường 100 cắt nhau theo hướng nào. Nếu đường Momentum cắt đường 100 theo hướng từ dưới lên, thì đây là tín hiệu cho thấy những nhà giao dịch với lệnh mua đang chiếm ưu thế hơn và có thể giá sẽ còn tăng hơn nữa, lúc này là cơ hội để bạn mở một lệnh mua.
Ngược lại, nếu đường Momentum cắt đường 100 theo hướng từ trên xuống, thì đích thực những nhà giao dịch với lệnh bán đang chiếm ưu thế và điều nhà giao dịch cần làm là mở một lệnh bán, vì xu hướng bán sẽ còn tiếp diễn.
Trên thực tế, đường Momentum và đường 100 cắt nhau rất nhiều lần và những lần này có thể kéo dài hoặc chỉ trong ngắn hạn. Cho nên, nhà giao dịch phải xác định được xu hướng chung trên thị trường hiện tại là gì, sau đó kết hợp với tín hiệu của chỉ báo Momentum, sau đó mới đưa ra phương án vào lệnh thích hợp.
Momentum giao với đường trung bình động (MA)
Những nhà đầu tư trên thị trường thường sử dụng tín hiệu từ hai đường này để tìm ra điểm đảo chiều, từ đó đón chào một xu hướng mới. Số kỳ được tạo của MA thường sẽ được chọn tại mức 9, 14 hoặc 21(tùy từng nhà giao dịch). Thực tế, số kỳ càng dài thì tín hiệu càng đáng tin cậy hơn, nhưng nó lại có độ trễ so với biến động của giá.
Phương án giao dịch khi hai đường này cắt nhau như sau:
Khi đường Momentum cắt đường MA theo hướng từ dưới lên, thì nhà giao dịch cần đặt lệnh mua và đặt lệnh bán với tình huống ngược lại. Tuy nhiên, để bảo đảm được độ chính xác, nhà giao dịch nên xem xu hướng giá chung trước đó để đặt lệnh thì vẫn an toàn hơn.
Ngoài ra, Momentum cũng rất có ích trong việc xác định vùng quá mua và vùng quá bán trong một giao dịch. Nếu khoảng cách giữa Momentum và đường 100 là quá xa thì bạn sẽ hiểu rằng nó đã lọt vào vùng quá mua hoặc quá bán và sẽ điều chỉnh ngay sau đó.
Xác định phân kỳ hoặc hội tụ giữa Momentum và đường giá
Bạn có thể xác định được dấu hiệu của quá trình hội tụ, khi giá đáy sau thấp hơn đáy trước với đường giá và giá đáy sau cao hơn đáy trước trên đường Momentum.
Ngược lại, phân kỳ sẽ được xác định khi đường giá tại đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đường Momentum cho thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Thông thường, trước khi hiện tượng phân kỳ xuất hiện, xu hướng thị trường thường là tăng. Sau khi phân kỳ xuất hiện thì giá bắt đầu đảo chiều và tạo nên một xu hướng hoàn toàn mới. (Tương tự với hiện tượng hội tụ).
Nhà giao dịch cần đặc biệt lưu ý, những phương án xác định phân kỳ hoặc hội tụ thường sẽ rất yếu nếu giá đang trong một xu hướng mạnh và rất dễ gây ra tình trạng tín hiệu đi sai dẫn đến kết quả thua lỗ. Nhà giao dịch vẫn nên kết hợp nó với một vài công cụ hoặc chỉ báo khác để có cái nhìn đúng hơn.
Kết luận
Như vậy, nhà giao dịch đã nắm được khái niệm Momentum chưa? Qua bài viết này chắc hẳn không những biết Momentum là gì mà nhà giao dịch còn biết được phương án giao dịch tốt nhất với chỉ báo này và cách phòng tránh những tín hiệu sai lầm. Những kiến thức trên mong rằng sẽ không làm nhà giao dịch thất vọng, nếu thấy bổ ích, nhà giao dịch hãy ủng hộ Sàn Uy Tín nhiều hơn nhé!