Mô hình Tweezer Top và Bottom là mẫu hình nến Nhật đảo chiều quan trọng với các nhà giao dịch theo chiến lược Price Action. Vậy điều gì khiến cho trader chú ý đến mô hình đỉnh nhíp, đáy nhíp này? Hãy cùng tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
- Wire Transfer là gì? Cách chuyển và nhận tiền thông qua Wire Transfer
- WMA là gì? Cách sử dụng đường trung bình trượt có trọng số
- Wormhole là gì? Tiềm năng của dự án đối với nền tảng
- WRX coin là gì? WRX coin có tiềm năng để đầu tư không?
Tìm hiểu về mô hình Tweezer Top và Bottom
Tweezer là một mẫu hình nến Nhật đảo chiều quen thuộc của khá nhiều trader theo trường phái phân tích hành động giá và nó thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy trong một giai đoạn tăng giá hoặc giảm giá của thị trường.
Mô hình Tweezer Top và Bottom này được cấu thành từ hai thanh nến có màu sắc trái ngược nhau, nhưng lại có chung mức giá đóng cửa hay mở cửa, không có bóng trên hoặc bóng dưới. Nếu như có thì cũng không quan trọng lắm.
Tweezer Top là gì?
Tweezer Top có tên gọi là đỉnh nhíp hay mô hình giảm giá, thường xuất hiện trong một giai đoạn tăng giá. Khi xu hướng tăng giá đạt đến đỉnh điểm thì mức giá đóng cửa sẽ nằm gần với khu vực có mức giá cao nhất trong một ngày.
Nhưng khi đến ngày thứ hai, tâm lý giao dịch của trader đã có sự biến đổi ngược lại. Sau khi thị trường mở cửa, tức là ngang bằng với mức giá đóng cửa trong ngày hôm qua thì xu hướng giảm giá đã xuất hiện và bất ngờ đẩy giá xuống thẳng đứng và chiếm lấy toàn bộ kết quả trong phiên tăng giá ở ngày hôm qua.
Trong mô hình đỉnh nhíp này có thể nhìn thấy hai hoặc nhiều cây nến có cùng đỉnh và tín hiệu đảo chiều nhẹ này của mô hình sẽ đáng tin cậy hơn nếu như các cây nến có sự kết hợp với nhau để tạo thành một mô hình nến khác.
Tweezer Bottom là gì?
Tweezer Bottom có tên gọi là đáy nhíp hay mô hình tăng giá và thường xuất hiện trong một giai đoạn giảm giá. Khi quá trình giảm giá này tiếp tục đẩy giá xuống mức thấp hơn thì mức đóng cửa sẽ nằm gần với khu vực có giá thấp nhất trong một ngày.
Nhưng cho đến ngày thứ hai thì khác hẳn hoàn toàn khi xu hướng tăng giá đã bất ngờ xuất hiện sau khi thị trường mở cửa, nên đã bù đắp vào những tổn thất đã xảy ra trong ngày hôm qua.
Trong mô hình đáy nhíp này sẽ có nhiều cây nến có cùng một đáy, với chiều cao hoặc màu sắc của nó không quan trọng lắm và các cây nến không nhất thiết phải đứng liền kề nhau. Nhưng các tín hiệu đảo chiều nhẹ của mô hình này sẽ đáng tin cậy hơn nếu như các cây nến trong Tweezer Bottom kết hợp lại thành một mô hình khác.
Đặc điểm của mô hình đỉnh nhíp hay đáy nhíp
Một số nhà giao dịch lại cho rằng, Tweezer Top phải có mức giá đóng cửa của cây nến này gần bằng với cây nến kia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu và kết hợp với kinh nghiệm từng giao dịch, họ đưa ra kết luận là vấn đề này không cần thiết.
Cũng có một số trader khác cho rằng màu sắc của hai thanh nến phải đối lập nhau hoàn toàn, mặc dù các trường hợp này không thường xuyên xuất hiện nhưng đôi khi sẽ có một số trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, để nhìn nhận khách quan hơn thì dưới đây sẽ là một số đặc điểm mà mô hình Tweezer Top và Bottom cần có như sau:
Đặc điểm của mô hình Tweezer Top:
- Mô hình phải xuất hiện trong một giai đoạn tăng và cho tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm.
- Mô hình Tweezer Top có thể bao gồm hai hoặc nhiều cây nến
- Đỉnh của các cây nến phải luôn bằng nhau hoặc gần bằng nhau, hình thành một vùng ngưỡng kháng cự.
Đặc điểm của mô hình Tweezer Bottom:
- Tweezer Bottom phải xuất hiện trong một giai đoạn giảm và cung cấp tín hiệu đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
- Mô hình sẽ bao gồm hai hoặc nhiều cây nến
- Đáy của các cây nến luôn phải bằng nhau hoặc gần bằng nhau, hình thành một vùng ngưỡng hỗ trợ.
Như vậy, mô hình Tweezer Top & Bottom thường xuyên xuất hiện trong các biểu đồ giao dịch, nhưng độ tin cậy của hai mẫu hình này lại không được chính xác lắm. Vì thế, nhà đầu tư cần kết hợp thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều được rõ ràng hơn.
Ý nghĩa của mô hình Tweezer Top và Bottom
Khi thị trường đã tạo xong mô hình Tweezer Top và Bottom, nhà đầu tư có thể nhìn thấy một sự đột phá giảm hoặc tăng mạnh mẽ và điều này đang ngầm báo hiệu cho một chu kỳ giảm giá mạnh của thị trường chuẩn bị diễn ra.
Bản chất của mô hình Tweezer Top và Bottom luôn diễn ra trong một giai đoạn tăng hoặc giảm giá. Khi thị trường ở xu hướng tăng giá tiếp tục đẩy đường giá di chuyển lên mức cao hơn và mức giá đóng cửa của cây nến sẽ luôn nằm gần với khu vực giá cao nhất của cây nến – Một dấu hiệu của sự tăng giá sắp diễn ra.
Tuy nhiên, cây nến thứ hai lại khác biệt hoàn toàn, vì thanh nến giảm giá đã xuất hiện ngay sau khi thị trường mở cửa và nó đã làm mất đi quá trình phát triển của những cây nến trước đó gây ra. Trong xu hướng giảm sẽ diễn ra tương tự như vậy.
Tìm điểm vào lệnh khi giao dịch với Tweezer Top & Bottom
Khi giao dịch với mô hình Tweezer Top và Bottom, nhà đầu tư hãy ghi nhớ hai trường hợp xảy ra như sau:
- Giá trong một giai đoạn đang tăng + Xuất hiện của mô hình đỉnh nhíp => Lập tức vào lệnh đánh giảm. Do đường ray càng dài thì tỷ lệ xác suất thành công sẽ càng cao hơn.
- Giá trong một giai đoạn giảm + Xuất hiện của mô hình đáy nhíp => Lập tức vào lệnh đánh tăng.
Với mô hình nến đảo chiều này, nếu như nhà đầu tư đánh những lệnh giao dịch ngắn dưới 5 phút, thì có thể tham khảo các biểu đồ nến 1 phút trên giao dịch Forex hay giao dịch Coin. Nhưng nếu nhà đầu tư vào những lệnh giao dịch dài hơn thì cần cân nhắc đến các biểu đồ tạo thành nến từ 5 phút trở lên.
Lưu ý: Những khung giờ mà nhà đầu tư lựa chọn giao dịch có thể sẽ bị tác động bởi các tin tức. Vì khi thị trường bị ảnh hưởng bởi các tin tức thì tất cả các chỉ báo kỹ thuật hay biểu đồ nến hầu như trở nên vô dụng khi cung cấp tín hiệu giao dịch.
Một số chú ý quan trọng khi giao dịch với nến đỉnh nhíp, đáy nhíp
Từ những phân tích trên về đặc điểm của mô hình Tweezer Top và Bottom, nhận thấy mỗi một mẫu hình nến sẽ thích hợp với một cách giao dịch khác nhau. Cho nên, để tránh sự nhầm lẫn khi giao dịch giữa đỉnh nhíp và đáy nhíp, đem lại kết quả không như mong đợi. Dưới đây sẽ là cách giao dịch vụ thể với từng mô hình nến, mà trader cần chú ý:
Đối với nến Tweezer Bottom
Khi thị trường đã hình thành xong mô hình nến Tweezer Bottom thì sẽ xuất hiện một quá trình đột phá tăng rất mạnh mẽ. Nguyên nhân là do cây nến thứ hai có mức giá đóng cửa nằm trên hẳn cây nến thứ nhất, cùng thân nến có độ lớn gấp đôi so với cây nến thứ nhất. Điều này đang ngầm cho thấy xu hướng tăng giá mạnh của thị trường sắp diễn ra.
Thời điểm thích hợp để vào lệnh cho nến đáy nhíp chính là ngay khi cây nến thứ hai bắt đầu đóng cửa thì lập tức vào lệnh nhanh chóng hoặc có thể đặt lệnh chờ mua ở 1/3 của cây nến, lệnh Stop Loss sẽ nằm phía dưới đáy của mô hình. Mức độ tín hiệu sẽ càng cao hơn, nếu như cây nến thứ hai là nến tăng mạnh.
Đối với nến Tweezer Top
Khi hình thành xong mô hình nến đỉnh nhíp thì sẽ nhận thấy thị trường có sự đột phá giảm mạnh mẽ và điều này đang cho thấy một xu hướng giảm giá mạnh của thị trường chuẩn bị diễn ra.
Thời điểm tốt nhất để vào lệnh cho Tweezer Top chính là khi thanh nến thứ hai đóng cửa thì lập tức vào lệnh ngay hoặc đặt lệnh chờ mua ở 1/3 của cây nến và lệnh Stop Loss sẽ luôn nằm phía trên của đỉnh mô hình. Mức độ tín hiệu càng cao hơn nếu như cây nến thứ hai là nến giảm mạnh.
Ví dụ nến Tweezer Top & Bottom trader thường gặp
Hình minh họa biểu đồ vàng ETF (GLD) đang biểu hiện hàng hoạt các ví dụ về mô hình nến đỉnh nhíp hay đáy nhíp mà nhà đầu tư thường bắt gặp trong giao dịch đó là:
- Ví dụ thứ 1: Mẫu hình nến nhấn chìm giảm đang mô tả mức giá cao nhất của thanh nến thứ hai gần bằng với mức giá cao nhất của cây nến đầu tiên.
- Ví dụ thứ 2: Mô hình nến Harami với mức giá cao nhất trong cây nến nhỏ giảm điểm thứ hai gần bằng với mức giá cao nhất của cây nến đầu tiên tăng điểm.
- Ví dụ thứ 3: Đáy của 4 cây nến đều bằng nhau trong đó có một cây nến búa mang giá trị thấp nhất đang kiểm tra lại đường giá hỗ trợ nằm bên dưới của mô hình.
- Ví dụ thứ 4: Mô hình nến nhấn chìm giảm, với mức giá cao nhất trong thanh nến thứ hai bằng với mức giá cao nhất trong thanh nến 1.
- Cuối cùng là một biến thể trong mẫu hình nến xuyên với hai đáy nến gần bằng nhau.
Như vậy, qua các ví dụ minh họa trên thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhìn thấy được sự thay đổi của mô hình Tweezer Top và Bottom trong từng xu hướng khác nhau của thị trường. Từ đó, sẽ chủ động xây dựng chiến thuật giao dịch, cùng kỹ năng phân tích để tìm ra cơ hội thích hợp vào lệnh mua bán, đem lại kết quả như kỳ vọng của trader. Bạn có thể tham khảo thêm mô hình 3 đỉnh 3 đáy để dễ dàng phân tích.
Sanuytin.com vừa giới thiệu đến nhà đầu tư khái niệm, đặc điểm của mô hình Tweezer Top và Bottom. Mong rằng, trader sẽ biết cách sử dụng thành công hai mô hình nến này vào giao dịch. Nhưng đừng quên, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, áp dụng thêm các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu được rõ ràng, chính xác hơn. Chúc nhà đầu tư sẽ thành công nhé!