Mô hình 2 đáy là gì? Đó là một mô hình nghịch đảo của đỉnh đôi, nó là một mẫu đảo chiều xảy ra sau khi một xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là khi nhà giao dịch nhìn thấy mô hình này, nhà giao dịch sẽ tìm kiếm cơ hội mua. Bài học hôm nay của Sàn Uy Tín sẽ chỉ cho bạn cách xác định mô hình và giới thiệu hai cách khác nhau để giao dịch với mô hình 2 đáy.
- CySEC là gì? Tầm quan trọng của giấy phép này với các broker
- Danh sách các lệnh chứng khoán cơ bản dành cho người mới
- Danh sách mã cổ phiếu theo ngành mới nhất 2023
- Danh sách những chỉ báo mua bán trong Forex
Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình 2 đáy (Double Bottom) là một mô hình biểu đồ đảo chiều tăng giá được hình thành sau xu hướng giảm. Mẫu hình 2 đáy này được hình thành với hai mức thấp dưới mức kháng cự của nó, còn được gọi là đường viền cổ. Mức thấp đầu tiên được hình thành sau một xu hướng giảm mạnh và sau đó giá quay trở lại đường cổ.
Sau khi quay trở lại đường viền cổ, giá trở nên giảm và giảm một lần nữa để tạo thành mức thấp thứ hai. Sau khi mức thấp thứ hai của mô hình này được hoàn thành, giá sẽ di chuyển trở lại đường viền cổ.
Khi giá vượt qua đường viền cổ hoặc mức kháng cự thì sự đảo ngược xu hướng tăng được xác nhận và các nhà giao dịch có thể tham gia một vị thế mua. Vậy là ta đã hiểu mô hình 2 đáy là gì?
Đặc điểm của mô hình 2 đáy
Về cơ bản, chắc nhà giao dịch đã hiểu được cách mà mô hình 2 đáy hoạt động, nhưng để biết được rõ hơn trong thực tế mô hình 2 đáy có đặc điểm như thế nào, hãy cùng Sàn Uy Tín tìm hiểu qua những thông tin sau:
- Về hai đáy của mô hình 2 đáy: Mô hình hai đáy có đáy 1 và đáy 2, hai đáy này có thể nằm ngang nhau hoặc có thể thấp hoặc cao hơn đáy kia một chút. Nếu nối giữa hai đáy này với nhau sẽ tạo thành một đường nằm ngang hoặc hơi xiên một chút. Đây cũng là đường hỗ trợ mà nhà giao dịch nhìn thấy sau này.
- Giữa hai đáy sẽ có một đỉnh, đây được coi là đỉnh tạm thời, mức này còn là mức được điều chỉnh một cách tự nhiên khi di chuyển một đoạn trong xu hướng giảm.
- Đường nằm ngang đi qua đỉnh tạm thời trên là đường viền cổ (neckline), đồng thời đóng vai trò là đừng hỗ trợ. Thông thường, đường viền cổ này sẽ đi qua một đáy đã hình thành trước đó.
- Sau khi mô hình 2 đáy được hình thành, giá thường sẽ quay trở lại để test đường viền cổ. Tiếp theo là xu hướng tăng hình thành và xác suất đảo chiều rất cao.
Cách nhận diện mô hình Double Bottom
Mô hình Double Bottom là một mô hình đảo chiều trong phân tích kỹ thuật, và thường xuất hiện sau một xu hướng giảm. Mô hình này được hình thành bởi hai đáy tương đối bằng nhau được tách ra bởi một đỉnh trung tâm. Đây là một tín hiệu cho thấy xu hướng giảm đang bị đảo ngược và giá có thể bắt đầu tăng lên trong tương lai gần.
Dưới đây là các đặc điểm của mô hình Double Bottom để bạn có thể nhận diện nó:
- Mô hình Double Bottom thường xuất hiện sau một xu hướng giảm dài hạn, khi giá cổ phiếu hoặc tài sản đã giảm trong một khoảng thời gian dài.
- Đáy đầu tiên là điểm thấp nhất của xu hướng giảm và thường được hình thành bởi một biên độ giảm giá đáng kể.
- Đỉnh trung tâm là một đỉnh giữa hai đáy và thường là điểm cao nhất trong mô hình.
- Đáy thứ hai cũng tương tự như đáy đầu tiên, là một điểm thấp nhất và thường có biên độ giảm giá tương tự.
- Khối lượng giao dịch thường giảm ở đáy đầu tiên và tăng ở đỉnh trung tâm, sau đó lại giảm ở đáy thứ hai. Tổng khối lượng giao dịch ở đáy thứ hai thường lớn hơn đáy đầu tiên.
- Mô hình Double Bottom có thể được xác định bằng cách vẽ đường trendline nối hai đỉnh trung tâm với nhau. Nếu giá cổ phiếu vượt qua đường trendline này, đây là một tín hiệu mua vào mạnh mẽ.
Nếu bạn nhận thấy các đặc điểm trên trên biểu đồ của một cổ phiếu hoặc tài sản, có thể đó là một mô hình Double Bottom. Tuy nhiên, như với bất kỳ mô hình phân tích kỹ thuật nào, nó không phải là một tín hiệu chắc chắn và cần được xác nhận bằng các chỉ báo khác.
Phương pháp xác định mô hình 2 đáy
Mô hình 2 đáy có hai mức thấp như đã nói phía trên, đây là nơi giá đã cố gắng vượt qua mức hỗ trợ hai lần trước khi đảo chiều tăng. Ngoài ra, còn có một đường viền cổ, là phần trên cùng của mô hình.
Biểu đồ dưới đây minh họa mô hình hai đáy trông như thế nào:
- Mức thấp đầu tiên
- Mức thấp thứ hai
- Đường viền cổ
Đáy kép được hình thành khi người bán cố gắng phá vỡ mức hỗ trợ hai lần. Người mua tham gia thị trường ở mức hỗ trợ và ngăn người bán đẩy giá xuống thấp hơn, ở mức 1. Sau lần thứ hai thất bại trong nỗ lực tạo mức thấp mới, người bán rút lui và người mua có được động lực để phục hồi giá trở lại, được hiển thị tại 2.
Ví dụ về mô hình 2 đáy
Chúng ta sẽ xem xét về giá và mô hình 2 đáy của cặp tiền USD/JPY:
Có thể thấy, xu hướng giá của cặp tiền USD/JPY là giảm, thị trường đang ổn định và tạo thành mô hình 2 đáy bằng nhau. Khi nối 2 đáy này sẽ tạo thành ngưỡng kháng cự.
Đáy 1 có biến động mua bán không có thay đổi nhiều, giá cũng ổn định ở hai phe. Tuy nhiên, đáy thứ 2 lại biến động tăng đột biến và phe mua đanh áp đảo phe bán, giá lúc này vượt qua đường viền cổ.
Khi thấy thị trường đủ điều kiện để mô hình 2 đáy được hình thành và giá có dấu hiệu tăng, nhà đầu tư có thể bắt đầu vào lệnh. Điểm đặt lệnh, điểm cắt lỗ và chốt lời như sau:
- Đặt lệnh mua khi giá phá vỡ đường viền cổ 1 chút. Điểm đặt lệnh cụ thể là tại 1.2550
- Điểm cắt lỗ đặt dưới 2 đáy tức là 1.2440
- Điểm chốt lời được đặt tại khoảng cách từ đường viền cổ đến đáy tức là điểm 1.2636
Double Bottom nói gì với các nhà giao dịch?
Các nhà giao dịch sử dụng mô hình 2 đáy để chỉ ra sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra đối với xu hướng giá trên thị trường.
Giống như các chỉ báo kỹ thuật và mô hình biểu đồ khác, mô hình hai đáy không chỉ ra sự đảo ngược xu hướng nhất định.
Các nhà giao dịch nên luôn sử dụng các mẫu biểu đồ với các chỉ báo khác như khối lượng để xác nhận sự đảo chiều trước khi thực hiện một vị thế.
Cách giao dịch với Double Bottom
Có một số quy tắc nhất định khi giao dịch với các mẫu mô hình 2 đáy.
Đầu tiên, nhà giao dịch nên xem giai đoạn thị trường tăng hay giảm. Khi đáy kép được hình thành vào cuối xu hướng giảm, xu hướng trước đó sẽ là xu hướng giảm.
Các nhà giao dịch nên xem xét xem có hai đáy tròn đang hình thành hay không và cũng lưu ý kích thước của các đáy.
Các nhà giao dịch chỉ nên tham gia vị thế mua khi giá bứt phá khỏi mức kháng cự hoặc đường viền cổ.
Ví dụ:
Từ ví dụ dưới đây, nhà giao dịch có thể thấy sự đảo chiều tăng giá diễn ra như thế nào sau khi hình thành đáy kép ở cuối xu hướng giảm:
- Stoploss: Trong trường hợp của mô hình biểu đồ Đáy kép, lệnh dừng lỗ nên được đặt ở đáy thứ hai của mô hình.
- Take Profit: Mục tiêu giá phải bằng khoảng cách giữa đường viền cổ và các đáy.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình 2 đáy
Để thành công khi đầu tư và thu về lợi nhuận tốt nhất trên thị trường, bạn phải thật sự hiểu về mô hình 2 đáy, đồng thời phải nắm một số lưu ý sau đây:
- Hội tụ một số điều kiện là xu hướng giảm giá, hai đáy bằng nhau và nằm ở ngưỡng hỗ trợ, đột phá ở đừng viền cổ
- Luôn phải đặt chốt lời và cắt lỗ khi thị trường đi ngược lại xu hướng thị trường
- Xác định xu hướng thị trường bằng các chỉ báo và một số mô hình khác
- Thời điểm vào lệnh tốt nhất là khi giá vượt qua đường viền cổ và thử lại mức kháng cự
Kết luận
Mô hình 2 đáy là một mô hình khá phổ biến trong giới trader hiện nay, nó cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho nhà giao dịch. Để có thể phát hiện tốt và giao dịch hiệu quả với mô hình 2 đáy, bạn nên kết hợp với một số công cụ khác để hiểu rõ mô hình 2 đáy là gì khi giao dịch Forex? Ngoài ra còn có mô hình 3 đỉnh có thể dùng để phân tích thị trường.