X

Lệnh stop limit là gì? Tìm hiểu về công cụ quan trọng trong giao dịch tài chính

Lệnh stop limit là gì? Tìm hiểu về công cụ quan trọng trong giao dịch tài chính

Lệnh stop limit là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư nên sử dụng khi tham gia thị trường ngoại hối để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vậy lệnh stop limit là gì? Cách sử dụng stop limit trong Forex? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lệnh stop limit là gì?

Lệnh stop limit trên biểu đồ EUR/USD

Stop limit hay được gọi là lệnh giới hạn dừng – Một loại lệnh chờ cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán tài sản giao dịch với mức giá định trước. Nói cách khác, lệnh stop limit giúp các nhà giao dịch vừa tối đa hóa lợi nhuận đồng thời hạn chế rủi ro.

Thông thường, lệnh stop limit có 2 mức giá quan trọng:

  • Stop price: Mức giá mà sàn đặt lệnh giới hạn cho nhà đầu tư hay được gọi là giá kích hoạt lệnh giới hạn.
  • Limit price: Mức giá đặt lệnh của nhà đầu tư sẽ được xác định

Khi giá thị trường đạt đến giá kích hoạt, lệnh giới hạn tự động (Sell Limit hoặc Buy Limit) được kích hoạt và khớp lệnh, ngay cả khi nhà đầu tư đang ngoại tuyến.

Các loại lệnh stop limit trên thị trường

Lệnh stop limit được phân thành hai loại: Buy stop limit và Sell stop limit. Vì chiến lược và điểm vào của hai loại lệnh này thường trái ngược nhau nên các nhà đầu tư phải thận trọng.

Buy stop limit – Lệnh giới hạn dừng mua

Buy stop limit – Lệnh giới hạn dừng mua

Buy stop limit hay được gọi là lệnh giới hạn dừng mua, là sự kết hợp giữa lệnh Buy stop và Buy limit. Khi giá thị trường đạt đến điểm dừng mua, lệnh Buy limit ở mức giá xác định trước sẽ được kích hoạt. Nếu giá không đạt đến Buy stop, lệnh sẽ không được thực hiện.

Các nhà giao dịch thường sử dụng các lệnh giới hạn dừng mua khi họ tin rằng thị trường sắp bước vào một xu hướng tăng. Trong trường hợp xảy ra đột phá, nhà giao dịch gần như chắc chắn sẽ sử dụng lệnh giới hạn dừng mua để mở một vị thế.

Sell stop limit – Lệnh giới hạn dừng bán

Sell stop limit – Lệnh giới hạn dừng bán

Sell stop limit còn được gọi là lệnh giới hạn dừng bán, là sự kết hợp giữa lệnh Sell stop và Sell limit. Khi giá đạt đến điểm dừng bán, Sell limit sẽ được kích hoạt ở mức giá định trước. Các nhà giao dịch sẽ sử dụng lệnh giới hạn dừng bán để mở một vị thế bán nếu giá vượt qua mức hỗ trợ quan trọng khi thị trường giảm mạnh.

Cách sử dụng stop limit khi giao dịch

Lệnh stop limit được coi là một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình huống và mục đích, nhà giao dịch có thể sử dụng lệnh giới hạn dừng theo nhiều cách khác nhau.

Cách sử dụng stop limit khi giao dịch

Thiếu thời gian quan sát biểu đồ

Đối với những nhà đầu tư có khả năng phân tích thị trường nhưng lại thiếu thời gian quan sát biểu đồ hoặc giao dịch trên các khung thời gian lớn H1, H4, D1,… Do đó, lệnh stop limit trở thành một công cụ hữu ích, giúp cho trader không bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt ngay cả khi họ không có mặt trên thị trường.

Trader giao dịch đột phá

Lệnh giới hạn dừng là một công cụ giao dịch tuyệt vời cho các nhà giao dịch đột phá. Khi giá đã xác định được các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng mà nó có khả năng bị phá vỡ, nhưng không rõ liệu đây có phải là một cú phá vỡ thực sự hay không. Lệnh stop limit sẽ được sử dụng trong trường hợp này.

Ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch

Lệnh dừng giới hạn giống như các loại lệnh chờ khác, thích hợp cho các nhà đầu tư đang muốn kiếm tiền hoặc thua lỗ. Lệnh sẽ được thực hiện ngay khi giá đạt đến điểm đặt lệnh do lệnh stop limit đã được đặt trước. Điều này giúp các trader không cần phải liên tục theo dõi biểu đồ và bị ảnh hưởng bởi tâm lý khi giao dịch.

Ưu nhược điểm của stop limit (lệnh giới hạn dừng)

Tương tự như các lệnh giao dịch khác, stop limit cũng có ưu nhược điểm mà nhà đầu tư cần chú ý khi sử dụng giao dịch.

Ưu nhược điểm của stop limit (lệnh giới hạn dừng)

Ưu điểm của stop limit

  • Thời gian được tối ưu hóa: Lệnh stop limit là cần thiết đối với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi thị trường hoặc không muốn bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Bởi vì lệnh này sẽ được kích hoạt tự động dựa trên giá đặt trước cho dù người giao dịch có đăng nhập hay không.
  • Quản lý hiệu quả các mức giá kỳ vọng: Stop limit chỉ mua hoặc bán ở một mức giá nhất định. Phương pháp này cho phép nhà đầu tư quyền kiểm soát các hoạt động giao dịch của mình, tránh rơi vào thế bị động.
  • Hạn chế rủi ro ở mức độ nhất định: Giới hạn dừng cung cấp cho nhà đầu tư một vùng an toàn, hạn chế thua lỗ ở một mức độ nhất định. Hơn nữa, đây được coi là một biện pháp kỷ luật, hạn chế các trạng thái tâm lý tiêu cực ảnh hưởng giao dịch của nhà đầu tư.

Nhược điểm của stop limit

  • Dễ bị quét dừng lỗ: Trước khi dự đoán xu hướng thị trường, giá thường sẽ khớp và quét cắt lỗ. Nếu nhà đầu tư giao dịch tại một điểm phá vỡ và giới hạn cắt lỗ trùng với các vùng giá quan trọng, thì trader có nguy cơ giao dịch trên một điểm phá vỡ giả và bị quét cắt lỗ.
  • Lệnh không được thực thi: Khi giá đạt đến giới hạn, lệnh stop limit được kích hoạt. Lệnh sẽ không thực hiện nếu chênh lệch giữa giá dừng và giá giới hạn quá nhỏ.
  • Trader rơi vào tình huống bị động: Khi một nhà giao dịch dự đoán sai xu hướng thị trường, vị thế sẽ chuyển từ lãi sang lỗ. Tuy nhiên, vì nhà giao dịch không có mặt trên thị trường nên rơi vào thế bị động dẫn đến việc mất tất cả lợi nhuận.

Trên đây là thông tin về lệnh stop limit, cách sử dụng hiệu quả stop limit khi giao dịch. Mặc dù giới hạn dừng giúp các nhà giao dịch quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận, nhưng các trader nên đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu chiến lược hoặc kiến thức Thuật ngữ Forex trong Sanuytin.com để đạt được kết quả tốt nhất nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.