X

KYC là gì? Phân biệt giữa KYC và eKYC

KYC là gì? Phân biệt giữa KYC và eKYC

KYC là gì? Một trong những thuật ngữ khá quen thuộc trong thế giới tài chính mà bất cứ trader nào cũng phải biết đến. Vậy thực sự thì trader đã hiểu rõ hết cụm từ này chưa, nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị về KYC và eKYC nhé.

Thuật ngữ KYC là gì?

Xác minh KYC là gì?

KYC có tên đầy đủ là “Know Your Customer/Client” và theo nghĩa tiếng Việt nó có nghĩa là hiểu rõ được khách hàng của mình hay biết được khách hàng là ai.

Tuy nhiên, trong thị trường tiền điện tử sử dụng công nghệ Blockchain thì những tổ chức tín dụng hay các chủ kinh doanh sẽ ngầm hiểu là “Xác thực danh tính”. Đây cũng chính là một khâu quan trọng ở quá trình thẩm định của các công ty hay nhóm kinh doanh đã phát hành ra đồng tiền đó.

Mục đích là để họ xác thực lại về mức độ chịu rủi ro hay khả năng trình độ kiến thức về kinh doanh, tài chính hoặc chứng khoán của những chủ đầu tư trên thị trường.

Các phương thức của KYC đều có mục tiêu chung là bảo vệ các chủ kinh doanh hay các nhà tư vấn kinh doanh thông qua hình thức tư vấn đồng tiền điện tử thì những người đầu tư sẽ biết được nên chọn được phương thức đầu tư thích hợp với nhu cầu của bản thân hay đầu tư như thế nào để đạt được thành quả tốt.

Hơn nữa, các nhà tư vấn đầu tư cũng sẽ đánh giá được khách hàng tiềm năng nào có thể hay không thể đưa vào trong danh mục để đầu tư trên thị trường.

Tầm quan trọng của KYC là gì?

KYC được thành lập với mục đích là ngăn chặn các công ty tài chính hay phi tài chính bị các tổ chức tội phạm cố tình hay vô tình sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ cho các thành phần khủng bố hay những mục đích bất hợp pháp khác trên thị trường.

Thông qua việc tuân thủ theo các nguyên tắc của KYC là gì, giúp các công ty có thể thấu hiểu khách hàng của mình và quá trình đầu tư tài chính của họ, đồng thời có thể từ chối những đối tượng có nhiều điểm nghi vấn, hành động mập mờ. Từ đó, các công ty có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động giao dịch của khách hàng và tránh được các rủi ro xảy ra.

Thực hiện xác nhận KYC cho các sàn giao dịch

Mỗi một sàn giao dịch sẽ yêu cầu quy trình xác minh KYC không giống nhau.

Nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhìn thấy, mỗi một sàn giao dịch sẽ yêu cầu quy trình xác minh KYC không giống nhau. Trong đó, một số sàn lại đòi hỏi yêu cầu không quá phức tạp và những broker khác thì lại bắt buộc cung cấp ID do chính phủ cấp, làm cho quá trình xác minh tài khoản của nhà đầu tư có thể lên đến vài ngày.

Do thị trường tiền điện tử giống như là một lĩnh vực công nghiệp trên toàn thế giới, nên những quy luật hay nguyên tắc ở mỗi quốc gia lại càng không giống nhau.

Đôi khi các sàn môi giới trong cùng một đất nước vẫn có thể yêu cầu xác minh KYC là gì khác nhau được căn cứ trên phương thức phân tích luật của họ. Điều đó cũng cho thấy một số quy định thông dụng mà nhà đầu tư có thể bắt gặp trên các sàn giao dịch cụ thể như sau:

  • Họ và tên, ngày tháng, năm sinh của trader.
  • Số điện thoại để đăng ký hoặc địa chỉ Email đang sử dụng
  • Địa chỉ hiện tại hoặc quốc gia đang cư trú
  • Ảnh chụp hay quét ID do chính phủ đã cấp
  • Cung cấp thêm bản sao hóa đơn điện nước
  • Ảnh của nhà đầu tư kèm theo giấy tờ tùy thân của trader.

Chủ thể cần phải đáp ứng các quy định của KYC

Khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các quy định của KYC

Đối với những cơ quan tài chính hay những ngân hàng đều sẽ áp dụng KYC là gì vào trong công việc xác nhận danh tính của khách hàng thì bắt buộc những ứng cử viên sau đây phải đáp ứng đầy đủ các quy định của KYC như sau:

  • Đối tượng có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng.
  • Đối tượng muốn mở tài khoản tín dụng hay muốn vay tín dụng
  • Đối tượng đang có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán
  • Đối tượng đang sử dụng hệ thống ứng dụng của ngân hàng
  • Đối tượng muốn tiến hành mua các gói bảo hiểm của ngân hàng

Xu hướng trong tương lai của KYC là gì?

Những quy định của KYC trong thế giới tài chính hay phi tài chính truyền thống đều rất khó để thay đổi.

Những quy định của KYC trong thế giới tài chính hay phi tài chính truyền thống đều rất khó để thay đổi. Nhưng đối với lĩnh vực tiền điện tử thì xảy ra nhiều cuộc tranh luận về một vấn đề gì nên hoặc thậm chí nó sẽ diễn ra ở tương lai.

Vào tháng 6 năm 2019 thì một tổ chức lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính đã tiến hành cập nhật các chỉ dẫn của mình và yêu cầu những quốc gia cần đảm bảo việc sàn cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc và được quản lý hay theo dõi đầy đủ trên các AML và chống lại hành động tài trợ cho các thành phần khủng bố.

Đa số nhà đầu tư lại cho rằng sẽ rất khó để thành lập được tất cả các tổ chức quản lý ở trong nước và vấn đề liên quan đến báo cáo lại trở thành một gánh nặng với nhiều người.

Ngoài ra, không phải lúc nào cũng có thể xác minh được danh tính của khách hàng một cách đáng tin cậy, nếu trong đó xảy ra một hành vi gian lận liên quan đến việc sử dụng tài sản kỹ thuật số trên thị trường và Chainalysis cũng đã tuyên bố rằng “Sẽ có nhiều lợi ích hơn nếu thu thập được địa chỉ ví của những đối tượng xấu, thay vì lấy toàn bộ thông tin cá nhân của người sử dụng.”

eKYC là gì?

eKYC còn được gọi là định danh khách hàng điện tử

eKYC còn được gọi là định danh khách hàng điện tử, nhờ vào hệ thống công nghệ giúp đơn giản hóa các thủ tục và tạo ra nhiều sự thuận tiện cho khách hàng. Hiện nay trên thị trường, đa số toàn bộ các ngân hàng tại nhiều quốc gia đã và đang chuyển sang áp dụng phương thức nhận dạng khách hàng thông qua hệ thống điện tử.

Tầm quan trọng của eKYC ở ngân hàng?

Việc này tránh các trường hợp gian lận hay chống rửa tiền, tài trợ cho các thành phần khủng bố, tham nhũng tài chính

Xác thực thông tin cá nhân của khách hàng: Các bước của KYC là để xác minh danh tính của khách hàng bao gồm như khuôn mặt để mở tài khoản ngân hàng hay xác thực các giấy tờ tùy thân có liên quan gồm hộ chiếu, hộ khẩu, hóa đơn tiền điện nước, hợp đồng lao động,… để làm bằng chứng xác thực quá trình khoản vay tín dụng.

Các thủ tục này thực sự vô cùng cần thiết để đáng giá hay quản lý rủi ro, tránh các trường hợp gian lận hay chống rửa tiền, tài trợ cho các thành phần khủng bố, tham nhũng tài chính, có thu nhập bất hợp pháp,…

Vì vậy, những ngân hàng phải luôn đảm bảo người sở hữu tự động đăng ký mở tài khoản và người thực hiện quá trình giao dịch cũng chính là người đã đăng ký. Nếu khách hàng không tuân thủ theo quy định của KYC đặt ra thì ngân hàng sẽ từ chối mở tài khoản cho khách hàng.

Ở Việt Nam thì eKYC là gì?

Ngân hàng tự động đặt ra quy trình và thủ tục cho eKYC

Thực hiện kiểm tra hay điều tra các tài liệu của người đã nộp đơn.

Trước khi nhận được sự đồng ý thực hiện eKYC thì những ngân hàng không quan trọng là trong nước hay ở nước ngoài đều phải thiết lập quy trình hay thủ tục để tiến hành các hướng dẫn sau theo đúng thông tư và một số luật pháp có liên quan như sau:

  • Tiến hành cập nhật các tài liệu tương tự như quy định của KYC thông thường: Biểu mẫu đăng ký theo ngân hàng, tài liệu để xác minh danh tính, có thể là căn cước hay hộ chiếu.
  • Thực hiện kiểm tra hay điều tra các tài liệu của người đã nộp đơn.
  • Nhắc nhở cho người đăng ký về các bước để thực hiện KYC thông qua các hệ thống điện tử và những phương tiện khác với quy trình KYC truyền thống,
  • Thông báo kết quả điều tra eKYC đến người đăng ký và mở tài khoản thông qua việc cung cấp số lượng cùng giới hạn về tài khoản cho khách hàng.

Các nguyên tắc phương pháp của eKYC là gì?

Ngân hàng có quyền đưa ra quyết định về hình thức, phương pháp hay hệ thống công nghệ sẽ được áp dụng

Khi xây dựng các hướng dẫn này thì ngân hàng có quyền đưa ra quyết định về hình thức, phương pháp hay hệ thống công nghệ sẽ được áp dụng, miễn là hệ thống đó phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí tối thiểu như sau:

  • Thông tin cá nhân của khách hàng phải đầy đủ và xác thực đó chính là khách hàng, cụ thể là giọng nói, dấu vân tay, khuôn mặt,.. Miễn là yếu tố đó đảm bảo việc giả mạo không được và độ chính xác cũng phải cao.
  • Yếu tố đó phải chứa đựng một hình thức để xác thực tên của người đăng ký trên tờ đơn.
  • Bao gồm một hình thức để có thể theo dõi nhận dạng được khách hàng trong suốt thời gian sử dụng tài khoản, đối chiếu thông tin đó với danh sách theo dõi của chính phủ và có thể tiến hành tịch thu đối với tài khoản có hành động khác lạ.
  • Tài khoản đảm bảo được độ bảo mật của hồ sơ trong suốt quá trình điều tra eKYC cũng như về danh tính hay tài liệu hệ thống của khách hàng trong quãng thời gian dùng tài khoản và luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật tại những nơi khác.

Quy định về mở tài khoản bằng eKYC

Muốn mở được tài khoản bằng eKYC thì người đăng ký phải có số tiền giao dịch được giới hạn là 100 triệu đồng

Muốn mở được tài khoản bằng eKYC thì người đăng ký phải có số tiền giao dịch được giới hạn là 100 triệu đồng cho mỗi đối tượng trong mỗi tháng, ngoại trừ 5 trường hợp dưới đây như sau:

  • Việc xác minh danh tính khách hàng đều được tiến hành qua các cuộc gọi video thì phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nhất định về độ bảo mật hay chất lượng cuộc gọi.
  • Ngân hàng được phép dùng các tài liệu công khai để xác minh danh tính của người đăng ký.
  • Sau khi đã thẩm định và điều tra dựa vào các giấy tờ thu thập được thì ngân hàng sẽ tiến hành gặp mặt trực tiếp người sở hữu tài khoản.
  • Thực hiện chuyển khoản qua một tài khoản khác nhưng trong cùng một ngân hàng.
  • Khách hàng đã bắt đầu thanh toán một phần khoản vay của ngân hàng mà chủ sở hữu đang mở tài khoản tại đó.

Tuy nhiên, khách hàng cần phải ghi nhớ tính bảo mật cũng mức độ an toàn vẫn phải được liên tục duy trì. Mặc dù, một số quy định đã được thay đổi trong các thông tư này, nhưng quan trọng nhất vẫn chính là quy trình của eKYC.

Như vậy, KYC là gì? Được xây dựng với mục đích bảo vệ quyền lợi của người đầu tư hay người tư vấn kinh doanh. Nhờ vậy, người đầu tư sẽ biết được nên đầu tư như thế nào hay lựa chọn được phương thức thích hợp để đem lại thu nhập cao và quan trọng là các nhà tư vấn cũng sẽ đánh giá được đâu là khách hàng tiềm năng để thêm vào danh sách đầu tư của mình. Sanuytin.com chúc trader thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.