X

Kim loại quý là gì? Tìm hiểu các kim loại quý trên thế giới

Kim loại quý là gì? Tìm hiểu các kim loại quý trên thế giới

Khi nhắc đến các loại kim loại quý hiếm nhất thế giới thì hầu như nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vàng và kim cương. Nhưng trong số đó vẫn tồn tại nhiều kim loại khác cũng quý hiếm và đắt đỏ hơn nhờ vào đặc tính riêng biệt của chúng. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu về kim loại quý là gì? Điều gì làm cho chúng trở nên quý giá? Trong bài viết dưới đây nhé!

Kim loại quý là gì?

Kim loại đắt nhất trên thế giới

Kim loại quý hay có tên khác là kim khí quý, một thuật ngữ dùng để chỉ nhóm các kim loại mang giá trị cao và hiếm trong tự nhiên. Đó cũng chính là những nguyên tố hóa học có giá trị về mặt kinh tế.

Những kim loại được xem là quý chỉ khi số lượng của chúng rất ít và vô cùng hiếm trong thị trường và có tầm quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có một số kim loại quý hiếm khác nhờ vào các tính năng sử dụng đặc biệt của mình. Thí dụ như vàng hay bạc đang có sức hút mãnh liệt với các nhà đầu tư trên thế giới.

Đặc điểm, giá trị của kim loại quý là gì?

Trong tự nhiên, tồn tại rất nhiều kim loại quý hiếm mà rất ít người biết đến hay nhận dạng được chúng. Vì vậy, những nhà hóa học thường dựa trên đặc điểm, cấu tạo của kim loại, để phân chúng ra thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có những ứng dụng khác nhau vào trong đời sống con người.

Theo đó, những kim loại được xếp vào nhóm bạch kim có thể kể đến như: Kim Ruthenium, Rhodium, kim loại Palladium, Osmium, Iridium, và bạch kim. Thường, các kim loại khí này có độ bóng cao, tính chất mềm và dễ uốn nắn cùng với khả năng chịu được nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với các kim loại bình thường khác trên thị trường.

Tìm hiểu Iridium là gì?

Nhưng từ thời xa xưa, nhóm kim loại quý này thường được sử dụng vào các hoạt động mua bán giống như một loại tiền tệ, với xã hội hiện đại hóa hiện nay thì nó được xem là một tài sản để đầu tư. Song song đó, các mặt hàng công nghiệp ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như vàng, bạc, bạch kim và Palladium đều có một mã tiền tệ sẽ là ISO 4217.

Bên cạnh đó, các kim loại quý khác còn được sử dụng để đúc tiền như tiền xu hay được đúc thành thỏi, nén, miếng, nguyên khối,… chỉ có thể là vàng và bạc.

Mặc khác, vàng và bạc là hai nguyên tố có tính ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp và đã trở thành một nguyên vật liệu quan trọng dùng để chế tác các loại hình mang đậm chất nghệ thuật, đồ trang sức,…trên thị trường.

Tuy nhiên, các kim loại quý khác dưới hình thức trữ lượng lớn thường sẽ được gọi là vàng thỏi và được giao dịch trên thị trường. Đây là vàng được đúc thành từng thỏi, hoặc đúc thành tiền xu và có đơn vị đo lường là “Troy Ounce” tương ứng với 1,1 Ounce thường hay gần bằng 0,031 kg (1 Ounce = 28,35g).

Bảng xếp hạng kim loại quý nhất trên thế giới

Chắc có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc tại sao “Kim cương được cả thế giới tôn sùng là loại trang sức đắt đỏ nhất, nhưng lại là nguyên tố không được gọi tên trong danh sách kim loại quý.”

Bởi lẽ, kim cương là chất có độ cứng nhất hiện nay và điều này khiến cho nhiều người nhầm lẫn xếp kim cương vào nhóm kim loại. Nhưng thực sự thì kim cương chính là một phi kim và có cấu tạo đặc biệt là Cacbon và các nguyên tử C này lại có vị trí sắp xếp vô cùng đặc biệt trong kim cương.

Chính vì thế, kim cương được nhiều người nhận định là có độ cứng vượt trội cùng khả năng phản quang hoàn hảo nhất thế giới. Dưới đây sẽ là những siêu phẩm kim loại quý được gọi tên trên thị trường hiện nay như sau:

Rodi (Rhodium)

Kim loại hiếm nhất thế giới

Rodi được phát hiện bởi William Hyde Wollaston vào năm 1803. Đây là một kim loại có màu trắng bạc, cứng và rất dễ kéo thành sợi. Nó có hệ số phản xạ cao, cùng khả năng dẫn điện hay dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả những kim loại được xếp vào nhóm Platin (PGM).

Với đặc tính nổi bật như vậy, nên Rodi được dùng làm chất pha chế để kết hợp với bạch kim sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp điện và công nghiệp chế tạo đồ thủy tinh. Quan trọng hơn, nó còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô hay dùng để sản xuất kính, gương và đồ trang sức, động cơ tuốc bin cho máy bay,…

Bạch kim (Platinum)

Bạch kim là một trong số những kim loại quý nhất thế giới, mang một màu trắng xám đặc biệt, cùng tính khó bị ăn mòn, khả năng chịu được nhiệt độ nóng chảy lên đến 3215 độ F. Cho nên, bạch kim được sử dụng trong lĩnh vực trang sức, các điện cực, thiết bị y tế và nha khoa, các thiết bị xúc tác chất hóa học,…

Nhờ vào đặc tính đó mà bạch kim trở thành trang sức được nhiều người ưa chuộng vì không gây dị ứng kể cả người có làn da nhạy cảm nhất vẫn cảm thấy an toàn, không bị ảnh hưởng gì khi sử dụng những món đồ làm bằng bạch kim.

Vàng (Gold)

Vàng là nguyên tố có màu vàng đặc trưng khi biến thành khối, nhưng khi cắt nhuyễn sẽ lập tức chuyển thành màu đen, hồng ngọc hay tím,… Với đặc tính mềm, dễ uốn dẻo hay dát mỏng, cùng khả năng chiếu sáng nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế tạo trang sức hay phục hồi nha khoa, thực phẩm,…

Bên cạnh đó, khi kết hợp vàng với các hợp kim khác thì sẽ tạo thành những kim loại có màu sắc khác nhau như: Kết hợp với đồng sẽ cho ra màu đỏ, hợp kim với sắt sẽ cho ra màu xanh lá, hợp kim với nhôm tạo thành màu tía, với bạch kim tạo thành màu trắng.

Ruteni (Ruthenium)

Ruteni kết hợp với hợp kim của Paladi và bạch kim để làm tăng thêm độ cứng, độ bền cho sản phẩm

Rutheni được phát hiện bởi nhà khoa học Nga là Karl Klaus vào năm 1844 và có tên bắt nguồn từ Ruthenia – Một khu vực có lịch sử lâu đời nay trở thành miền tây của quốc gia Nga, Ukraine, Belarus, một phần của Slovakia và Ba Lan. Sở dĩ, ông đặt tên cho nguyên tố này là Rutheni chỉ để gợi nhớ đến quê hương của mình.

Tương tự như các kim loại quý khác thì Rutheni cũng có nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống như khi thêm Ruteni vào hợp kim của Paladi và bạch kim để làm tăng thêm độ cứng, độ bền cho sản phẩm, được sử dụng trong ngành điện tử,…

Iridi (Iridium)

Iridi là một nguyên tố được xếp vào nhóm Platin (PCM), có độ cứng và màu trắng bạc đặc trưng. Một kim loại quý có khả năng kháng mòn tốt nhất thậm chí đang ở nhiệt độ cao khoảng 2000 °C.

Do là kim loại quý hiếm nhất trên trái đất, với sản lượng tiêu thụ hàng năm chỉ 3 tấn, nên nó được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp đặc thù và trong y học hay y khoa, điện tử, ô tô cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác như bút bi, đồng hồ, và la bàn,…

Osimi (Osmium)

Osimi được phát hiện bởi ông Smithson Tennant vào năm 1803. Đây là một nguyên tố có khả năng chịu nhiệt tốt nhất trong tất cả các kim loại thuộc Platin (PGM). Ở trạng thái rắn chắc, nó sẽ có màu trắng hơi xanh tương tự như kim loại kẽm và vững bền với các axít.

Bản chất của kim loại này được dùng chủ yếu trong các hợp kim không gỉ và sử dụng để bịt đầu các ngòi bút hoặc các trụ bản lề dụng cụ. Nhưng mới đây, nhà khoa học người Anh đã phát hiện giữa Osimi và Rutheni có khả năng chữa bệnh ung thư ruột và ung thư buồng trứng.

Paladi (Palladium)

Paladi có tính chống xỉn màu tốt, dẫn điện ổn định, khả năng chống ăn mòn hóa học cực cao, chịu được nhiệt tốt

Paladi là một kim loại hiếm mang màu trắng bạc và có độ bóng cao, được tìm thấy bởi William Hyde Wollaston vào năm 1803.

Đây là kim loại có tính chất đặc biệt nhất, khi ở nhiệt độ phòng cùng áp suất khí quyển, Paladi có thể hấp thụ nguyên tử Hiđro lên đến 900 lần so với thể tích của nó, làm cho nó trở thành một chất lưu trữ hiệu quả và an toàn cho nguyên tử Hiđrô.

Paladi cũng có tính chống xỉn màu tốt, dẫn điện cực kỳ ổn định, cùng khả năng chống ăn mòn hóa học cực cao, chịu được nhiệt tốt. Cho nên, được dùng trong các bộ chuyển đổi xúc tác của lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô.

Reni (Rhenium)

Đây là một kim loại đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc với khả năng chịu nhiệt cao lên đến hơn 3.000 độ C. Vì vậy, các hợp kim với Reni đều được sử dụng để chế tạo các bộ phận trong máy bay phản lực, tên lửa, và là vật liệu quan trọng trong ngành năng lượng nguyên tử.

Hợp kim của Reni với Vonfram còn được sử dụng để làm dây tóc bóng đèn điện, chế tạo pin nhiệt điện hay trở thành chất xúc tác trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu.

Bạc

Từ rất lâu về trước, bạc là kim loại được dùng trong các hoạt động mua bán và làm thước đo cho hệ thống tiền tệ. Nhưng ngày nay, ngoài việc sử dụng để làm đồ trang trí có giá trị thì kim loại quý này còn được ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống khác như: Làm răng giả, linh kiện điện tử hay sản xuất gương cần độ phản xạ cao,…

Indi (Indium)

Bảng xếp hạng độ cứng của kim loại

Indi là một kim loại có tính chất mềm, dễ uốn và dễ nóng chảy. Ở dạng tinh khiết Indi được cho là không gây nguy hiểm gì và được tìm thấy bởi hai nhà hóa học người Đức là Ferdinand Reich và Hieronymous Theodor Richter vào năm 1863.

Ứng dụng chủ yếu của Indi chính là sản xuất các điện cực trong suốt dùng trong các màn hình tinh thể lỏng (LCD) và còn được dùng phổ biến trong những màng mỏng để tạo ra các lớp bôi trơn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hợp về kim loại quý là gì? Mong rằng bài viết Sanuytin.com sẽ hữu ích với những người đọc. Có thể thấy, cho dù là kim loại quý hay kim loại thường, đều có những ứng dụng đặc biệt vào trong đời sống của con người, nên cần có những biện pháp khai thác hợp lý để tránh việc số lượng kim loại quý đang dần biến mất trong tự nhiên.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.