X

Insider Trading là gì? Thế nào là giao dịch nội gián?

Insider Trading là gì? Thế nào là giao dịch nội gián?

Insider Trading là gì? Đây là một thuật ngữ dùng để ám chỉ hành vi mua bán thông tin bí mật trong thị trường chứng khoán như cổ phiếu hay trái phiếu,….Gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người đầu tư.

Insider Trading là gì?

Insider là gì? Hành vi mua bán thông tin bí mật

Insider Trading là gì? Insider Trading hay còn được gọi là giao dịch nội gián, chính xác hơn dùng để chỉ những hành động mua hay bán chứng khoán bởi một người nào đó có cơ hội được tiếp cận các thông tin tuyệt mật hoặc loại chứng khoán đó chưa được phát hành ra ngoài.

Tuy nhiên, hành vi mua hay bán nội bộ này có thể bị xem là phạm pháp hay không thì vẫn còn tùy thuộc vào khoảng thời gian mà hành động này được diễn ra.

Nếu Insider Trading được cho là vi phạm pháp luật, nếu những thông tin hay tài liệu đó vẫn chưa được phép công khai ra bên ngoài thị trường. Vì nó sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng và mang tính không công bằng đối với những người đầu tư khác khi họ chưa nắm bắt được các thông tin này.

Hơn nữa, những người đứng ra thực hiện hành vi mua bán thông tin nội bộ thường sẽ chi trả một khoản tiền để mua lại một số thông tin nào vẫn chưa được công bố ra bên ngoài thị trường chứng khoán.

Việc thực hiện Insider Trading này, không chỉ giám đốc là người có thể thực hiện thì những người khác người môi giới chứng khoán hay những thành viên trong gia đình của giám đốc hoặc nhân viên đều có thể thực hiện hành động mua bán này.

Mặc khác, Insider Trading vẫn được xem là hợp pháp nếu trường hợp các thông tin nội bộ đều đã được phát hành trước đó. Vì vậy, khi so với những nhà đầu tư khác thì những người đang thực hiện mua bán Insider Trading sẽ dễ dàng gặp bất lợi hơn các trường hợp trên, chẳng hạn như, các nhân viên trong một doanh nghiệp họ thường xuyên phải báo cáo hoạt động giao dịch của mình theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán SEC.

Không những vậy, thị trường tiền ảo từ trước cho đến nay vẫn luôn được nhận xét là rất dễ bị biến động và dễ chịu sự chi phối nữa. Đây cũng không phải là nỗi bận tâm của nhiều nhà đầu tư mà những quan chức của SEC cũng đang khá lo ngại về vấn đề này khi không thể kiểm soát được.

Ví dụ về giao dịch nội gián

Vào tháng 9/2017, cựu nhà phân tích tài chính của Amazon, Brett Kennedy đã bị cáo buộc tội giao dịch nội gián. Trước khi báo cáo thu nhập của Amazon được công bố, Kennedy đã cung cấp cho Maziar Rezakhani thông tin về thu nhập quý 1 năm 2015 của Amazon, các nhà chức trách cho biết. Rezakhani đã trả cho Kennedy 10.000 đô la cho thông tin này.

Quy định về việc xử lý giao dịch Nội gián tại Việt Nam

“Nếu người biết hoặc có thông tin nội bộ mua bán chứng khoán, tiết lộ thông tin hoặc nhờ người khác mua, bán chứng khoán thì sẽ bị phạt tiền, tịch thu số lợi bất hợp pháp hoặc chịu trách nhiệm hình sự. pháp luật”.

Do đó, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán sẽ bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và toàn bộ thu nhập bất hợp pháp có được từ hành vi này. vi Sử dụng thông tin nội bộ để mua hoặc bán chứng khoán. (Theo điều 26 (1) của Luật Giao dịch Chứng khoán năm 2010)

“Bất kỳ ai biết về thông tin chưa được tiết lộ liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng mà tiết lộ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó, những thông tin đó có thể mua, bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này, tư vấn cho người khác căn cứ vào thông tin này để mua, bán chứng khoán thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc 06 tháng đến 3 năm tù giam”. (Theo điều 210 Bộ luật Hình sự 2015)

Do đó, đối với giao dịch nội gián, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự.

Insider Trading nguy hiểm như thế nào với thị trường chứng khoán

Nội gián là gì? Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường

Nếu một người nào đó đang sở hữu trong tay một số lượng cổ phiếu hay trái phiếu rất lớn thì những nhà đầu tư này lại có thể xoay vòng số tài sản đó của mình hay chính xác hơn là họ đang có quyền thao túng thị trường chứng khoán.

Những trader đang xây dựng giao dịch vòng tròn, nghĩa là người này sẽ bắt đầu bán cho người kia và cuối cùng vẫn sẽ quay trở lại người bán lúc đầu, nhưng giữa những người bán và người mua này đều sẽ không thu được một khoản tiền lời, nhưng chỉ tạo ra một cảm giác là loại chứng khoán đó thường xuyên được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán.

Chính việc Insider Trading đã góp phần tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó trên thị trường luôn được duy trì ở trạng thái không tăng hoặc không giảm. Ngoài ra, Insider Trading còn giúp tạo ra một mức giá đóng cửa hoặc mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

Như vậy, có thể thấy trên thị trường luôn tồn tại rất nhiều công ty hay trader luôn tìm mọi cách để mua được những thông tin bí mật của đối thủ, nhằm mục đích muốn điều khiển và chi phối thị trường. Do đó, hành vi Insider Trading gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường khi không thể tạo ra hoạt động giao dịch đem lại giá trị thực cho trader.

Xem thêm: https://sanuytin.com/bo/

Một số trường hợp Insider Trading trên thị trường tiền điện tử

Xảy ra tình trạng Bitcoin Cash của Coinbase

Tỷ giá của Bitcoin Cash trước khi thông báo được công bố

Vào ngày 19 tháng 12 năm 2017 thì Coinbase đã đưa ra một thông báo trên Twitter là sẽ tích hợp Bitcoin Cash vào sàn giao dịch này, nhưng tất cả khối lượng giao dịch hay tỷ giá của Bitcoin Cash lại có xu hướng tăng đột biến trước khi thông báo được công bố ra bên ngoài thị trường.

Xảy ra tình trạng tại Financial Supervisory Service – FSS

Hành vi giao dịch nội gián

Đây là một tổ chức Dịch Vụ Giám Sát Tài Chính Hàn Quốc cũng bị tiến hành điều tra vì nghi ngờ có hành vi mua bán Insider Trading cụ thể như sau:

Người đứng đầu tổ chức FSS chính là Choi Hyung-sik đã chính thức lên tiếng xác nhận vào ngày 18 tháng 1 đã xảy ra những hành vi giao dịch nội gián. Dễ hiểu là nhờ vào việc biết trước những thông tin về quy định khi Trade Coin mới thì những quan chức khác của cơ quan FSS đã tiến hành thực hiện giao dịch trước khi có thông báo.

Mặc dù họ đã bị bắt quả tang, nhưng một quan chức khác của cơ quan FSS vẫn cố gắng biện minh cho hành vi của mình với lý do là “Không có nguyên tắc đạo đức về hành vi với thị trường tiền điện tử, nên rất khó để đưa ra bất kỳ hình phạt nào”.

Như vậy, bắt buộc nhà đầu tư phải chấp nhận việc thị trường tiền điện tử vẫn luôn có tình trạng Insider Trading. Tuy nhiên, việc theo dõi các hành vi giao dịch nội gián là điều rất khó khăn, bởi danh tính thực sự của những người chủ mưu lại không được công khai với bên ngoài, với lý do là những người này đã không có sự đăng ký với bất kỳ sàn giao dịch nào cả.

Vì vậy, đây cũng có thể là lý do mà hai người sinh đôi Winklevoss hiện đang điều hành sàn giao dịch Gemini đã và đang trực tiếp hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc theo dõi những kẻ có hành vi xấu xa này.

Mặc dù, đa số mô hình Pump – Dump ít xảy ra đối với các đồng Coin lớn như đồng Bitcoin hay Ethereum mà chỉ thường xảy ra với những đồng tiền Altcoin ít phổ biến trên thị trường hơn. Tuy nhiên, không phải là đồng Bitcoin chưa từng bị thao túng, điển hình là vụ xả Coin của Mt.Gox đã khiến cho đồng BTC liên tục có xu hướng giảm giá cực kỳ mạnh trên thị trường tiền điện tử.

Ý nghĩa của Insider Trading đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Insider Trading là gì? Thị trường chứng khoán chấp nhận không?

Tại Việt Nam thì đã ban hành luật và nêu rõ mức xử phạt đối với những người có hành vi Insider Trading, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều trường hợp xảy ra đều có liên quan đến giao dịch nội gián, gây ra những hậu quả khó lường.

Trong đó, Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) là một tổ chức có thẩm quyền theo dõi tất cả những hoạt động đang diễn ra trên thị trường chứng khoán cũng như đưa ra những hạn mức xử phạt hợp lý đối với những người có hành động Insider Trading.

Nói như vậy thôi chứ trên thực tế thì vẫn còn đọng lại những cuộc giao dịch chui vẫn đang diễn hàng ngày, mặc dù Ủy Ban Chứng Khoán đã thường xuyên theo dõi cũng như đưa ra những hạn mức xử phạt nghiêm minh.

Ngoài ra vẫn còn thiếu những biện pháp để can thiệp vào nhằm hạn chế những tình trạng Insider Trading có thể xảy ra, làm cho thị trường không có sự cân bằng, thiếu sự minh bạch và nhiều nhà đầu tư lại cảm thấy e ngại khi tham gia vào thị trường.

Thời gian để cơ quan tiến hành điều tra và đưa ra mức xử phạt có thể mất từ 1 đến 2 năm. Đó là một khoảng thời gian quá dài đủ để cho các đối tượng thực hiện hành động Insider Trading để che dấu hành vi phạm tội của mình.

Như vậy trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì Insider Trading lại hoàn toàn bị phản đối và là hành vi trái với pháp luật. Bởi một phần là gây ra những tác động lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, mặc khác thì tạo ra những khó khăn và không có sự công bằng cho những người đầu tư.

Front Running là gì?

Front running là một hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính, trong đó một người hay một tổ chức giao dịch trước khi một giao dịch lớn khác được thực hiện, để tận dụng những thông tin mật hoặc các yếu tố khác mà họ biết được sẽ ảnh hưởng đến giá của tài sản được giao dịch. Điều này có thể xảy ra khi một người giao dịch đã biết về một giao dịch lớn sắp xảy ra, nhưng chưa được công bố hoặc được xử lý trên thị trường chính thức.

Front running thường được thực hiện bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán tài sản trước khi giao dịch lớn được thực hiện, với mong muốn thu được lợi nhuận từ việc giá tài sản được định giá lại sau khi giao dịch lớn được thực hiện. Hoạt động front running thường bị coi là không đạo đức và có thể vi phạm các quy định về giao dịch trên thị trường tài chính.

Làm thế nào để ngăn ngừa Front Running?

Các biện pháp để ngăn ngừa front running bao gồm:

  • Công khai thông tin: Công bố thông tin đầy đủ và chính xác về các giao dịch dự kiến trên thị trường có thể giúp giảm thiểu các hoạt động front running.
  • Sử dụng các công nghệ bảo mật: Sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa thông tin, chữ ký số và phân quyền truy cập có thể giúp ngăn chặn các thông tin mật được sử dụng để thực hiện front running.
  • Hạn chế quyền truy cập thông tin: Hạn chế quyền truy cập thông tin chỉ cho những người có nhu cầu thực sự, điều này giúp giảm thiểu khả năng thông tin bị rò rỉ và được sử dụng để thực hiện front running.
  • Sử dụng các thuật toán giao dịch: Các thuật toán giao dịch có thể được sử dụng để đặt các lệnh mua và bán trên thị trường mà không cần phải tiết lộ thông tin đặt lệnh của người dùng, giúp giảm thiểu khả năng front running.
  • Kiểm tra độ tin cậy của đối tác giao dịch: Kiểm tra độ tin cậy của đối tác giao dịch trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào có thể giúp tránh những hoạt động front running từ phía của họ.
  • Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro thông qua việc sử dụng các công cụ như stop-loss orders và take-profit orders có thể giúp giảm thiểu rủi ro của các giao dịch và giảm thiểu khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động front running.

Bài viết của Sàn Uy Tín đã cung cấp toàn bộ thông tin về Insider Trading là gì, có lẽ nhà đầu tư cũng đã hiểu rõ hơn về hành vi giao dịch nội gián này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng vô cùng, làm cho cộng đồng trader cảm thấy lo sợ khi tham gia giao dịch trên thị trường, nên các cơ quan cần phải đưa ra những hình phạt thật nghiêm ngặt hơn nữa, để hạn chế những vấn đề này.

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.