Đường MA trong chứng khoán là gì – Đây là một trong số chỉ báo được sử dụng để phân tích kỹ thuật chứng khoán và được nhiều trader chuyên nghiệp tin tưởng sử dụng. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu chi tiết về cách dùng hiệu quả MA nhé!
- Hội đồng vàng thế giới và chức năng chính của hội đồng
- Holo coin là gì? Holo coin (HOT) có xứng đáng để đầu tư?
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Forward Contract có đặc điểm và ý nghĩa gì?
- Hợp đồng quyền chọn là gì? Ưu và nhược điểm của Option Contract
Đường MA trong chứng khoán là gì?
Đường MA trong chứng khoán còn được gọi là đường trung bình động, dùng để mô tả sự biến động hay chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian cố định.
Hay nói cách khác, đường MA còn có tên gọi khác là Moving Average – Một công cụ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thông qua việc làm phẳng hoạt động biến động của chuỗi giá cổ phiếu trên thị trường.
Nhưng trong thống kê, đường trung bình chính là một phép tính dùng để phân tích các dữ liệu, bằng cách tạo ra hàng loạt các giá trị trung bình của những tập con khác nhau trong tập dữ liệu đầy đủ.
Trong thị trường tài chính, đường MA lại được biết đến là một chỉ báo chứng khoán được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Nguyên nhân để tính toán đường trung bình động của một cổ phiếu chính là để hỗ trợ làm mịn dữ liệu giá thông qua cách hình thành một mức giá trung bình nhưng liên tục được cập nhật trên thị trường.
Đặc điểm của đường MA trong chứng khoán?
Đường MA trong chứng khoán có cấu tạo bằng cách tính toán đường trung bình động, ảnh hưởng từ những biến động bất ngờ, diễn ra trong thời gian ngắn hạn đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại khung thời gian xác định. Chình vì vậy, MA sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt và trong đó, có một số điểm mà trader cần phải ghi nhớ như sau:
Đường MA chỉ là một chỉ bảo đơn giản
- Thông thường, các đường trung bình động sẽ được sử dụng để tính toán khi muốn xác định xu hướng giá của cổ phiếu trên thị trường hay xác định khu vực kháng cự, hỗ trợ của nó trên biểu đồ. Nói cách khác đó là một chỉ báo theo xu hướng hoặc tụt hậu vì đa số đường MA trong chứng khoán đều dựa vào giá trong quá khứ.
Thời gian và độ trễ tỷ lệ thuận với nhau
- Khoảng thời gian dành cho những đường MA trong chứng khoán càng lâu thì chứng tỏ độ trễ sẽ càng lớn. Do đó, đường trung bình động 200 ngày sẽ có độ trễ lớn hơn nhiều so với đường trung bình động 20 ngày, vì nó có chứa giá trong 200 ngày qua.
- Các số liệu trung bình động 50 ngày hay 200 ngày của một cổ phiếu đều được các nhà đầu tư hay thương nhân liên tục cập nhật và theo dõi, nên được xem là một tín hiệu quan trọng để giao dịch trên thị trường tài chính.
MA là một chỉ báo tùy chỉnh
Đường MA trong chứng khoán là một chỉ báo hoàn toàn có thể tùy chỉnh, tức là nhà giao dịch có quyền tự do lựa chọn bất kỳ khung thời gian nào khi tính toán mức trung bình. Trong đó, các khung thời gian phổ biến nhất thường được ứng dụng vào các đường trung bình động lần lượt sẽ là: 15, 20, 30, 50, 100 và 200 ngày.
Nếu một khung thời gian được sử dụng để tạo thành giá trị trung bình càng ngắn thì chứng minh nó sẽ dễ nhạy cảm với những biến động của giá. Ngược lại, khung thời gian càng dài thì cho thấy độ nhạy cảm của đường MA trong chứng khoán sẽ càng ít đi.
Không có khung thời gian cố định
- Bản chất của đường MA là không có khung thời gian chính xác để sử dụng nếu muốn cài đặt các đường trung bình động của trader. Giải pháp tốt nhất để tìm ra khung giờ thích hợp với chiến lược của người giao dịch đó là thử trải nghiệm với một số khung thời gian khác nhau cho đến khi trader xác định được khung giờ phù hợp với chiến lược giao dịch của mình.
Đường MA ngầm báo hiệu xu hướng tăng giảm của chứng khoán
Một đường MA tăng đang ngầm báo hiệu chứng khoán ở một xu hướng tăng và ngược lại, đường trung bình động giảm, cho thấy xu hướng của thị trường cũng đang giảm.
Tương tự như thế, khi động lượng đang trên đà đi lên đã xác nhận với sự giao nhau ở một xu hướng tăng, điều đó xảy ra khi đường MA trong chứng khoán ngắn hạn cố gắng vượt qua đường trung bình động dài hạn trên biểu đồ phân tích.
Ngược lại, khi động lượng bắt đầu di chuyển xuống đã xác nhận với sự giao nhau ở một xu hướng giảm, điều đó xảy ra ngay khi đường trung bình động ngắn hạn chuyển động cắt xuống dưới đường MA dài hạn hơn trên biểu đồ phân tích.
Bên cạnh các đặc điểm trên của đường MA trong chứng khoán thì, nhà đầu tư còn có thể lựa chọn các khoảng thời gian khác nhau, cùng độ dài không giống nhau để tính toán được các đường trung bình động dựa vào mục đích giao dịch của chính họ.
Thông thường, các đường trung bình động ngắn hạn sẽ được ứng dụng thường xuyên trong giao dịch ngắn hạn và các đường MA dài hạn sẽ trở thành lựa chọn thích hợp hơn cho những nhà đầu tư thích giao dịch dài hạn.
Mặc dù, việc tính toán các đường MA trong chứng khoán vô cùng có ích, nhưng cũng chính là nền tảng cơ sở để các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác dựa vào, chẳng hạn như quá trình phân kỳ hội tụ của đường trung bình động (MACD).
Phân loại các đường trung bình động trên thị trường?
Nhà đầu tư có thể căn cứ vào trong đặc điểm, tính chất cũng như ưu điểm và nhược điểm của đường trung bình động mà phân thành 3 loại cơ bản như sau: Đường SMA, đường EMA và đường WMA. Dưới đây sẽ là đặc điểm riêng của từng loại đường trung bình động.
Đường SMA
Đường SMA còn được gọi với tên khác là đường trung bình động đơn giản hay Simple Moving Average. Đây là một đường được tính bằng cách lấy trung bình cộng của một bộ giá trị nhất định tại một khoảng thời gian đã được xác định từ trước.
Nói cách khác, SMA chính là một tập hợp các số hay các giá trong trường hợp công cụ tài chính đã được liên kết lại với nhau và sau đó, chia cho số giá trong một tập hợp đó.
Nhưng dạng đường trung bình động này sẽ có 2 điểm hạn chế đó là chỉ có khung thời gian được sử dụng để tính đường MA trong chứng khoán mới được xem xét mà thôi. Ngoài ra, đường SMA thể hiện tỉ trọng bằng nhau đối với các mức giá trong mỗi phiên giao dịch.
Đường EMA
Bản chất của đường EMA lại khá nhạy cảm với các biến động trong quãng thời gian ngắn hạn, do nó là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, với tiêu điểm quan trọng chính là đặt nặng những biến động giá xảy ra trong thời gian gần nhất.
Chính vì điều đó mà đường EMA còn có tên gọi tiếng Anh khác là Exponential Moving Average – Một dạng đường trung bình có thể hình thành nhiều trọng lượng hơn cho các mức giá trong thời gian gần, nhằm thúc đẩy để nó có thể phản ứng nhanh nhạy hơn với các thông tin mới trên thị trường.
Đường WMA
Đường WMA là một loại đường trung bình tỉ trọng tuyến tính và sẽ thường quan tâm đến các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất trên biểu đồ. Hiểu đơn giản, đường trung bình động số WMA sẽ chú trọng đến các hành động giá có khối lượng giao dịch lớn và đặc biệt các yếu tố chất lượng của dòng tiền đổ vào chúng.
Vì vậy, các đường WMA sẽ cung cấp quá trình biến động giá được rõ ràng hơn so với đường trung bình số SMA hay đường EMA. Điều đáng chú ý ở đây, ngay khi xuất hiện khoảng cách chênh lệch giá giữa các phiên giao dịch lớn thì tốt nhất nên sử dụng đường WMA sẽ đem lại sự hiệu quả cao hơn so với đường SMA.
Cách sử dụng đường MA trong chứng khoán hiệu quả
Thoạt nhìn đường MA trong chứng khoán có vẻ đơn giản, nhưng để sử dụng nó một cách hoàn hảo thì lại không hề đơn giản. Để ứng dụng đường trung bình động một cách hiệu quả ở bất cứ sàn giao dịch chứng khoán nào thì cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
Tín hiệu mua
Những tín hiệu mua này, chỉ xảy ra ngay khi đường ngắn hạn vượt qua các đường dài hạn trên thị trường. Lúc này, nhà giao dịch nên thực hiện đặt lệnh mua và chú ý đến các tín hiệu sau đây:
- Ngay khi các đường giá cố gắng vượt lên phía trên đường SMA20, điều đó đang ngầm báo hiệu một xu hướng tăng trong ngắn hạn.
- Khi một đường giá bắt đầu vượt lên phía đường SMA50, đang ngầm chứng tỏ một xu hướng tăng trong trung hạn.
- Khi một đường giá vượt lên phía trên của đường SMA100, điều này cho thấy một xu hướng tăng trong trung hạn.
- Khi đường SMA20 vượt lên phía trên của đường SMA50, điều này cung cấp một tín hiệu dài hạn đã được xác định trong một xu hướng tăng dài hạn.
- Khi đường giá vượt lên phía trên của đường SMA20 và đường SMA20 lại vượt lên trên đường SMA50, điều này cho biết xu hướng tăng giá đang rõ ràng hơn khi cả 3 đường va chạm nhau và bắt đầu di chuyển hướng lên trên.
Tín hiệu bán
Các tín hiệu bán này thường xuất hiện khi những đường ngắn hạn bắt đầu đi xuống phía dưới các đường dài hạn. Ngay lúc này, nhà đầu tư nên lập tức đặt lệnh bán và chú ý đến các tín hiệu sau đây:
- Khi một đường giá đang vượt xuống phía dưới của đường SMA20, điều đó cho thấy một xu hướng giảm trong ngắn hạn.
- Khi đường giá vượt xuống phía dưới của đường SMA50, điều này chứng tỏ một xu hướng giảm trong trung hạn.
- Ngay khi đường giá vượt xuống phía dưới của đường SMA100 , ngầm cung cấp một xu hướng giảm trong trung hạn.
- Nếu đường SMA20 vượt xuống phía dưới của đường SMA50, đang cho thấy một tín hiệu dài hạn đã được xác định trong một xu hướng giảm dài hạn.
- Nếu đường giá vượt xuống phía dưới của đường SMA20 và đường SMA20 lại vượt xuống phía dưới của đường SMA50, cho thấy một xu hướng giảm giá đang được thể hiện rõ ràng hơn khi cả 3 va chạm nhau và cùng hướng xuống phía dưới.
Toàn bộ thông tin trên về đường MA trong chứng khoán đã được giới thiệu trong Sanuytin.com. Mong rằng, nhà đầu tư sẽ biết cách ứng dụng nó hiệu quả trong quá trình đầu tư của mình. Nhưng chú ý, nên kết hợp đường trung bình động với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để cho ra kết quả tốt nhất nhé!