X

Những thông tin quan trọng về định chế tài chính phi ngân hàng

Những thông tin quan trọng về định chế tài chính phi ngân hàng

Những định chế tài chính phi ngân hàng là một nhóm tổ chức chuyên cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính cho người dùng và có vai trò to lớn đến nỗi có thể kiểm soát nền kinh tế của một quốc gia.

Vậy các định chế tài chính là gì? Tầm quan trọng của định chế tài chính phi ngân hàng ra sao? Các định chế tài chính ở Việt Nam bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về định chế tài chính phi ngân hàng này nhé!

Tìm hiểu định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính phi ngân hàng có tên gọi tiếng Anh là Financial Institution

Với câu hỏi quy chế tài chính là gì? Đây là một định chế tài chính phi ngân hàng có tên gọi tiếng Anh là Financial Institution hay được biết đến là một tổ chức trong đó các tài sản chủ yếu là những tài sản chính, cụ thể hơn là thông qua các phương thức như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay, thay vì những tài sản thực như nhà ở, nguyên vật liệu,….

Những định chế tài chính phi ngân hàng sẽ cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán trong thị trường tài chính.

Ngoài ra, các định chế tài chính phi ngân hàng này còn cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính khác nhau từ bảo hiểm hay bán các hợp đồng hưu bổng, cho đến cất giữ hộ các tài sản có giá trị hoặc cung cấp thêm loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, lưu trữ các thông tin tài chính.

Hiện nay, trên thị trường phân thành hai loại định chế tài chính phi ngân hàng đó là: Định chế tài chính trung gian và định chế tài chính bán trung gian.

  • Định chế tài chính trung gian: Các tổ chức đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu vốn với cương vị là một nhà kinh doanh trung gian, nhằm để cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau bằng hình thức bán những tài sản tài chính của mình và tiến hành mua lại các tài sản tài chính của người chủ cầu vốn.
  • Định chế tài chính bán trung gian: Một tổ chức đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với vai trò là một nhà môi giới, nhằm để cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau trên thị trường.

Vai trò của định chế tài chính phi ngân hàng

Định chế tài chính phi ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền trong hệ thống tài chính của cả nước.

Như vậy, những tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng này có vai trò tác động to lớn đến nền kinh tế của một quốc gia, hay chính xác là kiểm soát dòng tiền của cả nước. Dưới đây sẽ là một số vai trò của định chế tài chính phi ngân hàng như sau:

  • Định chế tài chính phi ngân hàng có cơ chế hoạt động như trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ, với nhiệm vụ là chuyển các quỹ đầu tư đến những công ty. Những định chế tài chính phi ngân hàng này có tầm quan trọng vì có thể tác động đến dòng tiền trong nền kinh tế.
  • Các định chế tài chính phi ngân hàng đã xuất hiện nhằm để quản lý các nguồn cung tiền và bảo vệ quyền lợi ích của những người sử dụng trên thị trường.
  • Đồng thời định chế tài chính phi ngân hàng cũng đã giảm thiểu một số khoản chi phí thường phát sinh trong quá trình giao dịch. Chính xác hơn là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho người đầu tư tiết kiệm tiền hay giảm thiểu chi phí giao dịch như chi phí tìm kiếm, chi phí tiến hành giao dịch, chi phí quy mô, chi phí kiến thức,….
  • Giảm thiểu được rủi ro cho nhà đầu tư, do hiện nay các định chế tài chính phi ngân hàng rất đa dạng, nên nó sẽ giúp hạn chế được rủi ro nhờ vào việc đa dạng hóa những danh mục đầu tư.
  • Ngoài ra, các định chế tài chính phi ngân hàng còn giúp ngăn ngừa rủi ro do sự thiếu kiến thức của nhà đầu tư, nhờ vào sự chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính này.
  • Định chế tài chính phi ngân hàng cũng thiết lập cơ chế thanh toán, bởi hầu như các định chế tài chính đều có vai trò cung cấp các hình thức, kênh thanh toán tiêu biểu như là ngân hàng thương mại.
  • Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thanh toán, đặc biệt là thanh toán không sử dụng tiền mặt lại cực kỳ quan trọng, đảm bảo thị trường được vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Như vậy, các tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng là một trong những nền tảng chủ chốt trong thị trường tài chính không riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì vậy, cần đưa ra những chính sách để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các định chế tài chính phi ngân hàng này trong tương lai là rất cần thiết.

Các định chế tài chính phi ngân hàng

Ngân Hàng Trung Ương

Đây là một cơ quan tài chính có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát toàn bộ những ngân hàng khác trên thị trường.

Ngân Hàng Trung Ương cũng nằm trong định chế tài chính phi ngân hàng. Đây là một cơ quan tài chính có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát toàn bộ những ngân hàng khác trên thị trường. Tại Hoa Kỳ thì Ngân Hàng Trung Ương đó là Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có nhiệm vụ thực hiện các chính sách tiền tệ hay quản lý của các tổ chức tài chính khác.

Những người đầu tư sẽ không thể tiếp cận với các Ngân Hàng Trung Ương này, thay vào đó là các cơ quan tài chính lớn sẽ trực tiếp thực hiện với Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang để cung cấp các sản phẩm giao dịch hay dịch vụ giao dịch đến người dùng.

Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ

Thông thường, những ngân hàng thương mại này chuyên cung cấp các sản phẩm giao dịch đến tay người sử dụng cá nhân hay sẽ trực tiếp thực hiện với các công ty. Nhưng hiện nay, đa số các ngân hàng lớn sẽ đưa ra hàng loạt tài khoản tiền gửi, cho vay hay tư vấn tài chính có giới hạn cho hai đối tượng này.

Các sản phẩm giao dịch được định chế tài chính phi ngân hàng này cung cấp thường là các ngân hàng bán lẻ hay ngân hàng thương mại gồm có những tài khoản tấm séc hay tiết kiệm, giấy chứng nhận tiền gửi (CDs), các khoản vay cá nhân và thế chấp, các thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh.

Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng này lại được sở hữu bởi các thành viên và chỉ hoạt động vì lợi ích của họ

Đây cũng là một trong những định chế tài chính phi ngân hàng, chuyên phục vụ các đối tượng khác nhau theo những nhóm ngành nghề khác là một thành viên của tổ chức, chẳng hạn như bác sĩ, quân nhân trong quân đội.

Trong khi các sản phẩm giao dịch đều được định chế tài chính phi ngân hàng cung cấp tương tự như các dịch vụ của những ngân hàng thương mại và các liên hiệp tín dụng này lại được sở hữu bởi các thành viên và chỉ hoạt động vì lợi ích của họ mà thôi.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

  • Những tổ chức tài chính thường hay nắm giữ lẫn nhau và cung cấp không vượt quá 20% tổng số tiền cho vay của những công ty trực thuộc danh mục trong những hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp này.
  • Hầu như, những người tiêu dùng cá nhân đều dùng các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đối với các tài khoản tiền được gửi hay các khoản tiền đã vay cá nhân và cho vay thế chấp.

Ngân hàng và công ty đầu tư

Hỗ trợ các cá nhân, công ty hay chính phủ đóng góp vốn bằng việc phát hành những chứng khoán trên thị trường.

Ngân hàng đầu tư sẽ không nhận các khoản tiền gửi mà thay vào đó, họ sẽ hỗ trợ các cá nhân, công ty hay chính phủ đóng góp vốn bằng việc phát hành những cổ phiếu, trái phiếu chứng khoán trên thị trường.

Những doanh nghiệp đầu tư, thường được gọi là các doanh nghiệp quỹ đầu tư tương hỗ hay kéo quỹ đầu tư từ các nhà kinh doanh cá nhân và thể chế để cung cấp cho họ quyền được truy cập vào thị trường chứng khoán rộng lớn hơn.

Công ty môi giới

  • Những tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng này có nhiệm vụ hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc mua bán chứng khoán giữa những nhà giao dịch với nhau.
  • Qua đó, nhà đầu tư của những doanh nghiệp môi giới có thể tiến hành đặt lệnh giao dịch các cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch ngoại hối (ETF) và một số khoản đầu tư thay thế khác nữa.

Công ty bảo hiểm

  • Đây cũng là một tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng giúp những cá nhân giảm chuyển đổi những rủi ro về mất mát, thiệt hại thường gọi là các công ty bảo hiểm.
  • Trong đó, những cá nhân và công ty sẽ đều lợi dụng những công ty bảo hiểm này để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thất về tài chính như tử vong, tai nạn, mất mát về tài sản,…

Công ty quản lý tài sản

Các công ty này có trách nhiệm giám sát các quỹ đầu cơ, quỹ tương hỗ và chiến lược hưu trí.

Công ty quản lý tài sản thường hưởng lợi nhuận thông qua việc cung cấp cho nhà kinh doanh tự do được chọn lựa nhiều hơn so với việc tự đầu tư nhờ các những tổ chức lớn khác. Công ty sẽ tiến hành đầu tư các quỹ đầu tư tổng hợp của trader vào các chứng khoán thích hợp với mục tiêu tài chính đã công bố.

Các công ty này có trách nhiệm giám sát các quỹ đầu cơ, quỹ tương hỗ và chiến lược hưu trí. Từ đó, các định chế tài chính phi ngân hàng này sẽ tính chi phí dịch vụ hoặc chi phí hoa hồng hay thậm chí là khoản chi phí hoặc một phần trăm cố định trong tổng tài sản mà họ đang quản lý.

Tổ chức bán lẻ

Các tổ chức bán lẻ bán hàng hóa trực tiếp đến tay của những người tiêu dùng với mục tiêu thu được lợi nhuận và được thực hiện thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Những nhà bán lẻ sẽ có những quy mô hoạt động khác nhau, từ hộ gia đình kinh doanh nhỏ cho đến các siêu thị lớn.

Những nhà bán lẻ lớn sẽ mua hàng trực tiếp từ những nơi sản xuất hoặc nhà đại lý và sau đó sẽ tiến hành bán lại sản phẩm cho người tiêu dùng tại một mức giá đã xác định từ trước và tất nhiên nhà bán lẻ sẽ rất ít khi tự sản xuất hàng hóa.

Những định chế tài chính phi ngân hàng này họ chủ yếu hoạt động như một nhà trung gian kết nối trong việc trực tiếp lấy sản phẩm từ nhà đại lý và bán đến tay người tiêu dùng.

Hiệp hội nhà ở

Một tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng chuyên cung cấp các hoạt động ngân hàng hay dịch vụ tài chính khác

Đây cũng là một tổ chức định chế tài chính phi ngân hàng chuyên cung cấp các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hay dịch vụ tài chính khác cho các thành viên.

Hiệp hội nhà ở trực thuộc sở hữu của các thành viên giống như một tổ chức tương hỗ và được cung cấp bởi hiệp hội nhà ở sẽ gồm có việc thế chấp hay các tài khoản yêu cầu tiền gửi. Họ thường sẽ nhận được hỗ trợ từ các công ty bảo hiểm.

Trên đây là những thông tin của Sanuytin.com về định chế tài chính phi ngân hàng, một nền tảng vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của một quốc gia. Do đó, cần xây dựng một kế hoạch hiệu quả để tổ chức tài chính này có thể tăng trưởng hơn nữa trong tương lai.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.