X

Giấy phép CySEC là gì? Top 5 sàn Forex được CySEC cấp phép

Giấy phép CySEC là gì? Top 5 sàn Forex được CySEC cấp phép

Giấy phép CySEC là gì? Mà hiện nay rất nhiều sàn ngoại hối đều đăng kí để sở hữu. Ngoài ra, tổ chức này hoạt động như thế nào để quản lý các broker thành viên của mình. Cùng tìm hiểu mục tiêu, trách nhiệm của cơ quan tài chính này qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy phép CySEC là gì?

Giấy phép CySEC là gì?

Giấy phép CySEC, còn được gọi là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp, là cơ quan quản lý tài chính của Síp và là thành viên EU. Các quy định và hoạt động tài chính của CySEC tuân thủ các quy định tài chính MiFID của Châu Âu.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp là cơ quan giám sát độc lập giám sát thị trường dịch vụ đầu tư và chứng khoán có thể chuyển nhượng tại Cộng hòa Síp và các lãnh thổ nơi tập trung quản lý và đầu tư tài sản. CySEC cũng giám sát các nhà cung cấp dịch vụ hành chính không được ICPAC hoặc Hiệp hội luật sư Síp quản lý.

Mục tiêu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp

Giấy phép CySEC được thành lập với các mục tiêu chính sau:

  • Giám sát các sàn Forex và công ty môi giới: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động của các sàn giao dịch chứng khoán và các công ty môi giới tài chính một cách thường xuyên.
  • Cấp giấy phép cho các công ty môi giới và đầu tư: CySEC cấp phép cho các công ty đầu tư và môi giới hoạt động trên thị trường chứng khoán, ngoại hối và hợp đồng chênh lệch.
  • Quản lý và kiểm soát hoạt động của sàn Forex: So sánh và giám sát tất cả các thông tin liên quan về tổ chức. Kiểm soát, quản lý các các quy trình hoạt động, đảm bảo các công ty môi giới, sàn giao dịch tuân thủ theo quy định của tổ chức.
  • Kiểm tra định kỳ, điều chỉnh thẩm quyền: CySEC tiến hành kiểm tra định kỳ, thực hiện bất kỳ điều chỉnh hoặc hành động thực thi cần thiết nào đảm bảo thị trường tài chính minh bạch và công bằng.
  • Phát triển các khung quản lý cho dịch vụ tài chính: Tiếp thu, mở rộng và phát triển các khuôn khổ quản lý mới cho các sản phẩm tài chính hiện tại và tiềm năng tương lai.

Điều kiện sở hữu giấy phép CySEC

Điều kiện sở hữu giấy phép CySEC

So với các cơ quan FCA, ASIC thì giấy phép CySEC được coi là giấy phép tương đối uy tín trong ngành tài chính. Để có được giấy phép CySEC, các sàn Forex phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Văn phòng đại diện: Sàn môi giới này phải có văn phòng chính tại Cộng hòa Síp và ít nhất 3 giám đốc điều hành cấp cao là cư dân địa phương.
  • Vốn hoá hoạt động: Yêu cầu vốn tối thiểu là 125.000 EUR cho sàn Forex STP và 730.000 EUR cho sàn MM (Tạo lập thị trường).
  • Trình độ chuyên môn: Người đại diện văn phòng của công ty môi giới phải có nền tảng tài chính vững vàng và kiến ​​thức sâu rộng về thị trường.
  • Quỹ đền bù khách hàng: Giấy phép CySEC yêu cầu nhà môi giới tham gia chương trình bồi thường cho nhà đầu tư, chương trình này bảo vệ khách hàng trong trường hợp nhà môi giới gặp rủi ro.
  • Môi trường và dịch vụ tài chính: Các nhà môi giới phải tạo ra một môi trường minh bạch, một hệ sinh thái tiến bộ và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy, chất lượng cao.
  • Mô hình kinh doanh: Các nhà môi giới Forex phải có mô hình kinh doanh cạnh tranh và khả năng tài chính vững mạnh.

Vì những điều kiện này, nhà đầu tư có thể yên tâm khi giao dịch trên các sàn giao dịch được CySEC cấp phép.

CySEC quản lý các sàn Forex như thế nào?

Các nhà môi giới ngoại hối có giấy phép CySEC phải tuân theo các điều khoản và điều kiện do cơ quan giám sát tài chính này thiết lập. Quản lý CySEC chỉ định các yêu cầu sau:

  • Hội đồng CySEC có quyền yêu cầu các sàn giao dịch Forex nộp báo cáo tài chính hàng năm cho các công ty kiểm toán quốc tế độc lập.
  • Quỹ bồi thường ICF cung cấp cho khách hàng khoản bồi thường lên tới 20.000 EUR, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sàn Forex có nguy cơ phá sản.
  • Sàn ngoại hối phải chấp nhận trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý, thậm chí có thể bị thu hồi giấy phép.
  • Các nhà môi giới do CySEC quản lý phải giữ tiền của khách hàng trong các tài khoản tách biệt với các ngân hàng lớn của Châu Âu.
  • Các sàn Forex có giấy phép CySEC đều phải có vốn hoạt động tối thiểu là 750.000 Euro, một quy định mới theo chỉ thị MiFID.

Xem thêm: https://sanuytin.com/top-10-san-forex-uy-tin-nhat-the-gioi/

Tại sao các sàn Forex có giấy phép CySEC lại uy tín cao?

Các nhà môi giới có giấy phép CySEC đã chứng minh chất lượng và giá trị dịch vụ của họ. Các sàn giao dịch này được kiểm tra, hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp. Điều này cải thiện danh tiếng của các nhà môi giới được CySEC chứng nhận.

  • Bảo vệ an toàn cho nhà đầu tư: Các nhà môi giới được CySEC cấp phép tuân theo các quy định và quy tắc nghiêm ngặt. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các giao dịch và hoạt động an toàn, minh bạch cho khách hàng.
  • Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư: Giấy phép CySEC đảm bảo các sàn môi giới tuân theo các quy tắc quản lý liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư. Từ đó, giúp ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, tăng tính minh bạch để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
  • Tăng tính minh bạch và công bằng: Các sàn Forex có giấy phép CySEC phải đảm bảo các thông tin về giá cả, giao dịch, hoạt động sàn được công khai rõ ràng. Điều này giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch chính xác dựa trên các thông tin mà sàn cung cấp.

Cách kiểm tra giấy phép CySEC của sàn môi giới

Để kiểm tra sàn Forex có giấy phép CySEC hay không, trader có thể làm như sau:

  • Bước 1: Truy cập website của CySEC theo link sau: https://www.cysec.gov.cy/.
  • Bước 2: Chọn mục “Regulated Entities” >> Chọn “Investment Firm (Cyproit)”.
Cách kiểm tra giấy phép CySEC của sàn môi giới
  • Bước 3: Nhập tên sàn Forex vào công cụ tìm kiếm để tra cứu giấy phép.
Nhập tên sàn Forex để tra cứu giấy phép
  • Bước 4: Hệ thống hiển thị kết quả. Nếu nhà môi giới được CySEC cấp phép, thông tin sẽ xuất hiện ngay lập tức. Ngược lại, nếu không có là dấu hiệu cho thấy sàn đó lừa đảo.
Hệ thống hiển thị kết quả của sàn Forex được cấp phép

Top 5 sàn Forex được CySEC cấp phép

Hiện nay có rất ít sàn môi giới trên thị trường nhận được giấy phép CySEC. Dưới đây là Top 5 sàn Forex được CySEC cấp phép mà trader có thể tham khảo lựa chọn:

Top 5 sàn Forex được CySEC cấp phép

Sàn LiteFinance

LiteFinance là sàn giao dịch ngoại hối được thành lập năm 2005 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà môi giới hàng đầu thế giới về tài chính, phái sinh và chứng khoán Mỹ. Hiện tại, nhà môi giới được quản lý và cấp giấy phép CySEC có số 230122.

Sàn không ngừng mở rộng thị trường, với các đối tác đại diện tại hơn 216 quốc gia trên toàn thế giới, phục vụ hơn 1 triệu khách hàng và đăng ký hơn 300.000 tài khoản mỗi ngày. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn và chất lượng dịch vụ của họ.

Ưu nhược điểm của sàn Lite:

Ưu điểm

  • Lite có văn phòng đại diện tại Việt Nam
  • Nạp rút tiền có tốc độ siêu nhanh
  • Dịch vụ khách hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp, có hỗ trợ tiếng Việt.
  • Phí chênh lệch thấp, hoa hồng cạnh tranh
  • Nền tảng giao dịch xã hội Copy Trade tiên tiến.
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ VPS miễn phí cho giao dịch.

Sàn XTB

XTB là một thương hiệu phổ biến ở Châu u. Nhà môi giới này không chỉ có giấy phép CySEC và FCA mà còn được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Warsaw (WSE) của Ba Lan vào năm 2019 với tên XTB (X-Trade Brokers) IPO.

XTB hiện cung cấp tới 1.300 sản phẩm giao dịch bao gồm Forex, cổ phiếu, chỉ số, kim loại và hàng hóa. Có thể nói, danh mục đầu tư của sàn XTB khá đa dạng phù hợp với phong cách giao dịch của từng nhà đầu tư.

Ưu nhược điểm của sàn XTB:

Ưu điểm

  • Nhà môi giới ngoại hối uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
  • Sản phẩm kinh doanh khá đa dạng.
  • Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá cao.
  • Nền tảng giao dịch độc đáo phù hợp với mọi nhà giao dịch.

Nhược điểm

  • Không có nhiều loại tài khoản dành cho nhà giao dịch.
  • Không có hình thức gửi và rút tiền qua internet Banking. Việc gửi và rút tiền qua Neteller sẽ phải chịu phí.
  • Tài khoản Pro chỉ có mức giao dịch tối thiểu là 0,1.

Sàn FBS

FBS là sàn Forex với hơn 10 năm kinh nghiệm, có mặt tại hơn 190 quốc gia, khối lượng giao dịch lên tới 16 triệu và nhiều giải thưởng lớn nhỏ. FBS hiện được cấp phép bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC, số đăng ký 119717) và CySEC (số đăng ký 353534).

Ưu nhược điểm của sàn FBS:

Ưu điểm

  • Cung cấp 5 tài khoản giao dịch phù hợp mọi cấp độ và quy mô đầu tư của khách hàng.
  • FBS là một trong những sàn Forex có đòn bẩy cao nhất, với đòn bẩy tối đa 1:3000.
  • Dịch vụ Copy Trade cho phép người dùng kết nối, tương tác với các nhà đầu tư Forex.
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho nhà đầu tư.

Nhược điểm

  • Sàn không cung cấp sản phẩm tiền điện tử cho khách hàng.

Sàn Forextime – FXTM

FXTM là cái tên nổi tiếng trong số các sàn Forex uy tín có giấy phép CySEC. FXTM được thành lập vào năm 2011 và hiện có văn phòng đại diện trên toàn cầu như Châu u, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Mục tiêu của FXTM là thiết lập lại các tiêu chuẩn và chuẩn mực của ngành Forex đồng thời cung cấp cho tất cả khách hàng đào tạo và môi trường giao dịch minh bạch nhất.

Ưu nhược điểm của sàn FXTM:

Ưu điểm

  • Sàn môi giới có giấy phép từ nhiều đơn vị tài chính uy tín trên toàn cầu.
  • Cung cấp chương trình đào tạo, video hướng dẫn cho khách hàng.
  • Nền tảng giao dịch hiện đại, công cụ hỗ trợ và phân tích tốt
  • Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình.

Nhược điểm

  • Tài khoản giao dịch hạn chế.
  • Spread giãn mạnh khi thị trường biến động.

Sàn HotForex

HotForex là công ty dẫn đầu thị trường ngoại hối quốc tế, đã hoạt động được hơn 10 năm trong ngành. Sàn có trụ sở chính ở Síp cùng một vài văn phòng tại Dubai, Nam Phi. Mục tiêu chính là mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo ra môi trường giao dịch an toàn và minh bạch cho nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Ưu nhược điểm của sàn HotForex:

Ưu điểm

  • Cung cấp nhiều loại tài khoản khác nhau.
  • Giao dịch tối thiểu chỉ 5 USD và đòn bẩy tối đa lên tới 1:1000.
  • Hỗ trợ nhiều chương trình đào tạo và video hướng dẫn.
  • Hỗ trợ tài khoản PAMM cho các nhà giao dịch muốn giao dịch theo nhóm.

Nhược điểm

  • Tỷ lệ đòn bẩy của hàng hóa và tiền điện tử thấp.

Hy vọng qua bài viết mà Sàn Uy Tín cung cấp đã giúp bạn biết được giấy phép CySEC là gì? và chứng chỉ có tầm ảnh hưởng như thế nào để phán đoán sàn ngoại hối đó có uy tín hay không.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Hải Nguyễn: